Hà Nội có thể cho các loại xe khác đi vào làn buýt nhanh

Sau hơn một năm hoạt động, TP Hà Nội dự kiến cho các phương tiện khác đi vào làn xe buýt nhanh. Ảnh minh họa: Bá Đô.
Sau hơn một năm hoạt động, TP Hà Nội dự kiến cho các phương tiện khác đi vào làn xe buýt nhanh. Ảnh minh họa: Bá Đô.
Các loại phương tiện có thể được đi vào làn riêng của xe buýt nhanh trong thời gian nửa đêm về sáng.

Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị (Sở Giao thông Vận tải Hà Nội) vừa có đề xuất về việc sử dụng làn đường ưu tiên của xe buýt nhanh (tuyến BRT Kim Mã - Yên Nghĩa) cho các phương tiện khác hoạt động.

Cụ thể, Trung tâm đề xuất các tuyến buýt thường được sử dụng làn đường dành riêng cho BRT  từ 4h đến 23h hàng ngày; các phương tiện khác được sử dụng làn đường dành riêng cho BRT từ 23h00 đến 4h00 ngày hôm sau.

Ngoài ra, để giảm khoảng cách đi bộ của hành khách trung chuyển của BRT với xe buýt thường, cải thiện hạ tầng cho người khuyết tật sử dụng xe lăn tiếp cận nhà chờ BRT, 10 điểm dừng xe buýt thường được đề nghị di chuyển đến vị trí mới.

Trung tâm cũng đề nghị tiếp tục bố trí dải phân cách cứng giữa làn BRT và làn đường giao thông chung, để hạn chế tình trạng các phương tiện khác đi lấn vào làn đường BRT, đảm bảo điều kiện vận hành của tuyến...

Tuyến BRT Kim Mã - Yên Nghĩa hoạt động từ 1/1/2017. Khoảng 4 tháng sau, lãnh đạo TP Hà Nội cho rằng lượng hành khách trung bình mỗi xe buýt nhanh chỉ 34 người, cao nhất chưa tới 48 khách trong khi sử dụng làn riêng là chưa hợp lý nên đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức thí điểm cho xe buýt thường đi vào làn đường ưu tiên của BRT; sau đó nghiên cứu mở rộng thêm một số phương tiện khác.

Hà Nội cũng từng công bố việc thành phố sẽ mở tuyến BRT thứ 2 (lộ trình Kim Mã - Hòa Lạc) trên cơ sở rút kinh nghiệm vận hành tuyến BRT số 1. Gần một năm sau (ngày 21/12/2017), một tuyến buýt được khai trương với điểm cuối là khu công nghệ cao Hòa Lạc, tuy nhiên đó chỉ là tuyến buýt thường.

Tuyến xe buýt nhanh Kim Mã - Yên Nghĩa có tổng mức đầu tư 53,6 triệu USD cho quãng đường khoảng 14,7 km từ Kim Mã xuống Yên Nghĩa. Dọc tuyến buýt có 21 nhà chờ, 10 cầu vượt cho người đi bộ ra giữa đường đón xe.

Xe BRT gồm 35 chiếc (mỗi chiếc trên 5 tỷ đồng) sức chứa 90 hành khách (vận doanh 22 xe ngày bình thường và 16 xe ngày chủ nhật).

Đọc thêm

Dồn sức thông xe hai dự án cao tốc Bắc - Nam trước 30/4

Thi công cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt. (Ảnh: Nhà thầu dự án cung cấp)
(PLVN) - Không chỉ thi công 3 ca, 4 kíp suốt ngày đêm, nhiều nhà thầu còn sẵn sàng tăng cường máy móc, nhân lực sang hỗ trợ nhà thầu khác đang gặp khó để nỗ lực đưa 2 dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông vào hoạt động trước dịp 30/4.

Bài học từ buýt nhanh BRT

Ảnh minh họa
(PLVN) - Thông tin tuyến buýt nhanh BRT của Hà Nội sẽ chấm dứt hoạt động, chính thức được đưa ra mới đây, khi đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) làm việc với UBND TP Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ 2009 - 2023.

Xe tải va chạm xe khách, 23 người thương vong

Hiện trường vụ tai nạn giao thông khiến 1 người chết, 22 người bị thương.
(PLVN) - Chiều 13/4, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Kon Tum cho biết, trên tuyến đường Quốc lộ 24 đoạn qua địa bàn huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe tải và xe khách khiến một người chết, 22 người bị thương.

Thông xe tuyến đường kết nối cầu vượt sông Cầu, kết nối vùng Hà Nội - Bắc Giang

Các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng thông xe kỹ thuật tuyến đường.
Dự án được thông xe kỹ thuật đóng vai trò chiến lược để hình thành mạng lưới giao thông liên kết TP Hà Nội với tỉnh Bắc Giang và các tỉnh lân cận, hoàn thiện đường Vành đai 4 qua địa phận tỉnh Bắc Giang; kết nối các khu, cụm công nghiệp của tỉnh Bắc Giang với các khu công nghiệp tại TP Hà Nội và tỉnh Vĩnh Phúc...