Hân hoan kỳ vọng sau thành công của cuộc bầu cử

Bà con cử tri ấp Mũi (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển) rộn ràng đến chân Cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau để thực hiện quyền công dân của mình.
Bà con cử tri ấp Mũi (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển) rộn ràng đến chân Cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau để thực hiện quyền công dân của mình.
(PLVN) - Đó là tâm trạng chung của cử tri cả nước khi bỏ những lá phiếu thiêng liêng từ vùng địa đầu Tổ quốc Hà Giang đến đất Mũi Cà Mau, từ Tây Nguyên đến miền biển, nơi hải đảo xa xôi. 

Tại Hà Giang: Toàn tỉnh có 538.295 cử tri tham gia đi bỏ phiếu để bầu tại 1.475 khu vực bỏ phiếu. Công tác bầu cử tại các khu vực bỏ phiếu bầu đã được triển khai nghiêm túc, trang nghiêm, bảo đảm đúng tiến độ kế hoạch đề ra và quy định bầu cử. Công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại các điểm bầu cử được thực hiện tốt, cử tri đến bầu cử được khai báo y tế và sử dụng các biện pháp phòng, chống dịch. 

Tại Lào Cai: gần 500 nghìn cử tri đã đi bỏ phiếu, sáng suốt lựa chọn những đại biểu xứng đáng, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân vào Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Công tác bầu cử  tại các khu vực bỏ phiếu bầu đã được triển khai nghiêm túc, trang trọng, bảo đảm đúng tiến độ kế hoạch đề ra và quy định bầu cử. 

Công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại các điểm bầu cử được thực hiện tốt, cử tri đến bầu cử được khai báo y tế và sử dụng các biện pháp phòng, chống dịch. Các địa phương đã xây dựng kịch bản cụ thể để phòng, chống dịch, đồng thời chuẩn bị tốt các điều kiện, cơ sở vật chất kỹ thuật để triển khai, ứng phó với các tình huống có thể xảy ra.

Cử tri ở tỉnh vùng cao Lào Cai thực hiện quyền bầu cử.
Cử tri ở tỉnh vùng cao Lào Cai thực hiện quyền bầu cử. 

Tại Sơn La: Với sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt từ cơ sở vật chất, trang trí điểm bầu cử, công tác phòng, chống dịch Covid-19, cuộc bầu cử tại tỉnh Sơn La đã diễn ra an toàn, thuận lợi. Tại các điểm bỏ phiếu, các cử tri đã có mặt từ rất sớm, trong tâm trạng phấn khởi mong muốn được thể hiện quyền và nghĩa vụ công dân qua lá phiếu, lựa chọn những đại biểu ưu tú, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân vào cơ quan quyền lực của Nhà nước với mong muốn xây dựng Nhà nước Việt Nam pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Tại Nam Định: Tất cả khu vực bỏ phiếu đều được bố trí trang thiết bị, dụng cụ y tế, phòng, chống dịch như: máy đo thân nhiệt, khẩu trang, dung dịch sát khuẩn, găng tay, hóa chất phun khử khuẩn; bố trí phòng cách ly tạm thời đối với những trường hợp có biểu hiện: sốt, ho, đau họng, khó thở. Các phòng tại khu vực bỏ phiếu đều bố trí lối vào, lối ra theo quy trình một chiều, đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2m giữa các cử tri đi bầu cử cũng như thành viên tổ bầu cử... Ủy ban Bầu cử tỉnh đã chỉ đạo tổ chức bầu cử cho các cử tri tại các khu vực cách ly tập trung ở huyện Trực Ninh, Giao Thủy, Ý Yên. 

Nam Định có 1.698 khu vực bỏ phiếu. Ngoài hòm phiếu chính, các tổ bầu cử cũng đã chuẩn bị từ 1 - 2 hòm phiếu phụ, dự phòng sử dụng trong các tình huống phát sinh.

Tại Hà Nam: Đúng 6h30 ngày 23/5, cử tri cao tuổi Lại Phúc Long, cử tri Dương Thị Liên và bà Lê Thị Thủy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo bầu cử tỉnh Hà Nam là những cử tri đầu tiên thực hiện quyền công dân, bỏ phiếu bầu ĐBQH và HĐND các cấp tại khu vực bỏ phiếu số 1, phường Quang Trung, TP Phủ Lý, Hà Nam. 

