Hà Nội quyết tâm “đẩy lùi” ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người dân Thủ đô. (Ảnh: Sở TN&MT Hà Nội)
Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người dân Thủ đô. (Ảnh: Sở TN&MT Hà Nội)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Những năm qua, Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp nhằm hạn chế nguồn phát sinh chất gây ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, thực trạng ô nhiễm vẫn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống người dân và các hoạt động phát triển kinh tế tại Thủ đô, đòi hỏi cần có những cam kết mạnh mẽ hơn từ toàn thể xã hội.

Hà Nội chịu phần lớn bụi mịn từ bên ngoài thành phố

Trải qua quá trình đô thị hoá và mở rộng thành phố, Hà Nội đã trở thành một trong 17 đô thị lớn nhất thế giới. Hệ quả là thành phố đang phải đối mặt với những tác động tiêu cực từ ô nhiễm môi trường, đặc biệt vấn nạn ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến hầu hết mọi mặt của cuộc sống đô thị.

Cụ thể, theo thống kê UBND thành phố Hà Nội, toàn địa bàn thành phố có 17 khu công nghiệp, khoảng 806 làng có nghề, trong đó có 318 làng nghề được công nhận; hơn 7 triệu xe gắn máy và hơn 600.000 ôtô… Đây đều là những nguồn phát thải lượng lớn khí nhà kính gây ra ô nhiễm không khí.

Theo một khảo sát đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), trong năm 2015, 40% tổng dân số của Hà Nội bị phơi nhiễm với nồng độ bụi mịn PM2.5 ở ngưỡng gấp đôi mức quy chuẩn quốc gia và gấp nhiều lần tiêu chuẩn thế giới. Báo cáo của tổ chức này cũng cho thấy các nguồn phát thải bụi mịn PM2.5 chính ở Hà Nội bao gồm: 35% từ các hoạt động công nghiệp, bao gồm làng nghề, 25% từ giao thông, 20% từ phát thải amoni (phân bón, chăn nuôi), 10% từ dân sinh (đun nấu/đốt sinh khối), 7% từ đốt phụ phẩm nông nghiệp (rơm rạ) ngoài trời. Phần còn lại đến từ nguồn đốt rác lộ thiên không kiểm soát.

Trong đó, chỉ có khoảng 1/3 bụi PM2.5 có trong không khí xung quanh đến từ các nguồn tại chỗ ở Hà Nội. Phần còn lại đến từ các vùng rộng lớn bên ngoài Thủ đô như Đồng bằng sông Hồng, các tỉnh khác của Việt Nam, cũng như xuyên biên giới, nguồn từ tự nhiên và vận chuyển hàng hải quốc tế.

Đáng nói, để giải quyết vấn nạn ô nhiễm không khí nhức nhối của Thủ đô cần tới cam kết mạnh mẽ hơn từ các cấp chính quyền, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và các bên liên quan. Đó cũng chính là nội dung được thể hiện trong Hội thảo “Quản lý chất lượng không khí cho thành phố Hà Nội - Từ cam kết đến hành động” do UBND TP Hà Nội phối hợp cùng với WB tổ chức mới đây (23/2).

Ông Nguyễn Trọng Đông – Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội khẳng định: “Việc giải quyết các thách thức và thực hiện hiệu quả các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí vừa là yêu cầu cấp thiết vừa là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững cho thành phố Hà Nội, góp phần vào nỗ lực chung của Việt nam thực hiện cam kết mạnh mẽ về ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu phát thải bằng “0”’ vào năm 2050”.

Cam kết mạnh mẽ cải thiện chất lượng không khí

Chia sẻ cụ thể hơn, bà Lưu Thị Thanh Chi – Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội, Sở TN&MT Hà Nội – cho biết, trong những năm qua, Thành ủy, UBND thành phố đã triển khai nhiều giải pháp hạn chế nguồn phát sinh chất gây ô nhiễm không khí.

Đơn cử, UBND thành phố đã ban hành Chỉ thị 15/CT-UBND vào ngày 30/10/2019 về việc thay thế và loại bỏ toàn bộ việc sử dụng than tổ ong trong sinh hoạt và kinh doanh dịch vụ. Theo ghi nhận của Sở TN&MT, đến tháng 12/2022, số lượng bếp than tổ ong trên toàn thành phố đã giảm 99,87% so với năm 2017. Ước tính lượng khí thải CO do sử dụng bếp than tổ ong giảm 19,000 tấn tính đến tháng 12/2020 (so với năm 2017), lượng bụi mịn PM2.5 giảm 1,658 tấn/năm.

Ngày 18/9/2020, thành phố tiếp tục ban hành Chỉ thị 15/CT-UBND về việc tăng cường các biện pháp quản lý Nhà nước đối với hoạt động đốt rơm rạ và rác thải sinh hoạt. Nhờ đó, tỷ lệ đốt bình quân vụ đông xuân năm 2022 toàn thành phố là 11,47%, giảm 67,9% so với năm 2017. Tỷ lệ trung bình đốt rơm rạ vụ hè thu năm 2022 là 11,98%, giảm 66,5% so với 2017.

