Hé lộ về chuỗi cung ứng vũ khí và vật liệu cho tổ chức khủng bố IS

Máy bay không người lái của IS bị bắn rơi gần tỉnh Raqqa, Syria. (Ảnh: AFP)
Máy bay không người lái của IS bị bắn rơi gần tỉnh Raqqa, Syria. (Ảnh: AFP)
(PLVN) - Ngày 8/12, Tổ chức Nghiên cứu Vũ khí trong xung đột (CAR) cho biết tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng có thể đã xây dựng được một kho chứa vũ khí và khí tài quân sự lớn, trong đó có cả thuốc nổ và máy bay không người lái thông qua một quá trình thu mua tinh vi, mà chính phủ và các nhà cung cấp đã bỏ qua những dấu hiệu mua bán nguy hiểm này. 

Trong một nghiên cứu, CAR cho biết IS có thể đã xây dựng một kho vũ khí như vậy để phục vụ chương trình sản xuất vũ khí tại Iraq và Syria từ năm 2015-2019 thông qua các cá nhân và công ty ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ và một số nơi khác. 

Mặc dù năm ngoái, IS đã bị đánh bật khỏi các thành trì chủ chốt của chúng ở Iraq và Syria, nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng IS vẫn nắm giữ công nghệ chế tạo vũ khí và duy trì liên hệ với mạng lưới cung cấp vũ khí hay vật liệu sản xuất vũ khí.

Theo CAR, IS đã mua vật liệu chính thông qua các nhóm liên kết, các công ty gia đình và các cá nhân tại khu vực gần cửa khẩu biên giới vào vùng lãnh thổ do chúng kiểm soát. Những nhóm này tập trung chủ yếu ở quanh các thị trấn Siverek và Akcakale, miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ.

CAR nhấn mạnh rằng không có bằng chứng để cáo buộc những công ty này "tiếp tay" cho IS, mà chỉ đóng vai trò như "điểm kết nối chính" trong chuỗi cung ứng vũ khí cho IS.

Theo CAR, việc mua một lượng lớn vật liệu để chế tạo thuốc nổ và các thiết bị điện tử thông qua mạng lưới này thường đi kèm những điểm bất thường. Ví dụ như các công ty mua một số lượng lớn sản phẩm không phù hợp với ngành hàng kinh doanh của họ.

Đơn cử như một cửa hàng nhỏ bán điện thoại di động liệu có cần mua tới 6 tấn nhũ nhôm, một nguyên liệu chính trong sản xuất tên lửa và đạn dược.

Ông Namir Shabibi, người đứng đầu Các chiến dịch Iraq thuộc CAR, cảnh báo rằng mặc dù các lực lượng IS không còn chiếm giữ lãnh thổ nữa, nhưng những phần tử tàn dư vẫn tăng cường hoạt động trong năm qua.

Theo ông, việc ngăn chặn nỗ lực mua vũ khí của IS bằng cách nhận biết các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm được nêu chi tiết trong báo cáo này vẫn đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực đối phó với sự trỗi dậy của IS.

Theo báo cáo, có tổng cộng hơn 50 công ty ở trên 20  nước trên thế giới, đã sản xuất hoặc phân phối những mặt hàng mà IS sử dụng để chế tạo thiết bị nổ tự chế (IED), máy bay không người lái và hệ thống vũ khí cải tiến.

Trong số những nước này có Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Đan Mạch và Tây Ban Nha... Các mặt hàng này được vận chuyển một cách nhanh chóng thông qua chuỗi cung ứng của IS. 

Báo cáo cũng cho biết ít nhất là từ năm 2015, các kỹ sư của IS đã tìm cách chế tạo máy bay không người lái tinh vi chạy bằng động cơ "xung phản lực" bằng cách mua các bản thiết kế kỹ thuật và nguyên vật liệu từ bên ngoài.

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.