'Hình ảnh bộ đội Cụ Hồ đội mũ nồi xanh là biểu tượng Việt Nam gửi tới bạn bè quốc tế'

(PLO) - “Hình ảnh bộ đội Cụ Hồ đội chiếc mũ nồi xanh của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc là một biểu tượng mà Việt Nam muốn gửi tới bạn bè quốc tế. Đó là truyền thống, đạo lý yêu chuộng hòa bình của con người và đất nước Việt Nam. Đó là một Việt Nam sẵn sàng chung tay, góp sức vì một tương lai tốt đẹp hơn cho nhân loại”, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh khi trả lời phỏng vấn báo chí nhân dịp tham dự Phiên thảo luận chung cấp cao khóa 73 Đại Hội đồng Liên hợp quốc.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Phiên thảo luận chung cấp cao Khóa 73 Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Phiên thảo luận chung cấp cao Khóa 73 Đại hội đồng Liên hợp quốc.

- Được biết Thủ tướng sẽ tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại Phiên thảo luận chung cấp cao khóa 73 Đại Hội đồng Liên hợp quốc diễn ra tại New York trong vài ngày tới. Xin Thủ tướng đánh giá về vai trò và tầm quan trọng của đối ngoại đa phương đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển của Việt Nam hiện nay cũng như những đóng góp quan trọng của Việt Nam đối với công việc chung của Liên hợp quốc?

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Ngay từ rất sớm, Đảng và Nhà nước ta đã coi đối ngoại đa phương là một trụ cột quan trọng trong đường lối đối ngoại của Việt Nam. 

Khi nước ta giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có thư đề nghị Liên hợp quốc công nhận nền độc lập của Việt Nam và tiếp nhận Việt Nam là một thành viên của Liên hợp quốc. 

Trong cuộc kháng chiến thống nhất đất nước, khi thế giới vẫn bị chia rẽ bởi chiến tranh lạnh và ý thức hệ, Việt Nam đã kết hợp khéo léo đường lối đối ngoại đa phương và song phương để tạo ra một mặt trận đối ngoại thống nhất, huy động được sự ủng hộ của bạn bè quốc tế yêu chuộng hòa bình ủng hộ Việt Nam. 

Những hoạt động tiêu biểu của đối ngoại đa phương là các Hội nghị Geneve 1954 và Hội nghị Paris 1973 đã góp phần chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. 

Sau khi nước nhà thống nhất, Việt Nam đã vượt qua tình thế bị bao vây cấm vận, từng bước gia nhập các tổ chức quốc tế. Trong quá trình hội nhập quốc tế, chúng ta đã ký kết nhiều hiệp định kinh tế thương mại đa phương, song phương. Việt Nam luôn nỗ lực là một thành viên có trách nhiệm trong mỗi tổ chức mà chúng ta tham gia, là một đối tác tin cậy, là một thị trường mở cửa và đầy tiềm năng.

Kể từ khi gia nhập Liên hợp quốc năm 1977, tổ chức đa phương lớn nhất toàn cầu, Việt Nam đã và đang là một thành viên có trách nhiệm và đóng góp tích cực vào mọi lĩnh vực hoạt động của Liên hợp quốc, đồng thời là một trong những quốc gia đi tiên phong trong thúc đẩy hòa bình, tiến bộ, hợp tác và phát triển trên thế giới. 

Việt Nam cũng là quốc gia tích cực, có những đóng góp cụ thể vào quá trình xây dựng và thực thi các điều ước quốc tế của Liên hợp quốc và xây dựng một thể chế đa phương toàn cầu công bằng, minh bạch và hiệu quả, đáp ứng nguyện vọng chung của toàn nhân loại. 

Đóng góp của Việt Nam đã để lại những dấu ấn đậm nét được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao, đặc biệt là trong hoạt động của Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng Nhân quyền, Hội đồng Kinh tế-xã hội và nhiều cơ quan trực thuộc Liên hợp quốc. 

