Giáo viên Thừa Thiên - Huế hối hả dọn trường đón học sinh sau lũ

Thầy cô Trường TH số 1 Lộc Trì hưởng ứng phương châm “nước xuống đến đâu, làm vệ sinh đến đó”
Thầy cô Trường TH số 1 Lộc Trì hưởng ứng phương châm “nước xuống đến đâu, làm vệ sinh đến đó”
(PLO) - Tại nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế, các thầy cô giáo đã phối hợp cùng với phụ huynh học sinh nhanh chống ra quân làm công tác dọn vệ sinh cho trường lớp sạch sẽ sau khi nước lũ vừa rút để đón học sinh trở lại trường trong thời gian sớm nhất.

Ngay sau khi nước lũ vừa rút, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã nhanh chống chỉ thị đến các cơ quan ban ngành trên địa bàn toàn tỉnh về công tác khắc phục nhà cửa bị ngập, huy động lực lượng tổ chức dọn vệ sinh để đảm bảo sinh hoạt trở lại của người dân, phát động toàn dân tổng vệ sinh môi theo phương châm “nước xuống đến đâu, làm vệ sinh đến đó”.

Các thầy cô dọn hàng lang nhà trường
Các thầy cô dọn hàng lang nhà trường

Hưởng ứng chỉ thị trên, tại trường tiểu học số 1 Lộc Trì (xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc), lãnh đạo nhà trường đã huy động toàn thể đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh và xã Đoàn cùng tham gia giúp trường quét dọn bùn non, dọn dẹp các phòng học và phòng chức năng.

Ông Bùi Khắc Sơn Ca, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trường đã cử người túc trực 24/24, để nước rút đến đâu quét bùn đến đó. Ngoài ra, đối với những em học sinh bị ướt sách vở, đồ dùng học tập nhà trường sẽ trích quỹ khuyến học để hỗ trợ cho các em. Đảm bảo tất cả học sinh đều có đầy đủ sách vở dụng cụ học tập. Còn riêng các em ở những vùng trũng thấp còn ngập nước thì nhà trường chú trọng nhắc nhỡ phụ huynh đưa đón và dặn dò các em luôn cẩn thận để tránh các tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Dụng cụ cào bùn tự chế của các cô giáo Trường TH số 1 Lộc Trì

Dụng cụ cào bùn tự chế của các cô giáo Trường TH số 1 Lộc Trì

Bà Cái Thị Cẩm Hương, Trưởng Phòng Giáo dục huyện Phú Lộc cho biết, đến thời điểm này, công việc khắc phục vẫn đang được các thầy cô giáo tại các điểm trường ngập lụt tiến hành khẩn trương. “Chúng tôi sẽ cố gắng hoàn thành dọn vệ sinh trong thời gian sớm nhất để việc dạy và học trở lại bình thường”, bà Hương nói. 

Giáo viên Trường TH Thuận Lộc đội mưa rửa bùn non
Giáo viên Trường TH Thuận Lộc đội mưa rửa bùn non

Một ngôi trường khác nằm trong vùng trũng thấp bị ngập lụt là trường tiểu học số 1 Quảng Phước (xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền). Mặc dù trong khuôn viên nhà trường nước vẫn còn ngập khá sâu, nhưng ngay từ sáng sớm các thầy cô đã có mặt cùng nhau dọn dẹp vệ sinh.

Bà Lê Thị Loan, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Trước đợt lũ vừa rồi nhà trường đã có công tác phòng chống nên cơ sở vật chất, sách vở của học sinh không bị ảnh hưởng. Ngay khi lũ vừa rút, dù trong trường vẫn còn ngập nhưng cán bộ giáo viên trong trường vẫn tích cực làm vệ sinh để đón học sinh trở lại trường trong thời gian sớm nhất”.

Bữa ăn vội của thầy cô Trường TH số 1 Quảng Phước khi vệ sinh trường học sau lũ

Bữa ăn vội của thầy cô Trường TH số 1 Quảng Phước khi vệ sinh trường học sau lũ

Hay tại một ngôi trường thuộc nội thành TP. Huế là trường tiểu học Thuận Lộc. Trước đó, nhà trường đã chủ động hơn trong công tác phòng chống lụt bão, tất cả bàn ghế và dụng cụ của nhà trường đã được dọn dẹp, kê lên chỗ cao ráo nên không có thiệt hại gì đáng kể.

Ngay sau khi lũ vừa rút, Ban Giám hiệu nhà trường đã nhanh chóng tổ chức cho thầy cô và phụ huynh học sinh quét dọn bùn đất và rác, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho toàn bộ trường học.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)
(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Sau bài viết nam sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết tại Quảng Bình: Rà soát chất lượng học sinh toàn huyện Minh Hóa

Trường THCS Hồng Hóa. (Ảnh: Nguyên Phong)
(PLVN) - UBND huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình), Phòng GD&ĐT huyện cho biết sẽ rà soát lại kiến thức cơ bản của học sinh ở tất cả các trường học trên địa bàn để phân loại và có phương án nâng cao chất lượng giáo dục. Riêng trường hợp học sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết, sẽ đưa về cấp tiểu học để phụ đạo thêm.

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.