Hà Nội: Đảm bảo cấp nước sạch ổn định, an toàn cho người dân Khu đô thị Thanh Hà

Khu đô thị Thanh Hà (huyện Thanh Oai, TP Hà Nội).
Khu đô thị Thanh Hà (huyện Thanh Oai, TP Hà Nội).
(PLVN) - Giữa tháng 10/2023, tại Khu đô thị Thanh Hà (huyện Thanh Oai, TP Hà Nội) chất lượng nước không đảm bảo dẫn đến việc dừng hoạt động trạm cấp nước cục bộ. Liên quan đến việc này, UBND TP Hà Nội đã có chỉ đạo giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát, có phương án cấp nước sạch đảm bảo ổn định, an toàn cho nhân dân.

Ngày 22/10, UBND TP Hà Nội đã có thông tin chính thức về công tác chỉ đạo điều tiết cấp nước sạch ổn định cho Khu đô thị Thanh Hà và một số khu vực cuối nguồn phía Tây Nam TP.

Theo đó, thời gian qua, trên địa bàn TP Hà Nội xảy ra việc thiếu nước cục bộ ở một số khu vực thuộc phường Trung Văn (Khu vực trường Đại Học Hà Nội) nằm giữa hai quận Nam Từ Liêm, Thanh Xuân do nằm cuối nguồn của hệ thống cấp nước thuộc Công ty Viwaco quản lý.

Nguyên nhân là do lượng nước cấp cho địa bàn của Công ty Viwaco từ nguồn sông Đà và nguồn sông Đuống thiếu hụt so với nhu cầu (tổng hai nguồn cấp cho Viwaco đạt khoảng 238.000m3/ngđ trên nhu cầu khoảng 240.000-250.000m3/ngđ).

Tuy nhiên, việc thiếu hụt này đã được Công ty Viwaco giải quyết bằng các giải pháp theo kế hoạch đã đặt ra như vận hành hệ thống bơm để đảm bảo cấp cho khu vực xa nguồn; điều tiết luân phiên; cải tạo mạng lưới giảm thất thoát; vận động nhân dân sử dụng nước hiệu quả tiết kiệm... Đến nay các địa điểm trên đã được giải quyết cấp nước ổn định.

Giữa tháng 10/2023, tại Khu đô thị Thanh Hà, chất lượng nước không đảm bảo dẫn đến việc dừng hoạt động trạm cấp nước cục bộ.

TP Hà Nội đã chỉ đạo Sở Xây dựng triển khai các giải pháp, yêu cầu các đơn vị cấp nước điều tiết cấp nước bổ sung cho Khu đô thị Thanh Hà.

Ngày 18/10/2023, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã có chỉ đạo yêu cầu các đơn vị bằng mọi biện pháp nhanh nhất cấp nước sạch sinh hoạt trở lại và có giải pháp bảo đảm ổn định lâu dài cho người dân khu đô thị Thanh Hà (huyện Thanh Oai).

UBND TP đã có chỉ đạo giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát, có phương án cấp nước sạch đảm bảo ổn định, an toàn cho nhân dân.

Thực hiện chỉ đạo của Bí thư Thành ủy và UBND TP Hà Nội, Sở Xây dựng TP đã kiểm tra, tổ chức chỉ đạo các đơn vị điều phối cấp nước ngay cho Khu đô thị Thanh Hà. Đến nay, Sở Xây dựng đã chủ trì tổ chức 4 cuộc họp, ban hành 6 văn bản chỉ đạo đôn đốc các đơn vị phối hợp thực hiện các giải pháp cấp nước cho Khu đô thị Thanh Hà.

Về kết quả điều tiết nguồn cấp về bổ sung cho Khu đô thị Thanh Hà, Công ty Cổ phần nước mặt sông Đuống đã phối hợp với Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội, Công ty Cổ phần Viwaco điều tiết nguồn cho Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông để cấp nguồn cho Khu đô thị Thanh Hà với lưu lượng truyền tải lúc 17h00 ngày 18/10/2023 là khoảng 120m3/giờ (tương đương khoảng 2.880m3/ngđ); từ 6 giờ ngày 19/10/2023 đến 6 giờ ngày 20/10/2023) là 3.143 m3/ngđ trên nhu cầu khoảng (3200-3500)m3/ngđ.

Khu đô thị Thanh Hà nằm cuối nguồn của hệ thống nước mặt sông Đuống, với đường ống truyền tải từ nhà máy về Khu đô thị Thanh Hà là hơn 40km.

