Gò Công Đông phấn đấu đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao năm 2025

(PLVN) - Sau khi được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào năm 2020, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang đang tích cực triển khai xây dựng huyện NTM nâng cao, xã NTM nâng cao.

Huyện phấn đấu xây dựng 2 xã đạt chuẩn xã NTM nâng cao, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM nâng cao lên 7 xã; thực hiện đạt 1 tiêu chí và 3 chỉ tiêu trong Bộ tiêu chí huyện đạt chuẩn NTM, nâng tổng số tiêu chí đạt lên 4/9 tiêu chí, tạo tiền đề để hoàn thành 9/9 tiêu chí NTM nâng cao vào năm 2024.

Thời gian qua, huyện Gò Công Đông đã tập trung cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, sự tham gia đóng góp tích cực của Nhân dân, giúp bộ mặt nông thôn của huyện Gò Công Đông có nhiều khởi sắc. Nhờ tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ tăng giá trị sản xuất của huyện Gò Công Đông ước tăng 5,3% so với năm 2021. Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện được đảm bảo theo chuẩn NTM, trong đó 100% đường trục xã, liên xã được cứng hóa.

Hiện toàn huyện có 95,25% hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa; có 95/95 ấp, khu phố đạt danh hiệu văn hóa; 11/11 xã đạt chuẩn văn hóa NTM; 02/02 thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị; 103/103 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa. Năm 2022, toàn huyện Gò Công Đông có 37.648 hộ đăng ký xây dựng gia đình văn hóa; 95 ấp khu phố đăng ký giữ vững danh hiệu ấp - khu phố văn hóa năm 2021.

Công tác đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục được quan tâm thực hiện, huyện Gò Công Đông đã xây dựng hoàn thành Trường THCS Võ Văn Dánh (giai đoạn 2), Trường THCS Gia Thuận; đang thi công Trường Tiểu học Tân Hòa. Toàn huyện có 25/38 trường đạt chuẩn, tỷ lệ trường đạt chuẩn so với tổng số trường của từng bậc học là: Mầm non 69,23%, tiểu học 66,67%, trung học cơ sở 60%. Huyện Gò Công Đông cũng triển khai thực hiện chính sách an sinh xã hội được kịp thời, đầy đủ. Địa phương đã chi trợ cấp thường xuyên cho 6.845 đối tượng bảo trợ xã hội, triển khai xây dựng và bàn giao 08 căn, sửa chữa 14 căn nhà tình nghĩa cho người có công và thân nhân liệt sĩ.

Huyện Gò Công Đông phấn đấu đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao năm 2025

Huyện Gò Công Đông phấn đấu đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao năm 2025

Huyện cũng rà soát gia hạn thẻ bảo hiểm y tế cho 1.596 đối tượng thuộc hộ nghèo, 6.453 đối tượng thuộc cận nghèo để người dân kịp thời khám chữa bệnh; trợ cấp thường xuyên cho 258 người cao tuổi đủ 80 tuổi trở lên hưởng trợ giúp bảo trợ xã hội tăng mới năm 2022. Ngoài ra, địa phương đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện giải pháp giảm nghèo bền vững, phấn đấu hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Đến cuối năm 2022, trên địa bàn huyện Gò Công Đông có 63 hộ thoát nghèo, giúp giảm tổng số hộ nghèo còn lại là 459 hộ, chiếm tỷ lệ 1,19%.

Huyện Gò Công Đông đã phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, các huyện Gò Công Tây, thị xã Gò Công, huyện Tân Phú Đông xây dựng chiến lược cạnh tranh hiệu quả, áp dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm chủ lực của địa phương. Theo đó, địa phương đã có nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm “Nghêu Gò Công”, “Sơ ri Gò Công”, “Mắm tôm chà Gò Công”; nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm “Rau sạch Gò Công”, “Gạo sạch Gò Công Đông”, “Dưa hấu Gò Công”. Cùng với đó, trong năm 2022, huyện Gò Công Đông đã hỗ trợ Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Tân Điền và Hợp tác xã DVNN Phước Trung thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa.

