Hài hòa giữa bảo vệ lợi ích then chốt của đất nước và thúc đẩy lợi ích chung của cộng đồng quốc tế

Hình ảnh  tại tọa đàm. Ảnh: Thúy Hồng, Báo TG&VN
Hình ảnh tại tọa đàm. Ảnh: Thúy Hồng, Báo TG&VN
(PLVN) - Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 75 năm thành lập ngành Ngoại giao Việt Nam và 75 năm thành lập Liên hợp quốc (1945-2020), ngày 4/11, Bộ Ngoại giao tổ chức Tọa đàm “Đối ngoại Đa phương Việt Nam: Đóng góp 75 năm qua và định hướng trong thời kỳ chiến lược mới”. 

Tọa đàm diễn ra dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung và có sự tham gia, trao đổi giữa các nhà ngoại giao đa phương kỳ cựu là Đại sứ Lê Lương Minh - nguyên Tổng Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN); Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga - Cố vấn cao cấp của Ban Thư ký quốc gia ASEAN 2020, Phó Chủ tịch Ủy ban quốc gia Việt Nam về Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (VNCPEC)…

Với cách tiếp cận nhìn lại quá khứ, đánh giá đúng các cơ hội, thách thức hiện nay để từ đó đề ra các giải pháp phù hợp, Tọa đàm được chia thành 2 phiên thảo luận. 

Phiên thứ nhất với chủ đề “75 năm Đối ngoại đa phương Việt Nam: đóng góp và bài học kinh nghiệm” đã nhìn lại chặng đường đầy tự hào của đối ngoại đa phương Việt Nam, rút ra những bài học kinh nghiệm, trao đổi về vai trò của đối ngoại đa phương phá thế bao vây cấm vận, tranh thủ nguồn lực cho tái thiết, phát triển và đổi mới đất nước; thúc đẩy đổi mới tư duy về đối ngoại đa phương, tham gia các diễn đàn khu vực và quốc tế như ASEAN, Diễn đàn Hợp tác Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Liên hợp quốc, trong đó có Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009… 

Phiên thứ hai với chủ đề “Môi trường quốc tế và một số đề xuất về định hướng đối ngoại đa phương Việt Nam trong thời gian tới” tập trung trao đổi về việc phát huy vị thế, vai trò của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương; thực hiện các nhiệm vụ đối ngoại đa phương, nhất là vai trò “nòng cốt, dẫn dắt, hòa giải” theo tinh thần Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về Đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030.

Phát biểu tại Tọa đàm, Thứ trưởng Lê Hoài Trung đã khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa của chủ đề thảo luận đối với công tác đối ngoại nói chung và đối ngoại đa phương nói riêng trong thời điểm hiện nay. 

Tọa đàm giúp khẳng định rõ chủ trương coi đối ngoại đa phương là định hướng đối ngoại quan trọng, luôn song hành với đối ngoại song phương nhằm mục tiêu bảo vệ và thúc đẩy tốt nhất các lợi ích quốc gia – dân tộc, nâng cao vị thế, uy tín đất nước. 

Đồng thời, Tọa đàm cũng là bước cụ thể hóa nhiệm vụ đặt ra cho đối ngoại đa phương trong tình hình mới là kiên trì thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, tuân thủ luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc, chủ động đề xuất các sáng kiến, tham gia tích cực, có trách nhiệm và nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong ứng phó với các vấn đề toàn cầu và khu vực; qua đó góp phần bảo vệ những lợi ích thiết thân của nước ta như chủ quyền lãnh thổ, biển đảo, an ninh nguồn nước, lợi ích thương mại – đầu tư… 

Để làm được điều đó, Thứ trưởng Lê Hoài Trung nhấn mạnh sự cần thiết phải đảm bảo hài hòa giữa việc bảo vệ các lợi ích then chốt của nước ta và đóng góp thúc đẩy lợi ích chung của cộng đồng quốc tế; đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, dự báo, công tác phối hợp liên ngành, giữa các cơ quan trong và ngoài nước; và đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ – nhân tố then chốt trong triển khai các hoạt động đối ngoại đa phương.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.