Về lâu dài, khu đô thị với nhu cầu sử dụng nước khoảng 27.500m3/ngđ này sẽ được cấp nước từ nhà máy nước mặt sông Đà giai đoạn II với công suất lên 600.000m3/ngđ và nhà máy nước mặt Xuân Mai công suất 300.000m3/ngđ hoàn thành.

Trong giai đoạn trước mắt, các nguồn bổ sung như trên chưa đảm bảo đáp ứng nhu cầu. Vì vậy, TP Hà Nội tiếp tục chỉ đạo Công ty Cổ phần nước mặt sông Đuống tiếp tục phối hợp với Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội, Công ty Cổ phần Viwaco điều tiết nguồn cho Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông để điều tiết tối đa nguồn cấp cho Khu đô thị Thanh Hà.

TP Hà Nội đã cho phép Công ty Cổ phần Nước mặt sông Đuống bổ sung đoạn tuyến D700 trên địa bàn quận Hoàng Mai để bổ sung khối lượng và tăng áp lực cho khu vực cuối nguồn (các huyện phía Nam TP).

Công ty Nước sạch Hà Nội tăng nguồn nước ngầm để điều tiết nguồn sông Đuống cho Khu đô thị Thanh Hà.

Công ty Cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà tăng tối đa công suất cấp nước đảm bảo cấp nguồn cho TP Hà Nội.

Công ty Cổ phần nước sạch Thanh Hà xây dựng giải pháp khắc phục đảm bảo cấp nước ổn định cho người dân, trong đó xác định rõ tổng nhu cầu sử dụng nước, sản lượng tự khai thác từ Trạm cấp nước ngầm, sản lượng cần bổ sung từ hệ thống cấp nước tập trung; thời gian cần hỗ trợ; điều tiết nguồn cấp trong khu vực dự án; khẩn trương cải tạo Trạm cấp nước cục bộ trong Khu đô thị Thanh Hà đảm bảo công suất đã được chấp thuận với chất lượng nước theo tiêu chuẩn mới của Bộ Y tế…

TP Hà Nội giao UBND huyện Thanh Oai, UBND quận Hà Đông tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch tại Khu đô thị Thanh Hà; tuyên truyền người dân sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả tránh lãng phí, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

Sở Xây dựng tiếp tục đôn đốc các đơn vị phối hợp tăng nguồn cung và điều tiết, tiết giảm nguồn cấp từ nguồn sông Đuống, Sông Đà cho Công ty Nước sạch Hà Nội và Công ty Viwaco để bổ sung nguồn cấp cho Công ty Nước sạch Hà Đông điều phối cấp về Khu đô thị Thanh Hà.

Công ty Cổ phần Nước mặt sông Đuống triển khai xây dựng trạm tăng áp cục bộ trên đường 70 để điều tiết tăng lượng lượng cấp cho khu vực Hà Đông và Khu đô thị Thanh Hà.

TP Hà Nội cũng thành lập chỉ đạo Tổ công tác liên ngành kiểm tra việc thực hiện đầu tư xây dựng trạm cấp nước tại Khu đô thị Thanh Hà và xử lý vi phạm nếu có.

Khẩn trương hoàn thành Nhà máy nước mặt sông Hồng trong quý I/2024

Dự báo nhu cầu sử dụng nước trong năm 2024 sẽ tăng so với năm 2023 khoảng (5-10%) tùy thời điểm. Để đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng nước trong năm 2024, Sở Xây dựng Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị cấp nước rà soát nhu cầu và chuẩn bị các giải pháp điều tiết.

Trong đó có duy trì, phát huy tối đa công suất nguồn cấp của các nhà máy nước hiện có, phối hợp điều tiết nguồn cấp giữa các đơn vị cấp nước. Chất lượng nước sau xử lý phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt theo QCVN 01-1:2018/BYT của Bộ Y tế.

Công ty Nước sạch sông Đuống, Sông Đà chuẩn bị các giải pháp kỹ thuật, pháp lý… để vận hành công suất dự phòng tăng 20% công suất thiết kế trung bình của mỗi nhà máy 300.000m3/ngđ lên khoảng 350.000-360.000m3/ngđ theo thời điểm và kỹ thuật cho phép.

Đồng thời, đôn đốc Công ty Cổ phần Nước mặt sông Hồng khẩn trương hoàn thành Nhà máy nước mặt sông Hồng công suất 300.000m3/ngđ trong quý I/2024.

Trong những năm tiếp theo, tiếp tục đôn đốc sớm đưa và vận hành Nhà máy nước mặt sông Đà giai đoạn II (Hợp phần 2) nâng công suất lên 600.000m3/ngđ, Nhà máy nước Xuân Mai tại Hòa Bình công suất 300.000m3/ngđ…

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chiều 15/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ.

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.