Giữ cho ngọn lửa truyền thống Bộ đội Cụ Hồ mãi mãi tỏa sáng

Đồn Biên phòng Tuyên Bình, BĐBP tỉnh Long An phối hợp với Hội LHPN địa phương tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho phụ nữ trên khu vực biên giới. Ảnh: Minh Luận
Đồn Biên phòng Tuyên Bình, BĐBP tỉnh Long An phối hợp với Hội LHPN địa phương tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho phụ nữ trên khu vực biên giới. Ảnh: Minh Luận
(PLO) - Lâu nay, hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ đã khắc sâu trong lòng người dân Việt Nam: Đi dân nhớ, ở dân thương; Quân với dân như cá với nước. Phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ, giữ cho ngọn lửa truyền thống Bộ đội Cụ Hồ mãi mãi tỏa sáng, đó là nhiệm vụ xây dựng quân đội về chính trị hiện nay.

Từ đội quân đầu tiên là Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, lớp lớp thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam từ đời cha đến đời con đi đánh giặc, cứu nước đã hun đúc nên một phẩm chất, một bản lĩnh mà nhân dân Việt Nam gọi là Bộ đội Cụ Hồ.

Bộ đội Cụ Hồ là giá trị văn hóa cao quý, đẹp đẽ nhất của QĐND Việt Nam, được hun đúc qua nhiều thế hệ, trở thành bản chất, truyền thống của Quân đội ta, là danh hiệu vinh dự của nhân dân khen tặng, danh hiệu của lòng dân.

Phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ thể hiện đầy đủ nhất chính là trong bài phát biểu của Bác Hồ ngày 22/12/1964, nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khǎn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng…”.  và “Quân đội ta có sức mạnh vô địch, vì nó là một quân đội nhân dân do Đảng ta xây dựng, Đảng ta lãnh đạo và giáo dục”. 

Quân đội ta có 3 chức năng cơ bản, đó là đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân lao động sản xuất. Nhiều năm qua, toàn quân đã tích cực tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội, chủ động triển khai các nhóm nội dung xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh; góp phần giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo, thực hiện nếp sống văn hóa mới.

Quân đội còn tích cực tham gia củng cố các tổ chức, góp phần xây dựng cơ sở chính trị địa phương vững mạnh, trọng tâm là cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể vững mạnh và xây dựng địa bàn an toàn.

Đại tá Phạm Kim Sơn - Phó Cục trưởng Cục Dân vận, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam cho biết: “Từ năm 2016 đến nay, cán bộ, chiến sĩ toàn quân đã đóng góp hơn 2 triệu ngày công, hơn 1.000 tỷ đồng tham gia xây dựng nông thôn mới; phối hợp với các lực lượng xóa đói, giảm nghèo giúp 31.500 hộ; đào tạo nghề cho gần 33.000 người, tạo việc làm cho gần 35.000 người; chuyển giao mô hình, kỹ thuật sản xuất giúp gần 5.000 hộ; xây tặng 215 trường học, 201 lớp học; hỗ trợ xây dựng 450 trường học, gần 2.000 phòng học; xóa mù chữ giúp hơn 3.400 người; khám bệnh, cấp thuốc miễn phí giúp hơn 3 triệu lượt người, trị giá tiền thuốc cấp phát gần 29 tỷ đồng; ủng hộ Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, Quỹ “Vì nạn nhân chất độc da cam” hơn 90 tỷ đồng; tặng quà người có công gần 88 tỷ đồng... Qua đó góp phần để hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ tiếp tục tỏa sáng trong thời kỳ mới”.

Là lực lượng trẻ đại diện cho trí tuệ, tinh thần xung kích, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, thế hệ trẻ Quân đội hiện nay tiếp tục giữ vững và tô thắm phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ. Bước vào thời kỳ mới, thanh niên Quân đội xung kích, sáng tạo thi đua thực hiện tốt các mô hình, phong trào: “Phấn đấu xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”; “Thanh niên giành 3 đỉnh cao quyết thắng”; “Thanh niên Quân đội thi đua rèn đức, luyện tài, xung kích, sáng tạo, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”…

Từ đó đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu trong vươn lên chiếm lĩnh, xác lập những đỉnh cao mới trong học tập, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất, rèn luyện kỷ luật, xây dựng chính quy, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, khắc phục hậu quả thiên tai, góp phần ổn định chính trị, phát triển đất nước...

