Hàng trăm người dầm mưa suốt đêm truy tìm F2 ca bệnh 11 tuổi ở Hải Dương

Hàng trăm người dầm mưa suốt đêm truy tìm F2 ca bệnh 11 tuổi ở Hải Dương
(PLVN) -Ngày 1/4, kết quả xét nghiệm lần 3 của cháu P.V.S. là bệnh nhân số 73 ở huyện Thanh Miện cho kết quả âm tính, đủ điều kiện xác định khỏi bệnh. 2/4 cháu bé đã  được chứng nhận khỏi bệnh. Lúc này, bác sĩ Trần Hải Hà phó giám đốc TTYT huyện Thanh Miện mới kể câu chuyện hàng trăm người đã phải dầm mưa suốt đêm truy tìm F2 liên quan đến cháu bé.

“Chống dịch như chống giặc”

Bác sĩ Hà cho biết, ca bệnh đầu tiên và cũng là ca duy nhất của tỉnh Hải Dương đến nay là cháu P.V.S (11 tuổi) con trai anh P.C.V.

Trước đó, ngày 09/3 vợ chồng anh P.C.V cùng 3 người con bay từ London (Anh) về Việt Nam hạ cánh tại sân bay Nội Bài. Sau đó, họ di chuyển về nhà bố mẹ đẻ ở thôn Tiêu Sơn, xã Thanh Giang, huyện Thanh Miện. Cùng ngày UBND xã nắm tình hình và yêu cầu cả gia đình này phải cách ly tại nhà. Đồng thời ban phòng chống dịch đã phun thuốc khử trùng toàn bộ khuôn viên ngôi nhà.

Chiều ngày 13/3, nhận được thông tin chuyến bay từ Anh về Việt Nam có trường hợp 1 nữ tiếp viên hàng không dương tính với Covid -19 (bệnh nhân 45). Chưa đầy 1h sau, 5 thành viên của gia đình anh P.C.V được đưa lên trung tâm y tế huyện Thanh Miện để cách ly.

Đồng thời xã tổ chức điều tra thu thập những trường hợp có tiếp xúc trực tiếp với gia đình anh P.C.V (F2) và danh sách những người tiếp xúc với F2 (F3). Mẫu xét nghiệm của 5 thành viên gia đình anh P.C.V được gửi đi, kết quả báo về 4 người đã âm tính, riêng cháu P.V.S được yêu cầu lấy mẫu lại.

Bác Hà kể: “Tối ngày 18/3 vừa ngồi xuống mâm cơm thì thấy điện thoại của lãnh đạo, vậy là tôi xách túi quần áo đi luôn. 21h30 ban chỉ đạo huyện Thanh Miện triệu tập họp khẩn cấp."

Ban đạo phòng chống dịch họp ngay trong đêm
Ban đạo phòng chống dịch họp ngay trong đêm 

Suốt đêm dầm mưa

Nhiệm vụ đặt ra phải làm sao khoang vùng trong thời gian ngắn nhất để tránh lây lan ra cộng động. Ngay trong đêm, UBND xã Thanh Giang triển khai khoanh vùng, xử lý khử trùng ổ dịch và rà soát toàn bộ danh sách từ F1- F3. Trong khi đó UBND huyện triển khai thành lập khu cách ly tập trung tại trung tâm Giáo dục nghề nghiệp. Lực lượng y tế, công an, quân sự được phân công khử trùng toàn bộ trung tâm, chuyển giường, sửa chữa dọn dẹp các nhà vệ sinh, lắp đặt hệ thống nước nóng lạnh, lắp tivi, lắp wifi, phân công trực gác cổng, phân công tổ chăm sóc, theo dõi sức khỏe, phục vụ, chuẩn bị các suất ăn cho người cách li ngay buổi sáng hôm sau...

Khu cách ly được thành lập ngay lập tức
Khu cách ly được thành lập ngay lập tức 

Gần 12h đêm, lãnh đạo sở Y tế, trung tâm kiểm soát bệnh dịch tỉnh Hải Dương cùng lãnh đạo UBND huyện Thanh Miện đã về trụ sở xã Thanh Giang chỉ đạo trực tiếp. Lực lượng cán bộ xã, nhân viên y tế, cán bộ phụ nữ, đoàn thành niên, công an, quân sự …đến tận nhà yêu cầu vận động những người thuộc diện F2 đi cách ly tập trung.

Đến khoảng 2 sáng, hơn 40 người tiếp xúc gần với gia đình anh P.C.V đã được đưa ra nhà văn hóa thôn Tiêu Sơn. Tại đó, hai xe ô tô đã chờ sẵn chở toàn bộ những người này đến khu cách ly tập trung. Gia đình của những người này được khử trùng. Đồng thời phía xã tiếp tục lên danh sách những người tiếp xúc với F2 (F3) yêu cầu tự cách ly tại nhà theo dõi sức khỏe.

Khử trùng gia đình những người tiếp xúc với bệnh nhân
Khử trùng gia đình những người tiếp xúc với bệnh nhân 

Bác sĩ Trương Mậu Nghiên – giám đốc TT y tế huyện Thanh Miện kể: Đêm hôm đó mưa phùn rất lạnh. 8h sáng hôm sau khi tất cả những người tại khu cách ly tập trung nhận được suất ăn sáng thì tôi mới về phòng làm việc thay bộ quần áo ướt và uống một ly trà nóng cho ấm người.

Bác sĩ Trương Mậu Nghiên giám đốc TT y tế huyện Thanh Miện
Bác sĩ Trương Mậu Nghiên giám đốc TT y tế huyện Thanh Miện 

Buổi sáng, loa truyền thanh của xã phát thông báo cho người dân: tạm thời dừng họp chợ, cho tất cả học sinh nghỉ học (thời điểm đó học sinh PTTH ở địa phương vẫn đi học), dời lịch tổ chức đám cưới, khử trùng toàn bộ thôn Tiêu Sơn và các khu liền kề thôn …

Bác sĩ Nghiên đánh giá: Rất may bệnh nhân là một cháu bé, không nói sõi tiếng Việt nên số người tiếp xúc với cháu không nhiều. Đồng thời, bệnh nhân cũng không lây sang bố mẹ và các em nên việc khoanh vùng có hiệu quả tốt.

1 bác sĩ và 4 điều dưỡng được phân công ở hẳn trong khu cách ly để điều trị cho cháu bé.

1 bác sĩ và 4 điều dưỡng được phân công ở hẳn trong khu cách ly để điều trị cho cháu bé.

Về cháu P.V.S, khi nhập viện bệnh nhân không bị ho sốt, sức khỏe ổn định ăn uống bình thường. Trung tâm y tế huyện đã bố trí 1 bác sĩ và 4 điều dưỡng ở hẳn trong khu cách ly để theo dõi và điều trị cho cháu bé.  Đến ngày 1/4, kết quả xét nghiệm lần 3 của cháu P.V.S  cho kết quả âm tính, đủ điều kiện xác định khỏi bệnh. Cháu bé được cho về nhà để tiếp tục theo dõi

Bác sĩ Trần Hải Hà phấn khởi: “Từ tối 18/3 đến  nay tôi chưa về nhà. Hiện cháu bé đã âm tính nhưng để an toàn cho gia đình, tôi sẽ tự cách ly tại bệnh viện thêm 7 ngày nữa”.

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.