Hài hòa "bài toán" phát triển Côn Đảo

Tháng 6, thêm một đường bay mới được khai trương, kết nối TP.HCM - Cần Thơ - Côn Đảo, cùng tin vui này là những dự án đầu tư bắt đầu được triển khai…

Tháng 6 vừa qua, thêm một đường bay mới đã được khai trương, kết nối TP.HCM - Cần Thơ - Côn Đảo, cùng tin vui này là những dự án đầu tư bắt đầu được triển khai…

Thời gian tới, Côn Đảo sẽ hình thành các khu nghỉ dưỡng tầm cỡ khu vực và thế giới, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia khai thác và phát triển du lịch Côn Đảo. Bên cạnh thông tin này, ông Bùi Văn Bình, Chủ tịch UBND huyện Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) đã chia sẻ những khó khăn của chính quyền địa phương trong việc cân đối các lợi ích của “bài toán phát triển”.  

chutichbinh
Ông Bùi Văn Bình, Chủ tịch UBND huyện Côn Đảo. Ảnh: P.Bình

 Có thể nói, đây là địa danh có vị trí địa lý và lịch sử đặc biệt với quốc gia và khu vực. Bên cạnh vị trí “cửa ngõ” trên biển, Côn Đảo còn có một bề dày lịch sử bi tráng, biến nơi đây thành “địa ngục trần gian”, nơi giam giữ những tù nhân cách mạng Việt Nam, những chí sĩ yêu nước...  

Suốt 113 năm (1862 - 1975), Côn Đảo chỉ có tháp canh và tàu lính. Sau ngày thống nhất đất nước, Côn Đảo là đơn vị hành chính trực thuộc trung ương, một thời gian là huyện thuộc tỉnh Hậu Giang, sau cùng là thuộc đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo… 

Bên cạnh đó, Côn Đảo còn có lợi thế là vừa có rừng vừa có biển. Nhờ đó, nơi đây còn có những điểm tham quan giá trị khác như: Vườn quốc gia, di tích xưa (miếu, đền, chùa)… 

Theo ông Bùi Văn Bình, các lợi thế này đều có thể kết hợp lại, được sắp xếp theo những hành trình hợp lý để tạo nên các sản phẩm du lịch có ý nghĩa và giá trị thương mại cao. Gần đây, chính quyền địa phương cũng đã chú trọng hơn trong việc đầu tư và quảng bá toàn diện cho du lịch Côn Đảo, với những điểm nhấn về chứng tích hào hùng cũng như sự ưu đãi mà thiên nhiên mang lại.

 
- Bên cạnh những ưu thế nêu trên, sự “cách trở” với đất liền rõ ràng là một yếu tố không nhỏ ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch Côn Đảo. Xin ông cho biết, chính quyền địa phương đã có những định hướng gì để quy hoạch, phát triển du lịch cũng như kinh tế xã hội nói chung cho huyện đảo?

- Đúng là việc đi lại, vận chuyển từ đất liền ra Côn Đảo có nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân và cán bộ viên chức trên đảo.

Trước đây, hành trình tàu biển giữa đảo và đất liền từ 12 - 14 tiếng đồng hồ, nhưng lịch xuất bến không phải lúc nào cũng đảm bảo chính xác được. Hơn nữa, do đặc thù địa lý, Côn Đảo có 6 tháng trong năm chịu ảnh hưởng của thời tiết không thuận lợi, biển động, sóng lớn…

Với chủ trương lớn của Nhà nước về quy hoạch và phát triển Côn Đảo, ngành Hàng không Việt Nam đã có những đầu tư ra đây như mở đường bay mới, tăng chuyến…

Sau đường bay Cần Thơ – Côn Đảo – Cần Thơ, mới đây nhất, Công ty bay dịch vụ hàng không (VASCO) cũng đã khai trương đường bay TP.HCM – Côn Đảo và ngược lại. 

Việc phát triển và khai thác tốt được các đường bay mới này, sẽ góp phần phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng cho địa phương. Khoảng cách với đất liền được rút ngắn không chỉ về địa lý không gian mà còn là sự nối liền về tâm tư tình cảm, sự quan tâm… Đây là yếu tố góp phần không nhỏ để chính quyền địa phương có định hướng phát triển kinh tế xã hội Côn Đảo trước mắt cũng như tương lai lâu dài.

conduongvenbien
Việc quy hoạch phát triển Côn Đảo có đặc thù riêng, mang ý nghĩa khu vực và Quốc gia. Ảnh: S.Hà

- Xin ông cho biết cụ thể hơn về những dự án được triển khai trong thời gian tới tại Côn Đảo?

- Việc quy hoạch phát triển Côn Đảo có đặc thù riêng, mang ý nghĩa khu vực và Quốc gia, do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp phê duyệt.

Ngoài định hướng chung, các dự án và quy họach về phát triển kinh tế xã hội, xây dựng không gian kiến trúc, di tích bảo tàng… sẽ do từng ngành lập, thẩm định và trình Chính phủ phê duyệt, dự kiến đến hết năm nay sẽ hoàn thành. Đây sẽ là cơ sở để định hướng phát triển du lịch, xúc tiến và triển khai các dự án, giúp chính quyền địa phương đưa ra những quyết sách cụ thể.

