Hiệu quả thực thi của một hiệp định 'đi tắt đón đầu'

Ông Lương Hoàng Thái phát biểu tại Hội nghị tổng kết.
Ông Lương Hoàng Thái phát biểu tại Hội nghị tổng kết.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Một hiệp định thương mại tự do được Quốc hội phê chuẩn, sau 3 năm thực thi đã đưa Việt Nam lên một vị thế mới khi là một thành viên tham gia “xét duyệt” đơn xin gia nhập của nhiều nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Vương quốc Anh, Hàn Quốc…

Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) và Tạp chí Công Thương vừa phối hợp tổ chức “Hội nghị tổng kết 3 năm thực thi Hiệp định CPTPP (Hiệp định đối tác toàn diện xuyên Thái Bình Dương”.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên khẳng định, đây là một hiệp định đánh dấu một bước ngoặt trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

“Nếu như chúng ta để ý thì đây là hiệp định duy nhất từ trước đến nay khi thông qua là phải trình lên Ban chấp hành Trung ương và cũng là hiệp định thương mại tự do đầu tiên được Quốc hội của chúng ta phê chuẩn. Và khi đó được phê chuẩn với tỷ lệ rất cao, tỷ lệ tuyệt đối với những đại biểu có mặt tại Quốc hội” - ông Thái nói.

Nhắc lại giai đoạn 2007 - 2008 là giai đoạn bắt đầu thế giới nổ ra khủng hoảng, ở Việt Nam thì khủng hoảng trễ hơn một chút (khoảng một năm), giai đoạn 2009 là giai đoạn cực kỳ khó khăn, ông Thái cho biết, thời điểm đó, lãnh đạo Chính phủ đã có một bước quyết định “hết sức mạnh bạo”.

Đó là việc quyết định “đi tắt đón đầu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” trong khi nhiều nước trên thế giới khủng hoảng, thậm chí, thắt chặt thương mại. Đó chính là lý do khi phê chuẩn hiệp định này phải trình lên Ban chấp hành Trung ương. Vì hiệp định đưa ra một định hướng rất mới trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, sau 3 năm thực thi, dù có nhiều khó khăn và thách thức nhưng kết quả ban đầu tương đối khích lệ. Ngay trong năm đầu tiên thực hiện, 2 thị trường lần đầu có quan hệ thương mại tự do (gồm Canada và Mexico) đều đạt tăng trưởng khoảng 30%.

Và ngay trong năm đầu tiên, Việt Nam đã xuất siêu sang thị trường CPTPP trên 1 tỷ USD, là tiền đề để Việt Nam đảm bảo những cân đối lớn vĩ mô của nền kinh tế.

Ông Thái chia sẻ: “Sau 3 năm thực hiện, kết quả có lẽ còn đáng khích lệ hơn khi kỳ tại họp Quốc hội vừa qua, khi Quốc hội yêu cầu kiểm điểm lại Hiệp định CPTPP, Chính phủ đã có những báo cáo rất quan trọng, chứng mình hiệu quả thực thi của hiệp định này”.

Đó là việc liên tục tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường CPTPP, đặc biệt là những thị trường mới mở. Tăng trưởng tiếp tục duy trì ở tốc độ cao và tổng kim ngạch xuất siêu của Việt Nam trong những tháng đầu năm của năm 2022 sang khối thị trường này đạt được khoảng 6 tỷ USD.

Đáng chú ý, ông Lương Hoàng Thái chia sẻ, kể từ khi ông tham gia công tác hội nhập (từ năm 1996), thì CPTPP đã đưa Việt Nam lên một vị thế mới khi “lần đầu tiên trong đời tôi thấy mình được ngồi trên bàn như một thành viên Ban giám khảo để xét đơn gia nhập của các đối tác như Vương quốc Anh, Hàn Quốc hay thậm chí những nền kinh tế rất lớn như Trung Quốc”.

Ngoài ra có nhiều nền kinh tế khác như Urugoay, Costa Rica ở rất xa thì họ cũng quan tâm. “Rõ ràng vị thế của CPTPP được cải thiện” - ông Thái nhấn mạnh.

Tuy nhiên, ông Lương Hoàng Thái cũng lưu ý: “Lợi thế của chúng ta với vai trò là người dũng cảm đi đầu triển khai hiệp định quốc tế này đang dần dần mất đi. Malaysia, Chile vừa qua cũng đã gần như hoàn thành quá trình phê chuẩn và một số nền kinh tế khác có thể thời gian tới cũng sẽ tham gia khối thị trường này”.

Do đó, giai đoạn tới, cần phải có những bước chuẩn bị kỹ càng để tăng tăng cường hiệu quả hơn nữa những ưu đãi của hiệp định này.

Tin cùng chuyên mục

Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng nghe nhà thầu thi công báo cáo tiến độ dự án mở rộng đèo Prenn.

Đội nắng chạy đua tiến độ trên công trường Đèo Prenn

(PLVN) - Dưới nắng gắt trên công trường dự án nâng cấp, mở rộng đèo Prenn, ông Võ Ngọc Hiệp -  Phó Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng nhắn nhủ nhà thầu thi công là Tập đoàn Đèo Cả cố gắng tận những ngày nắng ráo để đẩy nhanh tiến độ bởi mùa mưa đang đến gần.

Đọc thêm

'Nâu' sang 'xanh'

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam được tổ chức hôm qua (19/3), diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng từ “nâu” sang “xanh”, phát triển dựa vào kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, đồng thời, xác định kinh tế xanh, chuyển đổi xanh là động lực tăng trưởng quan trọng trong dài hạn, dựa vào khoa học và công nghệ để phát triển đất nước.