60 năm qua, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) đã từng ngày, từng giờ gắn bó với dải biên cương gần 8.000km, hơn 9 triệu đồng bào dân tộc thiểu số, từ vùng núi cao cho đến hải đảo xa xôi của Tổ quốc.

Trung tướng Hoàng Xuân Chiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh BĐBP cho biết: “Hiện BĐBP có hơn 300 cán bộ biên phòng tăng cường cho các xã biên giới giữ các vị trí bí thư, phó bí thư Đảng ủy xã, chủ tịch, phó chủ tịch UBND xã và gần 1.500 đảng viên về tham gia sinh hoạt tại các chi bộ thôn, bản. Những đồng chí này đã truyền đạt đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước với bà con; góp phần bồi dưỡng, giới thiệu hàng nghìn thanh niên ưu tú người dân tộc vào Đảng; xóa hàng trăm thôn, bản trắng về đảng viên...

Cùng với đó, nhiều hoạt động chăm lo cho người dân vùng biên của BĐBP đã và đang tạo nên diện mạo mới trên biên giới hôm nay, như chương trình “Mái ấm cho đồng bào nghèo nơi biên giới”; “Mái ấm biên cương” đã trao tặng người dân gần 7.000 căn nhà và nhiều công trình dân sinh; chương trình phối hợp với Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel “Bò giống giúp người nghèo nơi biên giới, hải đảo” đã tặng 24.600 con bò giống giúp các gia đình nghèo...

Nhiều hoạt động giao lưu đã được tổ chức hiệu quả như: Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc; phối hợp với lực lượng bảo vệ biên giới các nước trong Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng tổ chức Chương trình giao lưu “Biên cương thắm tình hữu nghị”; các hoạt động kết nghĩa “Đồn - Trạm, Tiểu đoàn hữu nghị, Biên giới bình yên”; tham mưu cho chính quyền địa phương tổ chức “Kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới…

Qua đó, đã góp phần giữ vững và phát triển mối quan hệ đoàn kết hữu nghị với chính quyền, nhân dân và lực lượng vũ trang hai bên biên giới”.

Hiện nay, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đang tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đối với QĐND Việt Nam, đó chính là việc “Phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ”. Truyền thống Bộ đội Cụ Hồ là viên ngọc quý, càng mài càng sáng, là điều không thể mất, là giá trị tinh thần vô giá mà các thế hệ đi trước để lại làm hành trang cho thế hệ cán bộ, chiến sĩ hôm nay và mai sau.

Chúng ta đang sống trong hòa bình nhưng chỉ có những con người đã từng đi qua chiến tranh mới tường tỏ được sự vĩ đại và giá trị tận cùng của hòa bình. Để đất nước có được như ngày hôm nay, biết bao thế hệ Bộ đội Cụ Hồ đã anh dũng chiến đấu, hy sinh xương máu, tuổi thanh xuân.

Và đâu đó nơi biên cương, hải đảo, vẫn còn đó những cán bộ, chiến sĩ đang hy sinh thầm lặng để bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Nhân kỷ niệm 74 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam, chúng tôi - những người làm báo Báo PLVN xin gửi lời tri ân sâu sắc đến những Anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống. 

Đọc thêm

Thủ tướng công tác tại Trung Quốc: Tiếp tục nâng tầm vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình.
(PLVN) -  Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, hôm nay - 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, dự Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc đến ngày 8/11 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường.

Sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam: Tạo điều kiện để sĩ quan phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày tờ trình dự án Luật. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Việc sửa đổi Luật Sĩ quan (LSQ) Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, đặc biệt là tăng tuổi công tác, góp phần hoàn thiện chế độ chính sách với SQ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện để SQ phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống.

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.