Ngoài những giải pháp nêu trên, thành phố còn đẩy mạnh hoạt động truyền thông nâng cao ý thức cộng đồng; Triển khai chương trình đo kiểm khí thải xe mô tô, xe gắn máy cũ đang lưu hành trên địa bàn; Hỗ trợ các quận, huyện chia sẻ kinh nghiệm, kết nối với các NGO và doanh nghiệp có giải pháp thực hiện giải pháp phân loại, xử lý và hạn chế đốt rác thải;…

Theo ông Đinh Trọng Khang, Viện Khoa học công nghệ Giao thông vận tải (ITST), từ hoạt động thí điểm kiểm kê khí thải xe gắn máy cũ cho thấy, việc triển khai các chính sách một cách công khai, minh bạch, đi sâu của nhu cầu thực tế của xã hội, đều nhận được sự đồng thuận cao từ người dân.

Từ góc độ doanh nghiệp, ông Lê Văn Vệ, Trưởng nhóm Chính sách, Hiệp hội các nhà sản xuất xe gắn máy tại Việt Nam (VAMM), cho hay: “Các nhà sản xuất xe gắn máy hoàn toàn ủng hộ các chính sách của chính phủ, cũng như ý thức được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường nói chung và tuân thủ các quy định an toàn kỹ thuật về bảo vệ môi trường trong sản xuất xe”. Bên cạnh các sáng kiến về kiểm soát khí thải xe máy cũ, các doanh nghiệp cũng chủ động phối hợp với các cấp chính quyền chủ động nghiên cứu, đề xuất, áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải cao hơn cho các xe mới sản xuất, hướng tới giảm phát thải khí nhà kính theo kịp lộ trình trung hoà carbon của Chính phủ.

Bên cạnh đó, bà Carolyn Turk, Giám đốc WB tại Việt Nam cũng đưa ra 5 khuyến nghị để giảm ô nhiễm không khí tại Hà Nội. Đó là thắt chặt hơn các giá trị giới hạn phát thải đối với nhà máy điện và có biện pháp cho các làng nghề; Thực thi hiệu quả cấm đốt rơm rạ ngoài trời và áp dụng các biện pháp giảm bụi đường xá; Có chế tài thực thi tiêu chuẩn khí thải đối với xe máy, ô tô và xe buýt; Quản lý bền vững chất thải rắn đô thị; Giải quyết triệt để các nguồn phát thải amoni từ nông nghiệp. Đặc biệt, để các giải pháp nêu trên đạt hiệu quả cao thì cần có sự phối hợp liên tỉnh và ở cấp quốc gia.

Trong giai đoạn 2022 – 2023, các cơ quan chức năng tiếp tục tiến hành nghiên cứu xây dựng Kế hoạch quản lý chất lượng không khí trên địa bàn thành phố Hà Nội, góp phần vào nỗ lực khắc phục triệt để vấn nạn ô nhiễm không khí.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cập nhật mới nhất về cơn bão số 8 trên biển Đông

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hồi 10h ngày 13/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 116,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-88km/h), giật cấp 11.

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng
(PLVN) - Trong quá trình dập tắt đám cháy rừng tại thành phố Yên Bái, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) đã cứu sống 1 phụ nữ mắc kẹt trong đám cháy.

Bão số 8 sắp vào biển Đông, 2 cơn bão mới lại 'đe doạ'

Hiện tại ở khu vực phía Đông của Philippines đang có tới 2 cơn bão, 1 áp thấp nhiệt đới đang hoạt động. Ảnh: VNDMS
(PLVN) - Cơn bão TORAJI nhiều khả năng sẽ di chuyển vào biển Đông trong khoảng chiều tối đến đêm 11/11. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công điện đề nghị loạt Bộ, ngành, địa phương chủ động ứng phó. Hiện khu vực phía Đông của Philippines còn 2 cơn bão, 1 áp thấp nhiệt đới hoạt động...

Ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng động vật hoang dã ở Việt Nam: Pháp luật và ý thức cần song hành

Các hành vi quảng cáo, nuôi nhốt, tàng trữ và buôn bán trái phép cá thể, bộ phận hoặc sản phẩm của gấu đều là vi phạm pháp luật có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
(PLVN) - Nhằm đánh giá và xác định những vấn đề cấp bách cần được ưu tiên để xử lý hiệu quả tình trạng buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) trái phép, góp phần bảo vệ các quần thể ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm và từng bước xóa bỏ vai trò của Việt Nam trong mạng lưới buôn bán ĐVHD trái phép toàn cầu, đầu tháng 11/2024, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) ra mắt tài liệu thường niên “Những hành động cấp bách bảo vệ động vật hoang dã trước nguy cơ tuyệt chủng năm 2024”.

Nỗ lực bảo tồn loài động vật hoang dã trong Sách đỏ Việt Nam

SVW phối hợp với Vườn Quốc gia Cúc Phương tái thả 8 cá thể tê tê Java quý hiếm. (Nguồn: SVW)
(PLVN) - Tại Việt Nam, công tác bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm nói chung và bảo tồn tê tê nói riêng đã và đang được chú trọng hơn trước đây, đạt được nhiều kết quả khích lệ. Trong đó có cả những nỗ lực trong việc tăng cường thể chế, chính sách pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã và khắc phục những “lỗ hổng” pháp lý, nâng cao khung hình phạt.

Bão Yinxing đã đi vào biển Đông

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 7. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, sáng sớm nay (8/11), bão YINXING đã đi vào vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 trong năm 2024.