Hệ lụy nếu tiếp nhận 'hiện vật lạ' vào di tích

Tại di tích Đền Trần ở Thái Bình, thời điểm kiểm tra, phát hiện di tích tiếp nhận một số hiện vật như lọ lục bình, đèn thờ không nằm trong danh mục hồ sơ xếp hạng. (Ảnh: Vũ Quang)
Tại di tích Đền Trần ở Thái Bình, thời điểm kiểm tra, phát hiện di tích tiếp nhận một số hiện vật như lọ lục bình, đèn thờ không nằm trong danh mục hồ sơ xếp hạng. (Ảnh: Vũ Quang)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Mới đây, Bộ VH,TT&DL đã ban hành một số kết luận thanh tra với công tác quản lý và tổ chức lễ hội tại một số tỉnh, thành như Hà Nội, Thái Bình, Hà Nam, Quảng Ninh…

Qua các cuộc kiểm tra, cơ quan chức năng đã phát hiện Ban Quản lý (BQL) một số di tích đã tiếp nhận các hiện vật lạ (lọ lục bình, đèn thờ, tranh…) không nằm trong hồ sơ xếp hạng di tích. Như tại di tích Đền Trần (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình), tại thời điểm kiểm tra, phát hiện di tích tiếp nhận một số hiện vật như lọ lục bình, đèn thờ không nằm trong danh mục hồ sơ xếp hạng di tích; còn sử dụng nến cốc, vật dễ cháy trong nội tự.

Để làm rõ hơn ảnh hưởng tiêu cực của việc tiếp nhận “hiện vật lạ” vào di tích, cũng như hệ luỵ của vấn đề này ra sao, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã trao đổi với PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội.

Thưa ông, ông đánh giá như thế nào với việc BQL một số di tích tự ý tiếp nhận các hiện vật lạ vào di tích, khi chưa được sự đồng ý của cơ quan chức năng? Hệ luỵ nếu tiếp tục việc này?

- Tôi đánh giá cao nỗ lực của Bộ VH,TT& DL trong việc thanh, kiểm tra hoạt động ở một số di tích và lễ hội, từ đó có biện pháp chấn chỉnh tốt hơn các hoạt động này.

Theo tôi, việc BQL một số di tích tự ý tiếp nhận các hiện vật lạ vào di tích mà không có sự đồng ý của cơ quan chức năng có thể mang lại nhiều hệ luỵ nghiêm trọng.

Đầu tiên đó là về khía cạnh pháp lý và đạo đức. Việc tiếp nhận hiện vật mà không có sự chấp thuận của cơ quan chức năng có thể vi phạm pháp luật về bảo vệ di tích và quản lý di sản văn hóa. Điều này không chỉ là vấn đề pháp lý mà còn liên quan đến đạo đức nghề nghiệp của những người làm việc tại di tích.

Thứ hai là về khía cạnh khoa học và lịch sử, theo đó các hiện vật lạ có thể chứa đựng những thông tin sai lệch về lịch sử, văn hóa, khoa học. Việc tiếp nhận hiện vật mà không qua sự xác nhận và nghiên cứu, có thể dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ về sự hiểu biết sai lầm đối với di tích.

Thứ ba là việc hành động một cách tự ý có thể gây ra sự không đồng tình trong cộng đồng sở hữu/liên quan đến di tích và xung đột với cơ quan quản lý nhà nước, ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ và gây khó khăn trong việc hợp tác trong quản lý di tích.

PGS. TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội.

PGS. TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội.

Ông có thể góp ý một số giải pháp nhằm giải quyết thực tế nêu trên?

- Tôi cho rằng, để giải quyết vấn đề này, cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường thông tin cho những người quản lý di tích về quy trình và quy định liên quan đến việc tiếp nhận hiện vật. Việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc tuân thủ pháp luật và hợp tác với cơ quan chức năng sẽ giúp giảm thiểu những hành vi tự ý.

Thứ hai là cần tăng cường xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan quản lý di tích bằng việc tham gia các cuộc hội nghị, hội thảo, tư vấn hoặc thỏa thuận chung về việc tiếp nhận hiện vật.

