Hiệu quả chưa như mong đợi trong giúp đỡ nạn nhân BLGĐ

 Bảo đảm bình đẳng giới và lồng ghép giới trong hoạt động trợ giúp pháp lý (TGPL), trong đó có nội dung bảo vệ nạn nhân của bạo lực gia đình là vấn đề được quan tâm thực hiện ngay từ khi các tổ chức TGPL được thành lập và đi vào hoạt động từ cuối năm 1997. Tuy nhiên, hiệu quả TGPL cho nhóm đối tượng này lại chưa đem lại hiệu quả cao.

Bảo đảm bình đẳng giới và lồng ghép giới trong hoạt động trợ giúp pháp lý (TGPL), trong đó có nội dung bảo vệ nạn nhân của bạo lực gia đình là vấn đề được quan tâm thực hiện ngay từ khi các tổ chức TGPL được thành lập và đi vào hoạt động từ cuối năm 1997. Tuy nhiên, hiệu quả TGPL cho nhóm đối tượng này lại chưa đem lại hiệu quả cao.

Trên cơ sở các điều ước quốc tế và các văn bản pháp luật Việt Nam, Cục TGPL (Bộ Tư pháp) và các Trung tâm TGPL nhà nước đã  tổ chức triển khai thực hiện tất cả các hình thức hoạt động TGPL, trong đó có các hoạt động TGPL dành riêng cho các nhóm đối tượng đặc thù như phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán, bị bạo lực gia đình.

Đặc biệt, từ năm 2005 trong khuôn khổ thực hiện Dự án “Hỗ trợ hệ thống TGPL ở Việt Nam 2005 - 2009” cùng với một số đối tượng khác, phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình chính thức được hưởng TGPL miễn phí. Theo đó, các nạn nhân bạo lực gia đình được TGPL thông qua các hình thức cụ thể: tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng…, được tiến hành qua các tổ chức như văn phòng TGPL, các Trung tâm TGPL nhà nước .

Theo số liệu thống kê, trong tổng số người được TGPL thì nữ chiếm trên 40%. Tỷ lệ vụ việc TGPL cho phụ nữ ở các Trung tâm tăng đều hàng năm. Điển hình tại các tỉnh tham gia thực hiện thí điểm lồng ghép giới như: Bến Tre, năm 2006 tỷ lệ người được TGPL là nữ chiếm 37,3%, năm tiếp theo tỷ lệ này tăng lên 51,4%; tại Thanh Hoá tỷ lệ là 35,6% năm 2006 .

Năm 2007, tại 5 tỉnh thực hiện thí điểm lồng ghép giới có 3.248 phụ nữ được TGPL, năm 2008 con số đã tăng lên 4.160. Theo báo cáo của các Trung tâm , trong tổng số vụ việc TGPL hàng năm, có trên 30% đối tượng TGPL là phụ nữ bị bạo hành, phụ nữ nghèo trong các vụ án ly hôn, tranh chấp dân sự, phụ nữ bị xâm hại tình dục hoặc là đại diện hợp pháp của trẻ em bị xâm hại tình dục.

Tuy nhiên, có một thực tế là trong khi tình trạng bạo lực gia đình diễn ra phức tạp thì đối tượng là nạn nhân của bạo lực gia đình được tiếp cận và được TGPL miễn phí còn hạn chế. Nhiều tổ chức thực hiện TGPL chưa thực sự chú trọng tới việc truyền thông về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các giải pháp phòng ngừa bạo lực gia đình cho phụ nữ, trẻ em. Ngoài ra, tỷ lệ người thực hiện TGPL là nữ còn rất ít, lại chưa được trang bị kỹ năng tiếp xúc, tâm lý làm việc với phụ nữ... nên hiệu quả TGPL cho nhóm đối tượng này chưa cao.

Hệ thống văn bản pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới và TGPL đã được triển khai thực hiện nhưng kết quả mới chỉ dừng lại ở một bộ phận rất nhỏ trong xã hội; chưa có tác động mạnh mẽ tương xứng đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cũng như các tổ chức xã hội có liên quan trong bình đẳng giới; việc thực hiện TGPL cho phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình mới chỉ được triển khai thí điểm ở một số địa phương trong khuôn khổ các dự án hợp tác quốc tế mà chưa mở rộng trong phạm vi toàn quốc.

Mặc dù mới đây, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 07/2011/TT-BTP ngày 31/3/2011 có nội dung hướng dẫn về TGPL cho nạn nhân bạo lực gia đình nhưng vấn đề quan trọng  là các địa phương sẽ tổ chức triển khai như thế nào để bảo đảm thực hiện các mục tiêu về lĩnh vực này, tăng chất lượng và số lượng vụ việc TGPL đối với họ.

Doãn Sơn

Đọc thêm

Chi bộ Cục THADS tỉnh Tuyên Quang tổ chức sinh hoạt chuyên đề

Toàn cảnh Hội nghị ( Ảnh: Lê Hanh)
(PLVN) - Ngày 23/12, Cục THADS tỉnh Tuyên Quang tổ chức sinh hoạt chuyên đề về “Giải pháp tiếp tục thực hiện Quy định số 132-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án”.

