Hà Nội thêm 2.791 F0, nhiều nhất là quận Đống Đa

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Tối 8/1, Sở Y tế Hà Nội thông tin trên địa bàn đã phát hiện thêm 2.791 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó có 504 ca cộng đồng.

Từ 18h ngày 7/1 đến 18h ngày 8/1, Hà Nội ghi nhận 2.791 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó có 504 ca bệnh cộng đồng.

Bệnh nhân phân bố tại 386 xã phường thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.

Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Đống Đa (144); Hai Bà Trưng (127); Hoàn Kiếm (118); Bắc Từ Liêm (88); Thanh Trì (72)…

Cộng dồn số F0 tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4) là 68.147 ca.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội điều chỉnh việc phân công, hỗ trợ, chỉ đạo tuyến và tiếp nhận người bệnh Covid-19. Cụ thể, các bệnh viện tầng 3 gồm: Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Thanh Nhàn, Đa khoa Hà Đông, Đa khoa Xanh Pôn và Bệnh viện Đa khoa Đống Đa chuyên khoa đầu ngành truyền nhiễm hỗ trợ chuyên môn các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến thành phố, tuyến huyện.

Theo đó, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang hỗ trợ các bệnh viện tầng 2: Bắc Thăng Long, Đa khoa Gia Lâm, Đa khoa Đông Anh, Đa khoa Sóc Sơn, Tim Hà Nội, Phụ sản Hà Nội, Tâm thần Hà Nội, Hòe Nhai, Việt Nam - Cu Ba; Bệnh viện Thanh Nhàn hỗ trợ các bệnh viện tầng 2: Thanh Trì, Phú Xuyên, Mê Linh, Thạch Thất, Ung bướu Hà Nội, Phổi Hà Nội, Thường Tín; Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn hỗ trợ các bệnh viện tầng 2: Y học cổ truyền Hà Nội, Hoài Đức, Quốc Oai, Đan Phượng, Phúc Thọ, Mắt Hà Nội, Da liễu Hà Nội, Phục hồi chức năng Hà Nội; Bệnh viện Đa khoa Hà Đông và Bệnh viện Đa khoa Đống Đa hỗ trợ các bệnh viện tầng 2: Đa khoa Sơn Tây, Ba Vì, Chương Mỹ, Vân Đình, Mỹ Đức, Thanh Oai, Thận Hà Nội, Y học cổ truyền Hà Đông, Mắt Hà Đông.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.