Hà Nội sẽ có hầm vượt sông Hồng

Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội mà Thủ tướng mới xây dựng, sẽ xây mới 8 cầu và hầm qua sông Hồng. Xây mới ba cầu, cải tạo và hoàn chỉnh hai cầu qua sông Đuống. Cảng hàng không Nội Bài sẽ được nâng cấp...

[links()]Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới chính thức ký quyết định phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Mô hình cấu trúc quy hoạch chung Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050
Mô hình cấu trúc quy hoạch chung Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050

5 đô thị vệ tinh

Theo Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, phạm vi lập quy hoạch gồm toàn bộ diện tích địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội rộng khoảng 3.344,6 km2, là trung tâm đầu não chính trị, hành chính của cả nước, đô thị loại đặc biệt; là trung tâm văn hóa giáo dục đào tạo và khoa học kỹ thuật quan trọng của cả nước; là một trong những trung tâm kinh tế, du lịch, thương mại, dịch vụ của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Mô hình không gian đô thị Hà Nội phát triển theo chùm đô thị gồm khu vực đô thị trung tâm, với 5 đô thị vệ tinh, các thị trấn được kết nối bằng hệ thống giao thông đường vành đai kết hợp các trục hướng tâm, có kết nối với mạng lưới giao thông vùng và quốc gia. Đô thị trung tâm được phân cách các đô thị vệ tinh, các thị trấn bằng hành lang xanh (chiếm 70% diện tích đất tự nhiên của Thành phố).

Khu vực đô thị trung tâm được phát triển mở rộng từ khu vực nội đô về phía Tây, Nam đến đường vành đai 4 và về phía Bắc với khu vực huyện Mê Linh, Đông Anh. Phía Đông đến khu vực Gia Lâm và Long Biên. Là trung tâm chính trị hành chính, kinh tế, văn hóa, lịch sử, dịch vụ, y tế, đào tạo chất lượng cao của TP. Hà Nội và cả nước.

Các chuỗi khu đô thị như Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Trì thuộc đô thị mở rộng phía Nam sông Hồng từ sông Nhuệ đến vành đai 4. Khu đô thị Long Biên – Yên Viên – Gia Lâm dành phát triển dịch vụ thương mại, giáo dục, trung tâm y tế gắn với các ngành công nghiệp công nghệ cao. Khu đô thị Đông Anh phát triển thương mại giao dịch quốc tế, công nghiệp kỹ thuật cao, du lịch sinh thái…

Khu đô thị Mê Linh – Đông Anh phát triển dịch vụ các ngành công nghiệp sạch, kỹ thuật cao gắn với dịch vụ hàng không, sân bay Nội Bài, trung tâm khoa học công nghệ chuyên ngành hoa và cây cảnh.

Không xây dựng công trình cao tầng dọc Tứ Liên

Hai bên sông Hồng được xác định là trục không gian cảnh quan trung tâm của Thủ đô. Dọc tuyến sông Hồng, phần đất đi qua Tứ Liên không xây dựng công trình cao tầng.

Phát triển công nghiệp và dịch vụ hàng không, du lịch nghỉ dưỡng sinh thái,  trung tâm y tế, đại học tập trung… là nhiệm vụ chính của đô thị vệ tinh Sóc Sơn. Sóc Sơn cũng là nơi khai thác tiềm năng cảng hàng không quốc tế Nội Bài, hành lang kinh tế xuyên Á Côn Minh – Hà Nội – Quảng Ninh…

Đô thị vệ tinh Xuân Mai phát triển tiểu thủ công nghiệp và hệ thống làng nghề, tiểu thủ công nghiệp, trung tâm dịch vụ thương mại… Đối với đô thị vệ tinh Phú Xuyên, đây được xác định là đô thị công nghiệp, đầu mối giao thông và trung chuyển hàng hóa, xây dựng các khu, cụm công nghiệp để di dời công nghiệp từ các khu vực nội đô, Hà Tây (cũ).

Đối với lĩnh vực giao thông, tới đây sẽ có thêm nhiều công trình quy mô sẽ được xây dựng. Theo quy hoạch, sẽ xây dựng mới đường sắt vành đai dọc theo vành đai 4, nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội – Vinh, các tuyến đường sắt nội vùng như Hà Nội – Hòa Bình; Hà Nội – Bắc Giang; Hà Nội – Hải Dương; Hà Nội – Hưng Yên; Hà Nội – Phủ Lý. Đồng thời xây dựng và cải tạo hệ thống đường sắt và ga đường sắt quốc gia và quốc tế: Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Hạ Long, Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Thái Nguyên.

Tới đây, sẽ xây mới 8 cầu và hầm qua sông Hồng. Xây mới ba cầu, cải tạo và hoàn chỉnh hai cầu qua sông Đuống. Cảng hàng không Nội Bài sẽ được nâng cấp, đến sau 2030 đạt 50 triệu khách/năm.

Dự kiến Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội sẽ được Bộ Xây dựng công bố vào ngày 29/7 tới. Và bắt đầu từ đầu tháng 8, quy hoạch này cũng sẽ được trưng bày tại Cung Quy hoạch quốc gia tại Mỹ Đình (Từ Liêm, Hà Nội) phục vụ người dân đến xem.

Từ đầu năm 2008,  đồ án quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội được xây dựng với sự tham gia của nhiều cá nhân, tổ chức kiến trúc, tư vấn xây dựng trong và ngoài nước. Đồ án được trình Thủ tướng xem xét lần đầu vào tháng 11/2008.

Các chương trình ưu tiên

Cải tạo các khu chung cư cũ, phát triển các khu đô thị mới phía Đông đường vành đai 4, Đông Anh, Mê Linh – Đông Anh. Nhà ở xã hội và tái định cư, phát triển hệ thống trung tâm thương mại và văn hóa, thể thao, xây dựng trung tâm tài chính, triển lãm quốc tế về thể dục thể thao Đông Anh.

Thực hiện di dời các cơ sở cao đẳng, đại học, y tế khu vực nội đô. Xây dựng các cụm trường đại học mới và các tổ hợp y tế đa chức năng theo quy hoạch.

Việt Hưng

Đọc thêm

Thủ tướng công tác tại Trung Quốc: Tiếp tục nâng tầm vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình.
(PLVN) -  Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, hôm nay - 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, dự Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc đến ngày 8/11 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường.

Sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam: Tạo điều kiện để sĩ quan phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày tờ trình dự án Luật. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Việc sửa đổi Luật Sĩ quan (LSQ) Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, đặc biệt là tăng tuổi công tác, góp phần hoàn thiện chế độ chính sách với SQ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện để SQ phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống.

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.