Hà Nội trong thời gian tới vẫn có thể ghi nhận thêm ca Covid-19 tại cộng đồng

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng phát biểu tại phiên họp (ảnh: giaoducthoidai)
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng phát biểu tại phiên họp (ảnh: giaoducthoidai)
(PLVN) -  Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 vừa qua, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết thời gian tới, Hà Nội vẫn có thể tiếp tục ghi nhận ca bệnh mới tại cộng đồng. 

Cụ thể, tại thông báo kết luận của Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng tại phiên họp thứ 88 (ngày 10/2) nêu rõ dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 lượng người đi lại từ Hà Nội về các địa phương và ngược lại tăng cao. Do đó nguy cơ lây lan trong cộng đồng, khả năng các ca bệnh trong cộng đồng vẫn ở mức rất cao.

Bên cạnh đó, mặc dù các cấp các ngành đã tăng cường tuyên truyền, xử phạt các đơn vị, các cơ sở các trường hợp không tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch như không đeo khẩu trang, tụ tập đông người...

Để tiếp tục quán triệt tinh thần "chống dịch như chống giặc", "thần tốc và quyết liệt trong công tác phòng, chống dịch Covid-19" UBND TP Hà Nội yêu cầu các cấp các ngành, UBND quận, huyện thị xã tuyệt đối không chủ quan, lơ là trong mọi trường hợp.

Tiếp tục quán triệt thực hiện nghiêm các văn bản của Trung ương, Bộ Y tế, Ban chỉ đạo Thành phố. Đặc biệt, chủ động xây dựng kế hoạch triển khai các nhiệm vụ cụ thể quán triệt tại văn bản số 455 ngày 9/2 của Thành phố. Đồng thời, kích hoạt sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị đối với việc phòng chống dịch ở mức độ cao nhất.

Cụ thể, đối với 24 địa phương chưa ghi nhận ca dương tính, cần chủ động xây dựng kịch bản với phương châm rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, đảm bảo công tác truy vết, cách ly, xét nghiệm, hoạt động của tổ Covid-19 tại cộng đồng trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán.

Theo đó, UBND Thành phố đề nghị Cụm Cảng hàng không miền Bắc thông tin cho toàn bộ cán bộ, nhân viên chưa lấy mẫu xét nghiệm, phối hợp với các đơn vị y tế của thành phố triển khai lấy mẫu xét nghiệm hoàn thành trước 11h ngày 11/2.

Đối với các khu cách ly, các khu phong tỏa đang thực hiện, Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố rà soát kỹ lưỡng với khu tầng 10 chung cư 88 Láng Hạ, chung cư 99 Trần Bình, Tiểu học Xuân Phương, ngay sau phiên họp thứ 88 của Ban chỉ đạo Thành phố, chủ động xem xét, tháo gỡ, tạo điều kiện giảm bớt khó khăn cho nhân dân nhưng tuyệt đối an toàn phòng chống dịch.

Đặc biệt, UBND Thành phố yêu cầu xử lý nghiêm, đảm bảo răn đe đối với các trường hợp thuộc 15 hành vi vi phamh quy định phòng, chống dịch Covid-19 (do Sở Tư pháp công bố). 

"Các trường hợp khai báo không trung thực ảnh hưởng đến kinh tế, sinh hoạt của nhân dân, gây bức xúc ttrong dư luận, giao Công an Thành phố rà soát hồ sơ, truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đủ căn cứ...", thông báo nêu rõ. 

Đọc thêm

Cảnh báo bệnh cúm mùa gia tăng ở trẻ em

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi. (Ảnh: BVCC)
(PLVN) - Từ những triệu chứng điển hình ban đầu của cúm như sốt, viêm đường hô hấp trên, đau mỏi người… nhiều trẻ chuyển biến nhanh sang các biến chứng nặng: viêm phổi, suy hô hấp, viêm não, tổn thương đa cơ quan. Bác sĩ cảnh báo bệnh cúm mùa đang gia tăng ở trẻ nhỏ.

32 bệnh nhi ngộ độc thuốc diệt chuột, có bệnh nhi tổn thương não, tim

TS. BS Nguyễn Thành Nam, Giám đốc Trung tâm Nhi khoa và TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc thăm khám cho từng bệnh nhi. Ảnh: Nguyên Hà
(PLVN) - Ngày 24/1, Bệnh viện Bạch Mai thông tin, chiều tối ngày 22/1, Trung tâm Nhi Khoa và Trung tâm Chống độc liên tiếp tiếp nhận 32 bệnh nhi, hầu hết là học sinh từ 1 đến lớp 5 trường Tiểu học Phú Bình, TP Tuyên Quang, do nghi ngờ uống nhầm thuốc diệt chuột. Qua mô tả hình dáng ống siro các bệnh nhi uống có đặc điểm giống hóa chất diệt chuột Trung Quốc phổ biến với hoạt chất là fluoroacetate.

Phú Thọ: Gian nan quản lý người tâm thần tại cộng đồng

Cán bộ y tế Bệnh viện tâm thần Phú Thọ đang điều trị cho bệnh nhân. (Ảnh: BVCC)
(PLVN) - Trong cuộc sống hiện tại do phải đối mặt với nhiều áp lực như: công việc, học tập, kinh tế, tình cảm...nên nhiều người bị rối loạn tâm thần. Vì thế, công tác quản lý, chăm sóc và điều trị cho những người mắc bệnh tâm thần gặp nhiều khó khăn, trở ngại do thiếu nhân lực, kinh phí, sự hợp tác của gia đình và đặc biệt sự kỳ thị của cộng đồng.