Theo ghi nhận chung, các cử tri Hà Nam bỏ phiếu trong không khí trang trọng và hân hoan của ngày hội lớn, thể hiện sự tin tưởng và mong muốn những ứng cử viên được bầu là ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ nhận thức sâu sắc vai trò, vị trí của mình, thực sự hết lòng vì nước, vì dân, nỗ lực thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ mà Hiến pháp và pháp luật quy định, thiết thực góp phần kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của tổ chức, bộ máy trong hệ thống chính trị của đất nước và mỗi địa phương.

Tại Quảng Ninh: Công tác bầu cử đã được tỉnh và các địa phương triển khai nghiêm túc, chủ động, bảo đảm đúng tiến độ và kế hoạch đề ra. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các địa phương đã kịp thời, chủ động xây dựng các kịch bản với những phương án cụ thể cùng các giải pháp phòng, chống dịch với phương châm “3 trước, 4 tại chỗ”; chuẩn bị các điều kiện, cơ sở vật chất kỹ thuật để triển khai, ứng phó với các tình huống có thể xảy ra. 

Đã có 7.048 ứng viên ứng cử ĐBQH và HĐND các cấp và gần 40.000 thành viên các tổ chức bầu cử được tổ chức xét nghiệm Covid-19 và đều có kết quả âm tính. Để đảm bảo sản xuất, làm nhiệm vụ và công tác phòng, chống dịch, toàn tỉnh có 25/1.438 khu vực bỏ phiếu thuộc 4 địa phương (Uông Bí, Đông Triều, Đầm Hà, Móng Cái) tổ chức khai mạc, bầu cử sớm trong ngày bầu cử, trong đó, nơi sớm nhất là 6h.

Tại Thanh Hóa: Hơn 2,66 triệu cử tri ở Thanh Hóa hào hứng đi thực hiện quyền và nghĩa vụ thiêng liêng của mình trong một ngày đặc biệt. Từ 6 giờ 30 phút, 3.911 đơn vị bầu cử trên cả tỉnh Thanh Hoá đồng loạt mở cửa. Nhiều cử tri đã sắp xếp công việc đầu ngày để đến điểm bỏ phiếu khá sớm với mong muốn mình sẽ là người đầu tiên được cầm trên tay lá phiếu bầu ra những đại biểu xứng đáng cho một nhiệm kỳ mới với trọng trách cao hơn.

Số lượng ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp mà tỉnh Thanh Hóa được bầu cũng như số lượng đơn vị bầu cử, số cử tri của tỉnh cao hơn so với các địa phương khác trong nước. Tuy nhiên, do chuẩn bị rất kỹ lưỡng từ việc đảm bảo cơ sở vật chất, nhân lực phục vụ bầu cử, nên hoạt động bầu cử diễn ra bình thường, đảm bảo an ninh - trật tự; an toàn phòng, chống dịch, bệnh Covid-19 được thắt chặt, các điểm bầu cử kiểm soát tốt các tình huống phát sinh.

Tại Nghệ An: Theo thống kê của Ủy ban Bầu cử tỉnh, tổng số cử tri của Nghệ An là trên 2,2 triệu cử tri, trong đó có 42.696 cử tri của các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Con Cuông đã tiến hành bầu cử sớm tại 207 khu vực bầu cử vào ngày 21/5, số cử tri còn lại sẽ tiến hành bầu cử vào ngày 23/5.

Một bị can bị nhược cơ, không thể tự ngồi dậy được Cán bộ Trại tạm giam Công an tỉnh Nghệ An giúp thực hiện quyền bỏ phiếu ngay tại giường bệnh.
 Một bị can bị nhược cơ, không thể tự ngồi dậy được Cán bộ Trại tạm giam Công an tỉnh Nghệ An giúp thực hiện quyền bỏ phiếu ngay tại giường bệnh.

Đặc biệt, cử tri là người bị tạm giữ, tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Nghệ An đã tham gia bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026. Sau khi làm lễ chào cờ, các thành viên của tổ bầu cử đã thông qua Luật Bầu cử, hướng dẫn bầu cử cho các cử tri thực hiện quyền công dân của mình. Để đảm bảo tất cả công dân đều được thực hiện quyền và nghĩa vụ bỏ lá phiếu bầu cử ĐBQH khóa XV và HĐND các cấp, cùng với việc tổ chức bỏ phiếu tập trung tại Trại tạm giam Công an tỉnh Nghệ An, một thùng phiếu lưu động đã được đưa vào các bệnh viện để người tạm giữ, tạm giam đang điều trị bệnh tham gia bầu cử.