Để đạt được kết quả như trên, bên cạnh sự đồng lòng, quyết tâm của chính quyền và Nhân dân huyện Gò Công Đông là sự hỗ trợ kịp thời của Ban Quản lý dự án và Phát triển quỹ đất huyện Gò Công Đông. Dưới sự chỉ đạo của UBND huyện Gò Công Đông, Ban Quản lý dự án và Phát triển quỹ đất huyện triển khai thực hiện tốt các dự án đầu tư, góp phần nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện theo hướng đồng bộ, hiện đại, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Ban Quản lý dự án và Phát triển quỹ đất tăng cường công tác lựa chọn nhà thầu tư vấn và thi công đảm bảo năng lực triển khai các dự án từ khâu chuẩn bị, thực hiện và kết thúc dự án, phát huy hiệu quả đầu tư và đảm bảo chất lượng khi đưa vào khai thác sử dụng.

Các công trình cơ sở hạ tầng tại huyện Gò Công Đông ngày càng hoàn thiện và nâng cao

Các công trình cơ sở hạ tầng tại huyện Gò Công Đông ngày càng hoàn thiện và nâng cao

Với phương châm “Xây dựng NTM là quá trình liên tục, lâu dài, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc”, Gò Công Đông phấn đấu đến năm 2025 đạt huyện NTM nâng cao. Theo đó, xây dựng 02 xã đạt chuẩn xã NTM nâng cao, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM nâng cao lên 07 xã. Phấn đấu thực hiện đạt 01 tiêu chí và 03 chỉ tiêu trong Bộ tiêu chí huyện đạt chuẩn NTM, nâng tổng số tiêu chí đạt lên 4/9 tiêu chí (30/38 chỉ tiêu), tạo tiền đề để hoàn thành 9/9 tiêu chí NTM nâng cao vào năm 2024. Đồng thời, xây dựng và quảng bá thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp để tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ, huyện đặt mục tiêu đến năm 2023 xây dựng thêm ít nhất 04 sản phẩm OCOP.

Để hướng tới hoàn thành mục tiêu đề ra, huyện Gò Công Đông tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tăng cường thu hút đầu tư, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và các ngành kinh tế nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển. Huyện cũng sẽ đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ, cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng bền vững; huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng gắn với xây dựng NTM. Gò Công Đông cũng thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh cải cách hành chính; tăng cường quốc phòng an ninh, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Đọc thêm

Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh thành khu vực ĐBSCL trao đổi nghiệp vụ

Quang cảnh Hội nghị
(PLVN) - Tại TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL gồm: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long (do Trại Tạm giam Công an Kiên Giang làm Cụm trưởng), mới tổ chức Hội nghị trao đổi nghiệp vụ trong công tác thi hành tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù và xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Trại Tạm giam giai đoạn 2023 - 2024.

Tín dụng chính sách góp phần đưa Quảng Bình phát triển toàn diện

Tín dụng chính sách góp phần đưa Quảng Bình phát triển toàn diện
(PLVN) - Nhờ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), người dân nghèo tỉnh Quảng Bình có thêm nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế. Nguồn vốn tín dụng chính sách trở thành “đòn bẩy” giúp người dân phát triển sản xuất, góp phần giảm nghèo bền vững, từng bước làm giàu, bảo đảm an sinh xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới.

Quảng Ninh phát huy tinh thần 'Kỷ luật - Đồng tâm' - Bài cuối: Bứt phá trong phát triển kinh tế, tạo đà cho nhiệm kỳ tới

Ông Vũ Đại Thắng - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh phát biểu tại kỳ họp HĐND tỉnh khóa XIV.
(PLVN) - Mới đây, tại Kỳ họp thứ 23 (Kỳ họp thường lệ cuối năm), HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV đã biểu quyết thông qua các Nghị quyết quan trọng để cụ thể hóa mục tiêu tổng quát đã được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh xác định tại Nghị quyết số 31-NQ/TU ngày 02/12/2024 về phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 với chủ đề công tác năm là “Bứt phá trong phát triển kinh tế, tạo đà cho nhiệm kỳ mới”.

Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai 'phát lệnh' tấn công trấn áp tội phạm dịp tết Ất Tỵ

Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai 'phát lệnh' tấn công trấn áp tội phạm dịp tết Ất Tỵ
(PLVN) - “Các đơn vị thuộc công an tỉnh huy động tối đa lực lượng, phương tiện, đồng loạt ra quân tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự, bảo đảm tuyệt đối an toàn các sự kiện dịp cuối năm phục vụ Nhân dân vui Xuân, đón Tết an toàn, bình yên”, Đại tá Nguyễn Hồng Phong – Giám đốc công an tỉnh Đồng Nai chỉ đạo trong đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm.