Hầu đồng triển lãm "hoành tráng" tại Hà Nội

Mở cửa từ sáng 5/1 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, cuộc triển lãm “Tín ngưỡng thờ Mẫu: Tâm - Đẹp - Vui” đem tới nhiều khám phá thú vị cho người xem khi muốn hiểu hơn về loại hình diễn xướng dân gian vốn có từ rất xa xưa. Sự kiện này được coi là một bước phát triển mới trong quá trình đánh giá và nhìn nhận hầu đồng khi lần đầu tiên xuất hiện chính thức tại một địa chỉ văn hóa quốc gia.

Mở cửa từ sáng 5/1 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, cuộc triển lãm “Tín ngưỡng thờ Mẫu: Tâm - Đẹp - Vui” đem tới nhiều khám phá thú vị cho người xem khi muốn hiểu hơn về loại hình diễn xướng dân gian vốn có từ rất xa xưa. Sự kiện này được coi là một bước phát triển mới trong quá trình đánh giá và nhìn nhận hầu đồng khi lần đầu tiên xuất hiện chính thức tại một địa chỉ văn hóa quốc gia.

Bàn thờ Mẫu
Bàn thờ Mẫu

Khi hầu đồng thành “sự kiện văn hóa”

Thờ Mẫu là tín ngưỡng dân gian thuần Viêt, có lịch sử lâu đời, biến chuyển thích ứng với sự thay đổi của xã hội. Trong thờ Mẫu, dân gian tin rằng Mẫu là vị thần tối cao được hóa thân thành Tứ vị Thánh mẫu: Mẫu thiên, Mẫu địa, Mẫu thoải, Mẫu thượng ngàn để cai quản bốn vùng trời đất. Mẫu được thờ ở nhiều nơi, từ đền cao phủ lớn đến điện tư gia kết hợp với các vị thánh ở mỗi miền khác nhau.

Những người theo Mẫu tâm niệm Mẫu là mẹ của mọi người, Mẫu luôn che chở, phù hộ cho con người gặp nhiều thuận lợi để vượt qua thiên tai, vận hạn, bệnh tật... đem đến cho họ cuộc sống bình yên, sung túc. Hiện nay, tín ngưỡng này hiện đang được thực hành phổ biến và đa dạng ở khắp các vùng miền trong cả nước và cộng đồng người Việt ở nước ngoài và là một nhu cầu trong đời sống tâm linh của người Việt, mang lại cho họ sức mạnh, niềm tin và có sức thu hút nhiều tầng lớp trong xã hội.

Cuộc triển lãm do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam kết hợp với Quỹ Ford và Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ Phát triển Văn hóa tổ chức nhằm đưa đến những thông tin đầy đủ hơn về một tín ngưỡng dân gian đặc sắc, có sức sống lâu bền của người Việt Nam trong cuộc sống.

Bốn chủ đề của triển lãm gồm: Mẫu – Tâm - Đẹp - Vui tương ứng với bốn màu đặc trưng của Tứ phủ: Màu đỏ (Thiên phủ - miền Trời), màu trắng (Thoải phủ - miền Nước), màu vàng (Địa phủ - miền Đất) và màu xanh (Nhạc phủ - miền Rừng). Cũng tại cuộc triển lãm, Ban tổ chức đã giới thiệu hàng trăm  phim tư liệu, ảnh, mẫu vật sưu tầm về tục thờ mẫu Việt Nam - vốn được coi là “bệ đỡ” của hầu đồng.

Bên cạnh việc trình diễn một số giá đồng cơ bản trong ngày khai mạc, phía tổ chức cũng đưa ra một số kết quả  phỏng vấn hàng trăm chủ thể văn hóa là các ông, bà đồng và người dân theo Mẫu sinh sống ở phía Bắc. Đại bộ phận những người được phỏng vấn đều đánh giá rất tích cực về tính thẩm mỹ và ý nghĩa tâm linh của loại hình diễn xướng này.