Trong vai trò ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009, Việt Nam đã đóng góp vào nỗ lực chung xử lý xung đột ở một số khu vực, tăng cường hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, có sáng kiến cụ thể về tăng cường vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực hòa bình và an ninh. 

Tiếp theo thành công đó, hiện nay chúng ta được nhiều nước ủng hộ để một lần nữa ứng cử vào cơ quan hết sức quan trọng này trong nhiệm kỳ 2020-2021. Việt Nam cũng đóng góp tích cực vào việc xây dựng và triển khai Mục tiêu phát triển bềnvững (SDGs) đến năm 2030 của Liên hợp quốc và đi tiên phong trong việc áp dụng những mô hình hợp tác mới, như mô hình “Thống nhất hành động - Một Liên hợp quốc” tại Việt Nam. 

Ba năm qua, chúng ta luôn có vai trò nòng cốt, chủ trì soạn thảo Nghị quyết hằng năm của Hội đồng Nhân quyền về chống biến đổi khí hậu và thúc đẩy quyền con người. Cuối năm 2016, lần đầu tiên nước ta đã có cán bộ tham gia và được bầu làm Phó Chủ tịch thứ hai Ủy ban Luật pháp Quốc tế (ILC). 

Chúng ta cũng tham gia tích cực vào nhiều tổ chức, diễn đàn đa phương quan trọng ở khu vực và thế giới, như Cộng đồng Pháp ngữ, Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), Hiệp hội các quốc gia Đông - Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Diễn đàn Hợp tác Á – Âu (ASEM)… 

Tham gia ASEAN, Việt Nam đã chứng tỏ vai trò của một thành viên chủ động, tích cực với nhiều sáng kiến trong xây dựng Cộng đồng ASEAN, Tầm nhìn năm 2025 về một ASEAN đoàn kết, tự cường và sáng tạo, giữ vai trò trung tâm trong các cơ chế an ninh khu vực. 

Những hoạt động như vậy đã thể hiện vị thế mới của Việt Nam trong đối ngoại đa phương, từ vị thế bên tham gia, đến nay chúng ta đã khẳng định khả năng trực tiếp đóng góp, định hình các cơ chế quốc tế, khu vực, vì hòa bình và thịnh vượng của nhân loại, đồng thời nâng cao vị thế đất nước.

Trong bối cảnh thế giới hiện nay các thách thức truyền thống và phi truyền thống ngày càng diễn biến nhanh, phức tạp, buộc các quốc gia, khu vực phải chung tay cùng giải quyết. Vai trò của các cơ chế hợp tác đa phương, trước hết là Liên hợp quốc, hơn lúc nào hết ngày càng trở nên quan trọng. 

Việt Nam luôn nhất quán trong việc đề cao các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc trong việc giải quyết các xung đột, tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.

Với chúng ta, đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương theo tinh thần Chỉ thị 25 CT/TW ngày 8/8/2018 của Ban Bí thư T.Ư Đảng, không chỉ nhằm nâng cao thế và lực, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, mà còn thể hiện niềm tin của người dân Việt Nam vào một thế giới đối thoại đa chiều, tôn trọng luật pháp quốc tế, hòa bình, hợp tác bình đẳng, cùng phát triển.

Xin Thủ tướng cho biết mục đích, ý nghĩa và các hoạt động chính của Thủ tướng và Đoàn đại biểu cấp cao nước ta tại kỳ họp lần này? 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Kỳ họp lần này của Liên hợp quốc diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến chuyển nhanh chóng và phức tạp. Chiến tranh, xung đột, đói nghèo vẫn là những thách thức gay gắt mà cộng đồng quốc tế đang phải đối mặt. 

