Hậu tuyên bố rút khỏi INF, số hợp đồng tên lửa của Mỹ tăng vọt

Hậu tuyên bố rút khỏi INF, số hợp đồng tên lửa của Mỹ tăng vọt
(PLVN) - Chỉ trong 3 tháng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo kế hoạch rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) ký với Liên Xô, Mỹ đã ký các hợp đồng tên lửa mới trị giá hơn 1 tỉ USD.

Theo AFP, thông tin trên được Tổ chức Chiến dịch quốc tế về loại bỏ vũ khí hạt nhân (ICAN) – một tổ chức từng giành giải Nobel Hòa bình – và một nhóm vận động chống hạt nhân khác có tên Chương trình Giải giáp vũ khí hạt nhân PAX công bố ngày 2/5. Theo báo cáo của các tổ chức này, trong vòng 3 tháng sau tuyên bố hồi tháng 10 của Tổng thống Trump, Mỹ đã tiến hành ký kết các hợp đồng tên lửa mới có tổng giá trị không dưới 1 tỉ USD. 

Trong các hợp đồng mới trị giá hơn 1,1 triệu USD mà 6 công ty chính của Mỹ vừa ký kết, nhà thầu quốc phòng Raytheon là đơn vị có số hợp đồng có giá trị lớn nhất, với 44 hợp đồng mới trị giá khoảng 537 triệu USD. Tập đoàn Lockheed Martin là đơn vị có số hợp đồng có giá trị lớn thứ 2, với 36 hợp đồng mới trị giá 268 triệu USD. Boeing cũng được cho là đã ký được 4 hợp đồng mới trị giá 245 triệu USD với các khách hàng có nhu cầu mua tên lửa. 

Tuy thừa nhận rằng không rõ liệu tất cả các hợp đồng mới được ký trong giai đoạn từ ngày 22/10/2018 đến ngày 21/1/2019 được nêu trong báo cáo là các hợp đồng sản xuất vũ khí hạt nhân mới hay không nhưng các tác giả báo cáo cảnh báo rằng những số liệu trên cho thấy một cơn sốt mới trong việc sản xuất thêm các tên lửa, làm lợi cho một số công ty Mỹ và có thể sẽ khiến thị trường ngập tràn các loại tên lửa với nhiều tầm bắn khác nhau. Bà Beatrice Fihn – người đứng đầu ICAN - trong một tuyên bố thậm chí cảnh báo việc Mỹ rút khỏi INF đã bắn phát súng khởi đầu cho một cuộc chiến tranh lạnh mới.

Ở cấp độ toàn cầu, báo cáo cho thấy chính phủ các nước đã ký các hợp đồng trị giá ít nhất 116 tỷ USD với các công ty tư nhân tại Pháp, Ấn Độ, Italia, Hà Lan, Anh và Mỹ để sản xuất, phát triển và lưu trữ các loại vũ khí hạt nhân. Nhiều hợp đồng trong số này đã được ký năm 2015 và dự kiến sẽ hết hiệu lực vào năm 2020 nhưng vẫn có một số hợp đồng có thời hạn dài hơn. Ví dụ, một hợp đồng sản xuất một bộ phận quan trọng cần thiết cho việc phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa của Mỹ có thời hạn đến ít nhất là năm 2075. Bà Susi Snyder - Giám đốc Chương trình Giải giáp vũ khí hạt nhân PAX – cho rằng Mỹ và các nước khác đang lên kế hoạch cho một thế kỷ vũ trang hạt nhân, với các hợp đồng vũ khí được ký đến ít nhất là năm 2075, bất chấp những kêu gọi đảo ngược tiến trình này từ cả trong và ngoài nước. 

Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tháng 10 năm ngoái thông báo Mỹ sẽ rút khỏi INF với lý do Nga đã vi phạm hiệp ước này. Kể từ tháng 2/2019, Mỹ đã bắt đầu quá trình chính thức rời khỏi Hiệp ước này. Nga đã bác bỏ các cáo buộc và Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã tuyên bố các bước đi tương tự để đáp trả các động thái của Mỹ.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...

Ưu điểm 'xe tăng tốt nhất thế giới' của Nga

Một mẫu xe tăng hiện đại hoá từ nguyên mẫu T-72 của Nga.
(PLVN) - Dù có thiết kế rất đơn giản nhưng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Nga là xe tăng tốt nhất thế giới, hãng tin Sputnik dẫn lời nhà báo Brandon Weichert trên ấn phẩm The National Interest (TNI) của Mỹ khẳng định.

Vì sao UNESCO khuyến nghị bảo tồn di sản nghe nhìn?

Hoạt động kiểm kê phim tại Kho lưu trữ UNESCO. (Ảnh: UNESCO)
(PLVN) - Di sản nghe nhìn là những tư liệu quý giá về lịch sử, văn hóa và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số cùng với các nguy cơ tự nhiên và nhân tạo đang đe dọa sự tồn tại của các tài liệu này. Nhận thức được điều đó, UNESCO đã không ngừng thúc đẩy các sáng kiến bảo tồn di sản nghe nhìn, nhằm đảm bảo tính bền vững và khả năng tiếp cận cho các thế hệ tương lai.