Cách đây không lâu, vào đầu năm 2011, một cuộc thuyết trình kèm theo hầu đồng cũng đã được tổ chức tại Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp (24 Tràng Tiền, Hà Nội). Sự kiện văn hóa này đã thu hút sự chú ý lớn của dư luận cũng như truyền thông khiến ngày hôm đó đông nghịt người. Điều đó có thể cho thấy sức hút lớn của hầu đồng tới một bộ phận dân chúng và những người quan tâm.

Ảnh trưng bày tại triển lãm
Ảnh trưng bày tại triển lãm

Cần có sự nhìn nhận đúng

Là một tín ngưỡng mang tính tâm linh của dân tộc, song thời gian gần đây, tục thờ Mẫu, hầu đồng đã bị nhiều người thương mại hóa, ảnh hưởng xấu tới những giá trị tốt đẹp vốn có. Trong các giá hầu, nhiều người lợi dụng việc hầu đồng để mua thần, bán thánh hay việc người dự hầu sử dụng quá nhiều vàng mã, đồ lễ hay tiền bạc... gây lãng phí và làm xấu đi giá trị thực chất của việc hầu đồng.

Từng bỏ nhiều công sức nghiên cứu về loại hình diễn xướng dân gian này (sở dĩ gọi là diễn xướng dân gian vì trong khi hầu đồng, âm nhạc - hát văn - có vai trò vô cùng quan trọng. Lời ca, tiếng hát của cung văn nhằm mời gọi các vị Thánh về. Những người hát văn vừa chơi nhạc cụ, vừa thay nhau hát trong một vấn hầu, thường kéo dài 4- 8 tiếng đồng hồ), GS.TS.Đình Quang - nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nêu quan điểm, lên đồng là một hoạt động tín ngưỡng có tác dụng giải phóng con người. Khi lên đồng người ta được nghe hát, được hít ngửi hương thơm của hoa, được nhảy múa cùng những nhịp điệu tươi vui, được làm đẹp...

Với nhiều người, nhất là những ông bà đồng ở nông thôn, khi lên đồng, hầu đồng họ như được lột xác thành những nhân vật khác, tạm thoát bỏ cái thực tại còn nghèo đói, thấp kém, nhiều mặc cảm. Người lên đồng tin rằng có thần thánh, có hồn, đây cũng là vấn đề của nhân loại chứ không phải là sản phẩm riêng biệt của những người “mê tín” ở Việt Nam.

Trong giới cô đồng, nhiều người trong số họ có khả năng giao tiếp với thế giới thần thánh, với cõi Âm (cũng có những người chỉ lợi dung để biểu diễn đồng). Điều này khoa học chưa đủ sức chứng minh đúng sai, thực hư. Nhà nước không nên vì những người lợi dụng lên đồng mà cấm một hoạt động văn hóa rất đặc thù của người Việt. Không thể nhầm lẫn giữa hành đạo và tín ngưỡng. Hành đạo có thể sai, còn tín ngưỡng thì không thể ngăn cấm, xóa bỏ.

GS.TS.Ngô Đức Thịnh, một người tâm huyết nghiên cứu về hầu đồng suốt bao nhiêu năm qua thì cho rằng: “Hiện nay hiện tượng lên đồng, các vấn đề liên quan đến Shaman giáo càng hồi sinh mạnh mẽ trong xã hội hiện đại khi mà nhịp điệu sống luôn căng thẳng. Lên đồng đang là một giải pháp giải tỏa những dồn nén, stress.

Chỉ trong vòng 6 năm từ 1997 đến 2003, hội nghị khoa học thường niên tại Mỹ về nhân học đã tăng từ 1 lên 17 tiểu ban liên quan đến vấn đề Shaman. trong đó có một tiểu ban riêng về Lên đồng Việt Nam sau đổi mới. Ở Hàn Quốc, chính phủ có một nghị định bảo vệ các thầy Mansin (giống như Shaman, ông bà đồng ở Việt Nam, hay Sư công của Trung Hoa…) như là một báu vật. Người Hàn cho rằng sẽ không hiểu văn hóa Hàn nếu bỏ qua không nghiên cứu về Mansin”.