Việc bảo tồn các di tích lịch sử và phát triển hạ tầng, phát triển du lịch có những mâu thuẫn nhất định, vấn đề này đang đặt ra bài toán cho chính quyền địa phương. Chúng tôi phải cân nhắc để vừa phát triển kinh tế xã hội, vừa bảo tồn được các di tích lịch sử, đồng thời có sự chuẩn bị về nhân lực, về chuyên môn nghiệp vụ… để nâng cao trình độ quản lý.  

 
- Từ thực tế của nhiều địa phương khác cho thấy, khi du lịch phát triển, ngoài những lợi ích mang lại thì mặt trái của nó là kéo theo tệ nạn xã hội, sự mất an ninh, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái… Vậy chính quyền Côn Đảo sẽ đối phó cùng hệ lụy này của bài toán phát triển như thế nào?

 
- Thực tế ở Côn Đảo, có thể thấy hai vấn đề chính: thứ nhất, khi xây dựng và triển khai hàng loạt dự án, đảo sẽ trở thành 1 công trường lớn, sự gia tăng dân số cơ học và du khách với nhiều thành phần phức tạp sẽ khiến an ninh trật tự bị ảnh hưởng ít nhiều.

Thứ hai, quá trình tiêm nhiễm từ những văn hóa phẩm xấu hoặc internet đối với thế hệ trẻ, nếu các gia đình thiếu quan tâm, lơi lỏng thì con em sẽ có nguy cơ hư hỏng, mất phương hướng…


Đối phó với những vấn đề này, chính quyền địa phương đã có một số biện pháp như: có quy trình quản lý cư trú chặt chẽ, khoa học; xây dựng bộ máy chính quyền địa phương trong sạch vững mạnh để quản lý tốt, sâu sát địa bàn; có những chế tài răn đe, xử phạt các hành vi vi phạm…

Bên cạnh đó, Côn Đảo đã có những biện pháp mang tính “phòng ngừa” từ xa như giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào biển đảo quê hương cho học sinh các độ tuổi, nâng cao nhận thức người dân về vấn đề này…

Với các nhà đầu tư, chúng tôi có yêu cầu họ cam kết đào tạo và sử dụng người dân địa phương, để họ có nghiệp vụ chuyên môn làm cơ sở nâng cao tay nghề, có công việc ổn định và thu nhập. Làm sao điều tiết hài hòa lợi ích nhà đầu tư và người dân địa phương để gắn bó cộng sinh, giảm thiểu các tiêu cực.

Với mục tiêu này, Côn Đảo đã có chủ trương cụ thể, kuyến khích con em địa phương học nghiệp vụ du lịch và bảo tồn bảo tàng phục vụ địa phương phát triển kinh tế, đồng thời bảo tồn di tích tốt hơn…  Đó chính là định hướng phát triển du lịch bền vững. 

Ngày 25/10/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 264, phê duyệt Đề án phát triển kinh tế xã hội huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020. Theo đó, quan điểm phát triển chính là xây dựng Côn Đảo thành Khu kinh tế - du lịch và dịch vụ chất lượng cao gắn với bảo tồn, tôn tạo khu di tích cách mạng đặc biệt của Việt Nam và phát triển, nâng cao giá trị Vườn quốc gia Côn Đảo. Đặc biệt, nhấn mạnh vị trí tiền tiêu của Côn Đảo trong quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh, gắn kết chặt chẽ với phát triển của cả vùng phía Nam Tổ quốc.
Theo đó, trong giai đoạn đến năm 2020 phấn đấu đạt:

- Quy mô dân số khoảng 50 nghìn người.

- Thu nhập nội địa (GDP) bình quân đầu người đến 2010 đạt khoảng từ 900 – 1000 USD/người; đến năm 2020 khoảng từ 1800 – 2000 USD/người.

- Khách du lịch dự kiến đến năm 2010 khoảng từ 200 – 250 nghìn người/năm; đến 2020 khoảng từ 500 – 700 nghìn người/năm.

 Song Hà (ghi)

Tin cùng chuyên mục

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là một trong những ngân hàng có biến động về nhân sự cấp cao (Ảnh minh hoạ).

Loạt đơn từ nhiệm của các lãnh đạo ngân hàng ngay đầu năm mới

(PLVN) -  Những ngày đầu năm 2025, thị trường tài chính chứng kiến loạt biến động khi nhiều lãnh đạo cấp cao tại các ngân hàng lớn đồng loạt từ nhiệm. Từ Phó tổng giám đốc đến Kế toán trưởng, các lý do đưa ra là "theo nguyện vọng cá nhân" hoặc để chuyển sang đảm nhận vị trí mới.

Đọc thêm

GDP năm 2024 ước tăng 7,09%

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thông tin về số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2024
(PLVN) - Theo công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2024 ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. GDP cả năm duy trì xu hướng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,98%, quý II tăng 7,25%, quý III tăng 7,43%).