Chính vì vậy, với chủ đề “Làm cho Liên hợp quốc gắn kết với tất cả người dân: Vai trò lãnh đạo toàn cầu và chia sẻ trách nhiệm vì xã hội hòa bình, công bằng, bền vững”, tôi sẽ cùng Lãnh đạo cấp cao 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc thảo luận, đề xuất các biện pháp hữu hiệu để xử lý các thách thức toàn cầu đối với an ninh và phát triển, cũng như các biện pháp làm cho Liên hợp quốc phục vụ tốt hơn, thiết thực và hiệu quả hơn lợi ích của mọi quốc gia, mọi người dân. 

Tham dự kỳ họp quan trọng lần này, tôi và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam mang theo một thông điệp mạnh mẽ: “Là một thành viên tích cực, là đối tác tin cậy và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam cam kết làm hết sức mình, trong khả năng và điều kiện cho phép để đóng góp hiệu quả hơn nữa vào công việc chung của cộng đồng quốc tế, vì một thế giới hoà bình, hợp tác và phát triển; một trật tự chính trị và kinh tế quốc tế công bằng, dân chủ và dựa trên luật lệ”.

Là quốc gia từng phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh khốc liệt, Việt Nam cảm nhận sâu sắc những đau thương, mất mát do chiến tranh gây ra và trân trọng giá trị của hòa bình. Đồng thời, Việt Nam cũng là một tấm gương sáng về thành tựu vượt qua đói nghèo, hàn gắn vết thương chiến tranh và hòa giải các mâu thuẫn. 

Từ chỗ là một quốc gia nghèo, kém phát triển, chúng ta đã nỗ lực vươn lên để từ năm 2010 trở thành một nước đang phát triển có thu nhập trung bình và là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh trong nhiều năm. 

Việt Nam được Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới (WB) và nhiều định chế quốc tế khác đánh giá là một trong những quốc gia điển hình về xóa đói, giảm nghèo và thực hiện thành công các Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDGs). 

Chúng ta sẽ tiếp tục vai trò tiên phong trong ứng phó biến đổi khí hậu ở châu Á, thực hiện tốt các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) đến năm 2030, Thoả thuận Paris về chống biến đổi khí hậu và các khuôn khổ hợp tác, các chương trình nghị sự quan trọng khác của Liên hợp quốc. Chúng ta mong muốn học hỏi từ cộng đồng quốc tế, cũng như chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói nghèo, bảo đảm an sinh xã hội và nâng cao đời sống của người dân.

Mục đích của Việt Nam trong hoạt động tại Liên hợp quốc lần này còn là tranh thủ các nguồn lực và cơ hội cho phát triển, thúc đẩy việc thực hiện các sáng kiến, kế hoạch và ưu tiên hành động của Liên hợp quốc ở cấp độ quốc gia và khu vực. Việt Nam và Liên hợp quốc vừa ký Kế hoạch Chiến lược chung mới (OSP) cho giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2021 giữa Chính phủ Việt Nam và 18 cơ quan Liên hợp quốc. 

Kế hoạch OSP được xây dựng phù hợp với Kế hoạch Phát triển Kinh tế-Xã hội 5 năm 2016-2020 của Việt Nam, các mục tiêu SDGs , cũng như các cam kết quốc tế của Việt Nam về quyền con người. Việc thực hiện tốt các sáng kiến này sẽ giúp Việt Nam đạt được mục tiêu tăng trưởng bao trùm hơn trong tương lai, nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam tại Liên hợp quốc cũng như trên trường quốc tế. 