Tại 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế: Theo ghi nhận chung, bầu cử diễn ra thuận lợi, đảm bảo quy định pháp luật và phòng chống dịch. Chia sẻ với báo chí ngay sau khi hoàn thành bỏ phiếu bầu ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, ông Trần Thắng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Ủy ban Bầu cử tỉnh Quảng Bình cho biết, mỗi lá phiếu đều có giá trị và ý nghĩa thiêng liêng. Cử tri Quảng Bình sẽ phát huy tinh thần trách nhiệm cao, ý thức nêu gương, tham gia bầu đúng, bầu đủ, lựa chọn những đại biểu xứng đáng nhất đại diện cho mình.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng cho biết, các tổ bầu cử trên địa bàn tỉnh được tổ chức chu đáo, đúng pháp luật và hướng dẫn của Trung ương. Đặc biệt, các cử tri đã rất tích cực tham gia bầu cử và thực hiện đúng quy định giãn cách, phòng chống dịch Covid-19.

Theo ghi nhận của PV từ các khu vực bỏ phiếu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế, các cử tri từ người cao tuổi đến những người trẻ đều hăng hái đi bỏ phiếu. Các cử tri kỳ vọng nhiều hơn vào các vị trí lãnh đạo Trung ương và địa phương. Ông Lê Trường Lưu, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, các tổ bầu cử trên địa bàn tỉnh đã nghiêm túc thực hiện các quy định về quy trình bầu cử. Đặc biệt, các cử tri đã rất tích cực tham gia bầu cử và thực hiện đúng quy định giãn cách, phòng chống dịch Covid-19.

Tại Đà Nẵng: Nhờ nỗ lực dập dịch thần tốc của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, đợt dịch Covid-19 đã cơ bản được khống chế, người dân Đà Nẵng thêm yên tâm, hứng khởi khi đi thực hiện quyền và nghĩa vụ bầu cử của mình.

Đáng chú ý, cùng với 750.000 cử tri của TP Đà Nẵng, những cử tri “đặc biệt” của thành phố gồm 149 BN Covid-19 và hơn 6.000 trường hợp F1, F2 hiện đang cách ly tập trung cũng đã tham gia bầu cử tại khu vực cách ly tập trung. Đà Nẵng hiện có 41 cơ sở cách ly tập trung, 29 khu vực bị phong tỏa, 51 khu vực được lập chốt hạn chế ra vào, 100 điểm nóng Covid-19 với hơn 6.000 trường hợp F1, F2 của bệnh nhân mắc Covid-19 hiện đang cách ly tập trung và cách ly tại nhà. Toàn bộ khu vực bầu cử được phun hóa chất khử khuẩn trước khi bỏ phiếu. 

Tại Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk: Từ sáng sớm cùng ngày, hơn 994 nghìn cử tri trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã nô nức đi bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Trong tâm thế đầy phấn khởi, cử tri đã bỏ phiếu để chọn ra những người xứng đáng nhất đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân. Tại tổ bầu cử số 10, 100% cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Ia Nan, BĐBP Gia Lai đã tham gia bầu cử nghiêm túc, đúng quy trình, đặc biệt thực hiện phòng dịch Covid-19 chặt chẽ. 

Cũng trong ngày hôm nay, tại các đồn biên phòng của Bộ Chỉ huy BĐBP Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk và các đơn vị của LLVT tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Binh đoàn 15 đã tổ chức lễ khai mạc trang trọng, đúng quy định, các cử tri cũng tiến hành bỏ phiếu. Cán bộ, chiến sĩ, công nhân, người lao động đơn vị ngay sau khi thực hiện xong việc bỏ phiếu đã quay lại các chốt, điểm gác để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh biên giới, luân phiên cho các cử tri khác về thực hiện quyền nghĩa vụ công dân và đến các nhà máy, nương rẫy tiếp tục tăng gia sản xuất. 

lKhông khí ngày hội bầu cử tại huyện vùng sâu vùng xa Đam Rông, Lâm Đồng.
 lKhông khí ngày hội bầu cử tại huyện vùng sâu vùng xa Đam Rông, Lâm Đồng.

