HĐBA LHQ thông qua Tuyên bố Chủ tịch về Trẻ em và Xung đột vũ trang

Đại sứ Đặng Đình Quý - Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại LHQ - phát biểu tại phiên họp.
Đại sứ Đặng Đình Quý - Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại LHQ - phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) vừa tổ chức phiên thảo luận mở về chủ đề Trẻ em và Xung đột vũ trang (XĐVT).

Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký LHQ về Trẻ em XĐVT Virginia Gamba, Giám đốc điều hành UNICEF Henrietta Fore, đại diện tổ chức Liên minh toàn cầu bảo vệ giáo dục khỏi bị tấn công (GCPEA), đại diện Nghị viện trẻ Niger, 1 trẻ em đại diện cho khu vực Sahel và 15 nước thành viên LHQ đã tham dự và phát biểu tại phiên thảo luận.

Đại diện đặc biệt của TTK LHQ nhận định các cuộc tấn công vào trường học và sử dụng trường học vào mục đích quân sự có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây, đặc biệt tại khu vực Sahel ở châu Phi, một số nước ở khu vực Châu Á và Mỹ Latinh. 

Bà cho biết tình trạng này khiến một số cha mẹ không muốn cho con đến trường và giáo viên không dám dạy học. Do không được đến trường, trẻ em ở khu vực có XĐVT chịu nhiều ảnh hưởng từ nạn bạo lực giới, bạo lực tình dục, kết hôn sớm, không được trang bị kiến thức cơ bản trong cuộc sống. 

Ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 cũng làm trầm trọng thêm tình trạng này. 

Bà kêu gọi các bên trong xung đột chấm dứt tấn công trường học và tăng cường bảo vệ để trường học là nơi che chở cho trẻ em. 

Giám đốc điều hành UNICEF cũng bày tỏ quan ngại về việc các vụ tấn công vào trường học gia tăng khiến trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái, không được tiếp cận giáo dục. Bà cho biết UNICEF đã và đang triển khai các biện pháp hỗ trợ, tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục, quay trở lại trường học đối với trẻ em ở khu vực XĐVT; đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết gốc rễ vấn đề XĐVT, kêu gọi các nước thành viên LHQ tăng cường đầu tư cho giáo dục nói chung và các chương trình hỗ trợ giáo dục của UNICEF nói riêng. 

Các đại diện khách mời khác cũng cho rằng cần tăng cường hỗ trợ cho trẻ em chịu ảnh hưởng của XĐVT, hỗ trợ tâm lý, nhấn mạnh vai trò quan trọng của giáo dục và sự cần thiết chấm dứt các cuộc tấn công trường học.

Các nước thành viên HĐBA hoan nghênh tổ chức phiên thảo luận đúng dịp kỷ niệm năm đầu tiên Ngày quốc tế chống tấn công vào trường học (9/9) và nhất trí thông qua Tuyên bố Chủ tịch về chủ đề này. 

Các nước khẳng định luôn quan tâm, ưu tiên sự phát triển của trẻ em; nhấn mạnh sự cần thiết bảo đảm khả năng trẻ em tiếp cận giáo dục, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19; nhận định các cuộc tấn công và hành động bạo lực vào trường học có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ em XĐVT và dẫn đến những hậu quả nặng nề khác. 

Đại sứ Đặng Đình Quý - Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại LHQ - bày tỏ quan ngại trước tình trạng gia tăng các cuộc tấn công vào trường học và sử dụng trường học vào mục đích quân sự khiến trẻ em tại các khu vực XĐVT không thể đến trường và tiếp cận các dịch vụ cơ bản khác; nhấn mạnh vai trò chủ đạo của quốc gia đối với tăng cường các biện pháp bảo vệ trẻ em. 

Đại sứ nêu đề nghị xây dựng các biện pháp cụ thể để giải quyết tình trạng này, xây dựng lại các cơ sở giáo dục bị phá hủy; bảo đảm trẻ em trong XĐVT được tiếp cận giáo dục và kêu gọi cộng đồng quốc tế thúc đẩy cam kết, huy động nguồn lực  bảo vệ trẻ em và trường học. 

Đại sứ tái khẳng định cam kết và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam đối với nhiệm vụ bảo vệ trẻ em và mong muốn tăng cường hợp tác với các nước về vấn đề này.

Đọc thêm

Tấn công khủng bố kinh hoàng đầu năm mới tại Mỹ

Hiện trường vụ đâm xe. (Ảnh: NBC News)
(PLVN) - Một vụ tấn công kinh hoàng đã xảy ra tại Bourbon Street, khu phố Pháp nổi tiếng của New Orleans vào ngày đầu năm mới. Một người đàn ông đã lái xe tải lao thẳng vào đám đông, khiến ít nhất 15 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương. Vụ việc đang được điều tra như một hành động khủng bố, gây chấn động cả nước Mỹ.

Tai nạn thảm khốc liên tiếp trên thế giới vào tuần cuối của năm

Tai nạn thảm khốc liên tiếp trên thế giới vào tuần cuối của năm
(PLVN) - Những ngày cuối cùng của năm 2024 chứng kiến loạt tai nạn chấn động trên thế giới, từ vụ va chạm tàu hỏa tại Mỹ, tai nạn máy bay ở Hàn Quốc, đến các sự cố nghiêm trọng như hỏa hoạn ở Bangladesh, cá mập tấn công người ở Australia và vụ nổ nhà máy thuốc nổ tại Thổ Nhĩ Kỳ. Mỗi sự kiện đều gây mất mát lớn về người và tài sản, nhắc nhở chúng ta chú ý, tăng cường hơn các giải pháp bảo đảm an toàn...

Hành trình vaccine từ phòng thí nghiệm đến mũi tiêm

Ấn Độ đã trở thành trung tâm quan trọng trong chuỗi cung ứng vaccine toàn cầu. (Ảnh: Viện Huyết thanh Ấn Độ - npr.org)
(PLVN) - Từ đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 đến đại dịch COVID-19, sự ra đời của vaccine là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của y học, mang lại hy vọng và sự sống cho hàng triệu người trên thế giới. Dù vậy, ít ai hiểu rõ câu chuyện đằng sau mỗi liều vaccine là những năm tháng nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất miệt mài. Đó là một quá trình dài hơi, đòi hỏi không chỉ sự chính xác khoa học mà còn cả những cam kết về an toàn, đạo đức và hợp tác quốc tế.