Chuyến công tác lần này còn là cơ hội để Việt Nam quảng bá những thành tựu trong phát triển kinh tế, phát triển con người hướng đến mục tiêu bao trùm và bền vững; là dịp để Việt Nam chia sẻ và đề xuất các sáng kiến chính sách trong việc thúc đẩy và bảo đảm quyền con người phù hợp với bối cảnh phát triển của từng quốc gia; quyền của nhóm dễ bị tổn thương, quyền của người lao động khuyết tật, vấn đề lao động trẻ em, buôn bán phụ nữ, và vấn đề biến đổi khí hậu… 

Đặc biệt, Việt Nam đến với kỳ họp năm nay với một vinh dự và cùng với đó là trách nhiệm hết sức to lớn là ứng cử viên không chỉ của ASEAN mà còn của cả Nhóm châu Á-Thái Bình Dương gồm 54 nước vào vị trí ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021. Việt Nam đã có vinh dự gánh vác trọng trách này trong nhiệm kỳ 20082009 và đã có những đóng góp quan trọng được bạn bè quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. 

Với kinh nghiệm đã đúc kết được, với tinh thần hợp tác tích cực và chân thành và sự ủng hộ của các nước thành viên Liên hợp quốc, chúng ta tự tin sẽ đảm đương và hoàn thành tốt trọng trách tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, tiếp tục đóng góp lớn hơn vào hòa bình, phát triển và thịnh vượng trên thế giới.

Ngay trong những ngày này, ở châu Phi xa xôi, những sỹ quan của quân đội nhân dân Việt Nam đang sát cánh cùng với những người lính đến từ nhiều quốc gia  trong một sứ mệnh thiêng liêng, cao cả mà Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế trao cho họ - “Sứ mệnh gìn giữ hòa bình”. 

Hình ảnh bộ đội Cụ Hồ đội chiếc mũ nồi xanh của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc là một biểu tượng mà Việt Nam muốn gửi tới bạn bè quốc tế. Đó là truyền thống, đạo lý yêu chuộng hòa bình của con người và đất nước Việt Nam. Đó là một Việt Nam sẵn sàng chung tay, góp sức vì một tương lai tốt đẹp hơn cho nhân loại.

Đọc thêm

Thủ tướng kiểm tra hiện trường, đốc thúc nhiều dự án cao tốc trọng điểm

Dự án đầu tiên được Thủ tướng tới kiểm tra tình hình thi công là dự án Vân Phong - Nha Trang - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đi kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường, đốc thúc một số dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, đi qua địa bàn các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

Đánh giá kỹ đề xuất thu hẹp phạm vi dịch vụ xuất khẩu được hưởng thuế suất 0%

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà phát biểu tại phiên họp. (Ảnh trong bài: VGP)
(PLVN) - Cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, các ý kiến đề nghị đánh giá kỹ tác động việc bỏ áp dụng thuế suất giá trị gia tăng 0% đối với các dịch vụ cung cấp cho khu phi thuế quan và doanh nghiệp chế xuất và việc thu hẹp phạm vi các dịch vụ xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0% để tránh làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh.

Giải pháp nào để thu hút, 'giữ chân' nhân tài cho Thủ đô?

Nhiều đại biểu đề xuất các cơ chế, chính sách cụ thể để thu hút, trọng dụng nhân tài. (Ảnh minh họa: Q.Vinh)
(PLVN) - Rất nhiều ý kiến đồng thuận cao với dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), trong đó có việc bổ sung nội dung riêng Điều 16 trong dự thảo Luật về “Thu hút, trọng dụng người có tài năng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao”, mà Luật Thủ đô năm 2012 chưa có. Đồng thời, các ý kiến đã đề xuất nhiều giải pháp thiết thực để thu hút, “giữ chân” nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô.

Thủ tướng phát lệnh đưa vào khai thác cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Diễn Châu - Bãi Vọt

Thủ tướng phát lệnh đưa vào khai thác cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Diễn Châu - Bãi Vọt
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) dự Lễ khánh thành Dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B).

Ninh Thuận cần tìm lối đi riêng để trở thành địa chỉ đáng để đầu tư, đáng sống

Ninh Thuận cần tìm lối đi riêng để trở thành địa chỉ đáng để đầu tư, đáng sống
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tỉnh Ninh Thuận cần rút ra các bài học phát triển của chính địa phương cũng như các tỉnh, thành phố và các đô thị trong cả nước, tiếp tục đổi mới sáng tạo, phát huy nội lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, tận dụng tốt thời cơ, tìm ra lối đi riêng để Ninh Thuận trở thành địa chỉ đáng đến, đáng để đầu tư, đáng cống hiến, đáng trải nghiệm, đáng sống...

