Hải Phòng phải hoàn thành CNH, HĐH trước năm 2020

(PLO) - Bộ Chính trị vừa ban hành kết luận về việc Hải Phòng tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 32 – NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX “Về xây dựng và phát triển TP.Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước” theo định hướng phát huy tối đa các nguồn lực, lợi thế để xây dựng Hải Phòng trở thành TP cảng xanh, văn minh, hiện đại,  đầu mối giao thông quan trọng của cả nước, cửa chính ra biển của các địa phương phía Bắc, hoàn thành CNH, HĐH trước năm 2020.
Thực hiện Nghị quyết 32- NQ/TW của Bộ Chính trị khoá IX, GDP bình quân giai đoạn 2003 – 2012 của Hải Phòng tăng 11%/năm. Từ năm 2011, thu hút FDI của Hải Phòng đã phục hồi, tăng nhanh. Năm 2012 thu nhập bình quân đầu người đạt 2.064 USD, tỉ lệ hộ nghèo còn 4,2%; tỉ trọng dịch vụ và công nghiệp chiếm gần 90% GDP. 
Hàng loạt các dự án lớn như sân bay, cảng biển, đường cao tốc, khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải... được khởi công, tạo động lực mới cho sự phát triển của Hải Phòng, từng bước phát huy vai trò đầu mối giao thông quan trọng, cửa chính ra biển, trung tâm phát triển trên lĩnh vực vận tải biển của các địa phương phía Bắc; từng bước khẳng định Hải Phòng là một trong những trung tâm công nghiệp của vùng và cả nước.
Cảng Hải Phòng
Cảng Hải Phòng 
Mặc dù đạt được những kết quả khả quan nhưng nền kinh tế Hải Phòng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; chưa bảo đảm tính bền vững. Nhiều dự án quan trọng xác định tại Nghị quyết 32, Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị và các quyết định của Chính phủ triển khai còn chậm hoặc chưa được triển khai. Quản lý nhà nước, nhất là quản lý đất đai, phát triển văn hóa – xã hội trên một số mặt chưa tương xứng với yêu cầu. Tình hình tội phạm còn diễn biến phức tạp. 
Theo ghi nhận của Bộ Chính trị, ngoài nguyên nhân khách quan còn có nguyên nhân chủ quan như việc thể chế hóa Nghị quyết số 32-NQ/TW của Bộ Chính trị còn chậm… Cấp ủy, UBND TP.Hải Phòng còn thiếu năng động, quyết liệt, còn tư tưởng trông chờ Trung ương.
Trên cơ sở tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết 32 và vận dụng sáng tạo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và các nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị định hướng từ nay đến năm 2020, Hải Phòng cần phát triển theo hướng phát huy tối đa các nguồn lực, lợi thế để xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố cảng xanh, văn minh, hiện đại, trung tâm dịch vụ, công nghiệp lớn có sức cạnh tranh cao; là trọng điểm phát triển kinh tế biển của cả nước; trung tâm giáo dục - đào tạo, y tế và khoa học - công nghệ của vùng duyên hải Bắc bộ; là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước, cửa chính ra biển của các địa phương phía Bắc và hành lang kinh tế Việt Nam - Trung Quốc; đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao; một pháo đài bất khả xâm phạm về quốc phòng - an ninh; có tổ chức Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh; hoàn thành CNH, HĐH trước năm 2020. 
Nền kinh tế Hải Phòng cần đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển nhanh, bền vững; chuyển hướng phát triển chủ yếu từ chiều rộng sang chiều sâu, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; tập trung phát triển lĩnh vực có thế mạnh, mang tính đột phá là các ngành dịch vụ cảng biển, sân bay, du lịch, kinh tế biển và vận tải biển, logicstics, tài chính, xuất nhập khẩu...; chú trọng phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn, có năng suất, giá trị gia tăng và hàm lượng khoa học - công nghệ cao, sử dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường; nâng cao tỉ lệ nội địa trong sản phẩm, chuyển dần từ gia công, lắp ráp sang chế tạo và chế tác; ưu tiên phát triển những sản phẩm có khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và giảm dần những sản phẩm sơ chế, tiêu tốn nhiều tài nguyên; phát triển nông nghiệp sinh thái với các sản phẩm sạch, giá trị thu nhập cao, đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới. 
Quan tâm phát triển văn hóa - xã hội mang bản sắc riêng của Hải Phòng; phấn đấu đến năm 2020 đạt một số chỉ tiêu chủ yếu sau: tăng trưởng kinh tế gấp từ 1,5 - 2 lần bình quân cả nước, GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 - 5.000 USD, xây dựng và phát triển đô thị Hải Phòng theo hướng đô thị cảng biển xanh, văn minh, hiện đại.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...