Nỗ lực vượt khó, NHCSXH đạt nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2024

Nguồn vốn chính sách đã và đang hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế bền vững.
(PLVN) -  Năm 2024, thiên tai, bão lũ và biến đổi khí hậu gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội của nhiều tỉnh, thành; các hộ nghèo và nhóm yếu thế chịu thiệt hại nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, cùng sự hỗ trợ tích cực từ các bộ, ngành và chính quyền địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, khẳng định vai trò nòng cốt trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.

Làm gì để hỗ trợ lao động trước “làn sóng” AI?

AI đã giúp tự động hóa nhiều quy trình, giảm thiểu sai sót và tăng hiệu suất lao động nhưng cũng khiến nhiều công việc truyền thống biến mất. (Ảnh: CP)
(PLVN) - Trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang thay đổi cách con người làm việc. Bên cạnh cơ hội, AI đặt ra những thách thức không nhỏ đối với người lao động, đặc biệt là nhóm lao động thủ công và những người ít có khả năng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ. Để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau, điều cần làm là triển khai các phương án hỗ trợ người lao động ngay từ bây giờ.

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai thăm, làm việc với Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai

Quang cảnh buổi làm việc
(PLVN) - Nhằm nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng từ doanh nghiệp, chiều ngày 03/01, tại TP Pleiku, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đến thăm và làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL). Chủ tịch HĐQT HAGL Đoàn Nguyên Đức và Tổng Giám đốc Nguyễn Xuân Thắng đã tiếp Đoàn.

Chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Đào tạo nguồn nhân lực cho điện hạt nhân cần có sự chuẩn bị hàng chục năm, hoặc hơn trước khi đưa nhà máy điện hạt nhân được đưa vào vận hành. Do đó, việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đang được các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện.

Doanh nghiệp cần lưu ý những chính sách mới của Singapore

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cần đặc biệt lưu ý các chính sách mới của Singapore, bao gồm quy định về sản phẩm thịt, trứng chế biến và mức phí cấp phép nhập khẩu, nhằm tránh vi phạm quy định sở tại.

Cơ hội rộng mở ở các thị trường FTA

Dệt may, da giày là 2 ngành hưởng lợi khá lớn từ các hiệp định thương mại tự do. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Kim ngạch xuất khẩu (XK) ước tính năm 2024 đạt 403 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2023. Kết quả này được đánh giá đến từ việc hàng hóa Việt Nam đã tận dụng tốt các thị trường có hiệp định thương mại tự do (FTA).

'Truyền lửa' trên các công trình trọng điểm quốc gia

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, đôn đốc dự án đường dây tải điện 500 kV mạch 3 Quảng Trạch (Quảng Bình) - Phố Nối (Hưng Yên). (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Hình ảnh người đứng đầu Chính phủ tại công trường, trực tiếp khảo sát thực địa và sâu sát, quyết liệt giải quyết các vướng mắc trên các công trình trọng điểm quốc gia đã trở thành nguồn cảm hứng lớn, lan tỏa động lực cho các dự án về đích.

Phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã ký Quyết định số 1710/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (điều chỉnh Quy hoạch điện VIII).

Chính thức giảm thuế VAT đến 30/6/2025

Ảnh minh hoạ.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 180/2024/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) theo Nghị quyết số 174/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội. Theo đó, quy định giảm 2% thuế VAT sẽ được kéo dài đến hết tháng 6/2025.

Công tác hải quan năm 2024: Đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận

Công chức Hải quan tận tình hướng dẫn doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu. (Ảnh: TD)
(PLVN) - Trong năm 2024, mặc dù tình hình thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Bộ Tài chính; sự cố gắng, nỗ lực của tập thể cán bộ, công chức trong triển khai các nhiệm vụ chính trị được giao, toàn ngành Hải quan năm 2024 đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Xuất khẩu thuỷ sản 'đón sóng' cơ hội hướng mốc 11 tỷ USD năm 2025

Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam năm 2024 đạt trên 10 tỷ USD (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) - Năm 2024, ngành thủy sản đã vượt nhiều khó khăn để đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD, nhờ tăng trưởng tích cực của ngành tôm, cá tra và hải sản khai thác. Thành tựu này khẳng định nỗ lực của toàn ngành và tạo nền tảng vững chắc để hướng tới mốc 11 tỷ USD trong năm 2025.

Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 cao nhất từ trước đến nay

Quang cảnh Hội nghị tổng kết công tác tài chính - ngân sách Nhà nước năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. (Ảnh: Khánh Huyền)
(PLVN) - Hôm nay - 31/12, phát biểu làm rõ hơn một số nội dung liên quan đến lĩnh vực hải quan tại Hội nghị tổng kết công tác tài chính - ngân sách Nhà nước năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ đã nhấn mạnh, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong năm 2024 ước tính thặng dư 23,75 tỷ USD. Đây là số kim ngạch xuất nhập khẩu cao nhất từ trước đến nay.