Ứng dụng công nghệ thông tin vào xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật

Hội thảo đánh giá kết quả 05 năm thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật (TSPL).
(PLVN) -Ngày 23/12, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả 05 năm thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật (TSPL). Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên chủ trì Hội thảo.

Nữ cán bộ Tư pháp giỏi “Cầm, kỳ, thi, họa” ở Lào Cai

Chị Nguyễn Lê Hằng, Phó Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp tỉnh Lào Cai
(PLVN) - Từ một người “ngoại đạo” rồi bén duyên với nghề Tư pháp, hơn 20 năm nay, chị Nguyễn Lê Hằng - Phó Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp tỉnh Lào Cai, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ . Không chỉ giỏi công việc chuyên môn, chị Hằng còn có khiếu văn chương, nghệ thuật và chị dùng luôn năng khiếu của mình để nâng cao hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật ở cơ sở.

Hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM

Hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM
(PLVN) -  Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP.HCM cập nhật kiến thức pháp luật, nâng cao năng lực cạnh tranh, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) phối hợp với Báo pháp luật Việt Nam, Video pháp luật tổ chức hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM, sẽ diễn ra vào ngày 24 và 25/12/2024.

Hội thảo Pháp luật: “Hành lang pháp lý về an toàn vệ sinh thực phẩm”

Hội thảo Pháp luật: “Hành lang pháp lý về an toàn vệ sinh thực phẩm”
(PLVN) -  Để hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa nắm vững quy định pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) phối hợp với Báo pháp luật Việt Nam, Video Pháp Luật tổ chức Hội thảo về “Hành lang pháp lý về an toàn vệ sinh thực phẩm” sẽ diễn ra vào ngày chiều 25/12/2024 tại TP. HCM.

Bình Định vượt chỉ tiêu thi hành án dân sự

Quang cảnh hội nghị.
(PLVN) - Năm 2024, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Bình Định đã thi hành xong 8.529 việc và về tiền thi hành hơn 717 tỷ đồng; vượt chỉ tiêu cả về việc và tiền so với chỉ tiêu của Tổng cục THADS giao.

Gia Lai tổng kết công tác Tư pháp năm 2024

Gia Lai tổng kết công tác Tư pháp năm 2024
(PLVN) - Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác Tư pháp năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác Tư pháp năm 2025. Tham dự hội nghị có bà Lê Thị Ngọc Lam, Giám đốc Sở Tư pháp cùng các lãnh đạo Sở Tư pháp, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Gia Lai.

Chỉ thị số 40-CT/TW: Góp phần “thay da đổi thịt” vùng quê Cách Mạng

Chỉ thị số 40-CT/TW: Góp phần “thay da đổi thịt” vùng quê Cách Mạng
(PLVN) -  Thấm nhuần tinh thần Chỉ thị số 40-CT/TW, nguồn vốn tín dụng chính sách đã trở thành động lực quan trọng giúp vùng quê cách mạng - Thái Nguyên chuyển mình mạnh mẽ. Từ những ngôi làng từng chịu nhiều khó khăn, nay đời sống người dân đã được cải thiện rõ rệt, kinh tế phát triển bền vững. Những đổi thay ấy không chỉ thể hiện sự quan tâm sâu sát của Đảng và Nhà nước mà còn góp phần đưa Thái Nguyên trở thành “điểm sáng” trong phát triển kinh tế của cả nước, giữ vững vị trí là cực tăng trưởng của khu vực Đông Bắc.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại CHDCND Lào

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại CHDCND Lào
(PLVN) -Ngày 20/12/2024, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cùng Đoàn công tác Bộ Tư pháp đã về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại CHDCND Lào. Cùng đi với Bộ trưởng có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc và một số Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ.

Thảo luận, đánh giá việc xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL thực hiện từ năm 2020 đến nay

Thảo luận, đánh giá việc xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL thực hiện từ năm 2020 đến nay

(PLVN) - Ngày 20/12, tại Quảng Nam, thực hiện Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) và nhiệm vụ được Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao, Cục Kiểm tra văn bản QPPL tổ chức “Hội thảo lấy ý kiến góp ý, đánh giá đối với việc xử lý kết quả rà soát văn bản do Tổ công tác và các bộ, ngành thực hiện từ năm 2020 đến nay”.

Chuyện về những người mang tín dụng chính sách đến vùng biên Mèo Vạc

Chuyện về những người mang tín dụng chính sách đến vùng biên Mèo Vạc
(PLVN) -  Dưới màu áo hồng, các cán bộ ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Mèo Vạc là những người tiên phong trong hành trình mang cơ hội thoát nghèo đến với đồng bào các dân tộc thiểu số nơi vùng cao. Trong thời bình, họ là những “ chiến sĩ áo hồng ” đầy nhiệt huyết, luôn tận tâm hướng dẫn người dân phát triển kinh tế, vượt qua khó khăn. Nhưng khi thiên tai ập đến, họ lại trở thành những chiến binh dũng cảm, lăn xả vào tâm lũ, cứu giúp đồng bào, không bỏ lại ai ở lại phía sau.