Vụ tài khoản khách hàng bị “bốc hơi” 46,9 tỷ đồng: Giám đốc Sacombank Khánh Hòa bị cách chức

Thông báo của Sacombank và Văn bản trả lời của bà Dương.
(PLVN) - Liên quan việc bà Hồ Thị Thùy Dương (ngụ phường Cam Phú, TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) phản ánh việc 46,9 tỷ đồng của bà trong tài khoản 0500420042321 thuộc Sacombank Chi nhánh Khánh Hòa, Phòng giao dịch Cam Ranh “bốc hơi”, Hội sở Sacombank đã quyết định cách chức với ông Phạm Tấn Minh, Giám đốc Chi nhánh Sacombank Khánh Hòa.

Công ty Điện lực Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị người lao động năm 2023

Ông Lê Quang Thái - Phó Tổng Giám đốc EVNNPC (bên trái) và ông Nguyễn Tiến Long - Chủ tịch Công đoàn PC Hà Tĩnh chủ trì Hội nghị
(PLVN) - Năm 2023, cán bộ viên chức lao động Công ty Điện lực Hà Tĩnh (PC Hà Tĩnh) quyết tâm đổi mới và bứt phá, tiếp tục phát huy sức mạnh tập thể, đồng thời nâng cao nhiệt huyết, lòng yêu nghề để hoàn thành tốt các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, qua đó khẳng định vai trò của ngành Điện đối với sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Hà Tĩnh.

Thúc đẩy ngành công nghiệp thẩm mỹ ở Việt Nam phát triển

Quang cảnh Đại hội Công nghiệp Thẩm mỹ Quốc gia (ảnh Ngọc Anh)
(PLVN) - Là mục tiêu hướng tới của Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc gia “Đại hội Công nghiệp Thẩm mỹ Quốc gia” lần thứ nhất do Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia phối hợp với các tổ chức, đơn vị trong nước và quốc tế tổ chức vào ngày 18/3, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội).

Nguy cơ ô tô nhập khẩu lấn át thị trường Việt Nam

Cần thay đổi chính sách để chặn nguy cơ Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ xe nguyên chiếc cho các hãng FDI. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Hầu hết các doanh nghiệp nước ngoài (FDI) đều có lượng xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu chiếm tỉ trọng lớn, thậm chí tới 80-90% tổng lượng xe bán ra, mặc dù đã đầu tư nhà máy tại Việt Nam từ rất lâu. Nếu không thay đổi chính sách, nguy cơ Việt Nam bị biến thành thị trường tiêu thụ ô tô nguyên chiếc cho FDI là rất lớn.

VBF 2023: Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho mục tiêu tăng trưởng xanh

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Thị Bích Ngọc phát biểu tại Phiên họp
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Thị Bích Ngọc khẳng định, với việc xác định kinh tế xanh, chuyển đổi xanh là động lực tăng trưởng quan trọng trong dài hạn,Việt Nam đang tích cực triển khai lộ trình sửa đổi, bổ sung khuôn khổ pháp lý nhằm huy động nguồn cho mục tiêu tăng trưởng xanh…

Đề xuất thuế TTĐB với đồ uống không cồn: Doanh nghiệp kiến nghị cân nhắc kỹ tác động

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Không chỉ điều chỉnh thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với rượu, bia, Dự thảo Luật Thuế TTĐB (sửa đổi), bổ sung cả đồ uống có đường, thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn vào đối tượng chịu thuế TTĐB. Những đề xuất này khiến doanh nghiệp lo lắng, kiến nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc kỹ tác động.

Dự án mở rộng quốc lộ 6 nguy cơ chậm tiến độ

Mặt đường QL6 đoạn qua Hà Đông xuống cấp.
(PLVN) -  Sau lễ khởi công rầm rộ vào cuối năm ngoái, hiện dự án mở rộng quốc lộ (QL) 6 đoạn Ba La - Xuân Mai (Hà Nội) khá im ắng. Đây là đoạn đường cửa ngõ Thủ đô, mật độ giao thông cao, đường đang ngày càng xuống cấp, rất cần thực hiện dứt điểm dự án này.

Hà Nội đặt mục tiêu trên 90% hồ sơ quyết toán thuế theo phương thức trực tuyến

Hà Nội đặt mục tiêu trên 90% hồ sơ quyết toán thuế theo phương thức trực tuyến
(PLVN) - Nhằm hỗ trợ tốt hơn cho người nộp thuế, Cục Thuế TP Hà Nội đã lên kế hoạch đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp (DN), người nộp thuế (NNT) qua phương thức trực tuyến, trong đó phấn đấu số lượng hồ sơ quyết toán thuế (QTT) của cá nhân gửi đến cơ quan thuế theo phương thức điện tử đảm bảo đạt trên 90%.

Tìm cách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa qua biên giới

Đường sắt kỳ vọng trở thành phương thức lưu thông hàng hóa thuận lợi giữa Việt Nam - Trung Quốc. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại các cửa khẩu biên giới với Việt Nam, việc phải tận dụng đồng loạt các cửa khẩu và đẩy mạnh hạ tầng logistics kết nối 2 nước đã được đặt ra, để hàng hóa Việt có thêm cánh cửa đến với thị trường tỷ dân.

Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu tiếp tục kiến nghị gỡ khó

Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu tiếp tục kiến nghị gỡ khó
(PLVN) -  Chi phí kinh doanh định mức và lợi nhuận định mức trong kinh doanh xăng dầu được chia cho 3 khâu đầu mối - phân phối - bán lẻ nhưng suốt thời gian qua, doanh nghiệp bán lẻ cho rằng không được hưởng phần quy định này, khiến cho việc kinh doanh rơi vào tình thế khó khăn.