Theo lời ông, một số chuyên gia nghiên cứu văn hóa trong nước đang xúc tiến tổ chức một cuộc hội thảo quốc tế về lên đồng và tín ngưỡng thờ Mẫu, cũng như xây dựng một bảo tàng tư nhân đầu tiên tại Việt Nam về chuyên đề này. Đến lúc đó, lên đồng và tín ngưỡng thờ Mẫu sẽ còn tạo ra những đột phá lớn hơn nữa chứ không dừng lại ở việc “vào” bảo tàng như hiện nay.

Uyên Lê

Đọc thêm

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.

Huyền thoại kép độc hiếm có của làng cải lương

Vai diễn để đời Hội đồng Thăng diễn cùng NSND Bạch Tuyết (cô Lựu) trong vở Đời cô Lựu. (Ảnh: Chụp màn hình)
(PLVN) - Nhờ phong cách ca ngâm và diễn xuất tài tình, NSND Diệp Lang là một trong những huyền thoại của sân khấu cải lương Việt Nam. Đặc biệt, ông gây ấn tượng với khán giả với những vai kép độc diễn như không diễn mà đến thời điểm hiện tại chưa ai có thể thay thế được.

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Lễ hội Sayangva của dân tộc Chơ Ro tỉnh Đồng Nai (ảnh Hoàng Long).
(PLVN) - Khoảng 400 nghệ nhân, nghệ sỹ, đồng bào các dân tộc sẽ tham gia Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc-Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024 và Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII-năm 2024 tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc.

Truyền thống - Văn hiến - Mạch dẫn không gian sáng tạo đương đại

 Các chuyên gia, các nhà quản lý cho rằng không gian sáng tạo tại Bảo tàng Hà Nội có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát huy bản sắc văn hóa Thủ đô (Ảnh: Xuân Thắng).
(PLVN) - Không gian sáng tạo tại Bảo tàng Hà Nội có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát huy bản sắc văn hóa Thủ đô. Cùng với đó là những thách thức đối với Bảo tàng Hà Nội để tăng cường sức hấp dẫn của các hoạt động sáng tạo và thu hút nhiều đối tượng khách tham quan, đặc biệt là giới trẻ.

Đa cảm xúc với 'Dù chỉ một lần thôi'

"Dù chỉ một lần thôi" của ca sĩ HÚH đa màu sắc, đa cảm xúc (ảnh Thảo Phương).
(PLVN) - “Dù chỉ một lần thôi” của ca sĩ HÚH đa màu sắc, đa cảm xúc, từ sôi động với những màn biểu diễn bốc lửa, cho đến lắng đọng, cảm động qua những bài học về đam mê, gia đình.

117 bộ phim trình chiếu Liên hoan phim quốc tế Hà Nội

Liên hoan phim sẽ trình chiếu 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Với khẩu hiệu: “Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh”, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024 hứa hẹn là sự kiện quan trọng không chỉ của điện ảnh mà còn góp phần quan trọng quảng bá hình ảnh Thủ đô Hà Nội, đất nước Việt Nam đến bạn bè trong nước và quốc tế. Liên hoan phim sẽ trình chiếu 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Ca sĩ Ngọc Châm cháy bỏng khi được hát ca khúc mình mê đắm

Ca sĩ Ngọc Châm hy vọng hát bằng trái tim thì sẽ được mọi người yêu mến. (Ảnh: Bình Quách)
(PLVN) - Trong chặng đường hoạt động nghệ thuật rất phong phú của mình, Ngọc Châm ở rất nhiều vai trò, nhưng với "Giai nhân 2", cô sẽ chỉ là ca sĩ để được sống trọn vẹn trong tình yêu âm nhạc của một người ca sĩ, để thỏa nỗi khao khát hát của cô bấy lâu nay, để được hát những gì mình thích, mình yêu, mình say đắm.