Tại Lâm Đồng: Hào hứng, nô nức, kỳ vọng là bầu không khí ngày hội toàn dân trên khắp đường phố, ngõ, xóm từ trung tâm Đà Lạt cho đến huyện vùng núi Đam Rông. Cử tri Lâm Đồng đang kỳ vọng vào một bước khởi đầu mới từ những lá phiếu thiêng liêng. Đúng 7 giờ sáng ngày 23/5, 1.110 khu vực bỏ phiếu trên toàn tỉnh đã đồng loạt tiến hành khai mạc, sau đó tiến hành bỏ phiếu bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021 – 2026. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cũng như công tác phòng chống dịch được bảo đảm trong toàn tỉnh. 

Nhìn chung dư luận trong nhân dân tốt, cử tri phấn khởi, tin tưởng vào sự thành công của cuộc bầu cử. Mỗi cử tri đi bầu cử đều mong muốn góp phần vào thành công chung của cuộc bầu cử ĐBQH khoá XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Nhiều nơi do có tỉ lệ cử tri tích cực tham gia bỏ phiếu ngay từ sau giờ khai mạc. Tại trung tâm TP Đà Lạt cũng như các huyện, lãnh đạo tỉnh và các đồng chí trong Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh trực tiếp dự khai mạc tại điểm bầu cử, thực hiện quyền bầu cử của mình và sẽ tiếp tục đi kiểm tra, đôn đốc, động viên bà con, nhân dân tại các địa phương trên toàn tỉnh thực hiện quyền và nghĩa vụ của cử tri.

Tại Kiên Giang: Nhìn chung, tình hình cử tri Kiên Giang tham gia bỏ phiếu trong không khí phấn khởi, đồng tình và đánh giá cao các ứng cử viên ứng cử, chưa xảy ra dư luận xấu đối với ứng cử viên ĐBQH và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Tại tất cả các khu vực bỏ phiếu đều thực hiện nghiêm quy trình phòng, chống dịch Covid-19: Phun thuốc diệt khẩn, cử tri tham gia bỏ phiếu đều được đeo khẩu trang, đo thân nhiệt, giữ khoảng cách, rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn… Công tác an ninh được đảm bảo, an toàn. Tỉnh đã triển khai lực lượng bảo vệ tại 1.768 khu vực bỏ phiếu, đặc biệt chú trọng các khu vực trọng yếu, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho cuộc bầu cử. Nhìn chung, tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh ổn định. Ủy ban Bầu cử tỉnh Kiên Giang thực hiện chặt chẽ các nội dung công việc theo đúng quy định, tiến độ; thường xuyên tổ chức kiểm tra để kịp thời chấn chỉnh, chỉ đạo khắc phục những khó khăn, vướng mắc. 

Tại Cà Mau: Từ sáng sớm 23/5, nơi điểm cuối Tổ quốc, ngay dưới chân Cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau, bà con cử tri ấp Mũi (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển) rộn ràng gọi nhau thực hiện quyền công dân của mình. Đây là Đơn vị bầu cử số 8, thuộc ấp Mũi, có 941 cử tri tham gia bầu cử. Người dân tự hào hòa cùng không khí và niềm vui chung của đất nước.

Trong niềm vui tươi, phấn khởi, cử tri Lê Văn Tấn (74 tuổi, cựu chiến binh, ngụ tại ấp Mũi) chia sẻ: “Sáng nay tôi đã nhắc nhở con cháu trong nhà đi bầu cử sớm để hoàn thành nhiệm vụ bầu cử của mình. Tự tay bỏ lá phiếu bầu cử chọn ra những đại biểu “có tâm, có tầm” phụng sự Tổ quốc và Nhân dân…”.

Tại Cà Mau có 1.257 khu vực bỏ phiếu sẽ đồng loạt vào sáng nay với 852.514 cử tri. Tỉnh có 3 đơn vị bầu cử ĐBQH; 14 đơn vị bầu cử đại biểu HĐND tỉnh; 83 đơn vị bầu cử đại biểu HĐND cấp huyện; 760 đơn vị bầu cử đại biểu HĐND cấp xã với 1.259 khu vực bỏ phiếu. Trên địa bàn tỉnh, số ĐBQH khoá XV được bầu là 7 đại biểu; đại biểu HĐND tỉnh là 52 đại biểu; đại biểu HĐND cấp huyện là 293 đại biểu và đại biểu HĐND cấp xã là 2.680 đại biểu.  

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Quốc vương Brunei

Chủ tịch nước Lương Cường gặp Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 14/11 theo giờ địa phương, nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Quốc vương Brunei Darussalam Hassanal Bolkiah.