Thứ ba là cần thiết lập quy trình rõ ràng và minh bạch. Các cơ quan quản lý di tích nên thiết lập và công bố các quy trình rõ ràng và minh bạch liên quan đến việc tiếp nhận hiện vật, gồm cả các quy định về sự đồng ý của cơ quan chức năng và các bước kiểm tra và xác nhận trước khi tiếp nhận.

Thứ tư là cần thiết lập các cơ chế kiểm tra và giám sát chặt chẽ để bảo đảm rằng mọi hoạt động tiếp nhận hiện vật đều tuân thủ đúng quy trình và quy định.

Thứ năm, theo tôi là quan trọng nhất, là cần tạo ra một môi trường làm việc đề cao giá trị đạo đức và ý thức trách nhiệm. Việc tăng cường giáo dục và thúc đẩy ý thức trách nhiệm cá nhân trong việc tuân thủ pháp luật và bảo vệ di tích là rất quan trọng và có ý nghĩa then chốt trước khi mọi việc xảy ra quá muộn.

Xin cảm ơn ông!

Tin cùng chuyên mục

Mỗi tháng 5 về, màu hoa phượng đỏ thắm trên đỉnh Đồi A1 để lại những cảm xúc đặc biệt cho bất cứ ai đến đây. (Ảnh: PV)

Sắc đỏ Đồi A1

(PLVN) - Chẳng biết tự khi nào, trong trái tim mỗi người con dân nước Việt, màu đỏ trở thành một màu sắc thiêng liêng và thấm đẫm tự hào. Màu đỏ thắm của lá quốc kỳ “cờ in máu chiến thắng mang hồn nước”, tượng trưng cho nhiệt huyết cách mạng, lịch sử đấu tranh kiên cường, bất khuất với biết bao hy sinh của muôn triệu đồng bào, đồng chí.

Đọc thêm

Bức tranh 'Chiến dịch Điện Biên Phủ' rộng 3.000m2 đến với người dân thủ đô bằng công nghệ 3D mapping

Bức tranh 'Chiến dịch Điện Biên Phủ' rộng 3.000m2 đến với người dân thủ đô bằng công nghệ 3D mapping
(PLVN) - Từ tối 3/5 đến hết ngày 7/5/2024, người dân Hà Nội có thể chiêm ngưỡng bức tranh panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ” tại khu vực tượng đài Cảm tử (41 Hàng Dầu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đây là bức tranh tròn quy mô lớn nhất Đông Nam Á và là một trong những bức tranh đề tài chiến tranh lớn nhất thế giới.

Đà Nẵng tăng cường thu hút khách du lịch MICE 2024

Chào đón đoàn khách MICE đến Đà Nẵng năm 2024.
(PLVN) - Nhằm góp phần phục hồi ngành du lịch, với kỳ vọng định vị Đà Nẵng là điểm đến hàng đầu về du lịch MICE trong khu vực Đông Nam Á, thành phố này tiếp tục triển khai Chương trình xúc tiến thu hút khách du lịch MICE trong năm 2024.

Độc đáo bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn ở Hải Dương

Tam quan chùa Côn Sơn.
(PLVN) - Không những có giá trị đặc biệt về lịch sử, bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn (phường Cộng Hòa, TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương) là tác phẩm nghệ thuật có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một phong cách, một thời kỳ. Với những giá trị đặc sắc, bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn đã được công nhận là Bảo vật quốc gia vào tháng 01/2024.

Viết tiếp Câu chuyện nỏ Thần An Dương Vương: Giáo sư chế tạo tàu ngầm nổi tiếng thế giới bất ngờ về siêu vũ khí của người Việt cổ

GS.TSKH Vladimir Koroman và Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu tại Văn phòng Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tận mắt xem mũi tên đồng Cổ Loa tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam, GS.TSKH Vladimir Koroman - “cha đẻ” của một loạt tàu ngầm nổi tiếng thế giới không giấu được sự ngạc nhiên và xúc động về những mũi tên mà người Việt cổ chế tạo cách đây 2.300 năm không khác gì các mũi tên flechette của không quân trong Thế chiến I và các mũi tên flechette rải từ UAV, drone, máy bay ngày nay…