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị tướng của lòng nhân

Các chiến sĩ thi đua trong Chiến dịch Điện Biên Phủ vui mừng công kênh Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại lễ mừng công ngày 13/5/1954. (Ảnh từ Sách ảnh Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp).
(PLVN) - Ông là vị tướng trẻ tuổi nhất, được lãnh tụ Hồ Chí Minh phong hàm Đại tướng đầu tiên theo cách rất đặc biệt khi mới 37 tuổi. Từ Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 đến đại thắng mùa Xuân năm 1975 mãi mãi được ghi vào sử sách những mốc son chói lọi gắn với tên tuổi Đại tướng Võ Nguyên Giáp…

Chiến dịch Hồ Chí Minh thần tốc trong ký ức một Anh hùng xe tăng

Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng cùng những người lính xe tăng Lữ đoàn 206 QK4. (Ảnh: BLL Lữ đoàn 273).
(PLVN) - Tôi hỏi ông, ngày cuối cùng của chiến tranh với ông thế nào? Ông nói: “Sau khi chiếm được sân bay Tân Sơn Nhất và Bộ Tổng tham mưu địch, chúng tôi ôm chầm lấy nhau hò reo phấn khởi, nước mắt chảy quanh vì vui sướng. Sau đó, tôi ngồi một mình trên xe tăng nghĩ về đồng đội đã hy sinh, về bố mẹ, anh chị em. Và việc tôi nghĩ nhiều nhất là sau này mình sẽ làm gì”...

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của sức mạnh chính nghĩa Việt Nam

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: tư liệu).
(PLVN) - Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954) được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công hiển hách, báo hiệu sự thắng lợi của Nhân dân của các dân tộc bị áp bức, sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân. Mãi mãi tỏa sáng theo thời gian, Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là chiến thắng của sức mạnh chính nghĩa Việt Nam.

Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tại Kiên Giang

Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tại Kiên Giang
(PLVN) - Ngày 27/4, tại huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang, UBND tỉnh đã tổ chức lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ lực lượng vũ trang nhân dân và Thanh niên xung phong hy sinh trên tuyến đường 1C và tu bổ cấp thiết di tích lịch sử cách mạng bia tưởng niệm tuyến đường 1C. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cùng nhiều đại biểu dâng hương và trồng cây lưu niệm.

Đại tướng Phan Văn Giang gửi Thư khen động viên lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đại tướng Phan Văn Giang. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân
(PLVN) -  Nhằm động viên các lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2014), Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư khen động viên cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dưới đây là nội dung Thư của Đại tướng Phan Văn Giang:

Cần quy định rõ “kinh tế hóa” ngành tài nguyên, khoáng sản

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, cần nghiên cứu để quy định rõ việc xử lý trong trường hợp khoáng sản đó gồm nhiều loại khoáng sản khác nhau. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản tại phiên họp vừa diễn ra, các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị rà soát, hoàn thiện cơ chế quản lý theo nguyên tắc thị trường, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản bảo đảm công khai, minh bạch, chống tiêu cực, lãng phí tài nguyên khoáng sản, tăng nguồn thu cho ngân sách.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Phản bác các luận điệu xuyên tạc về công tác cán bộ

Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII đã bàn về công tác quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2026 - 2031. (Ảnh: Đăng Khoa)
(PLVN) - Nhờ những chủ trương đúng đắn, sáng suốt và sự lãnh đạo quyết liệt, linh hoạt của Đảng, công tác cán bộ của nước ta thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, lợi dụng những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức xuyên tạc, bôi nhọ, nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta.