Giao thông đô thị ứng phó biến đổi khí hậu

Một số hình ảnh giao thông tại Đà Nẵng bị ảnh hưởng bởi ngập lụt, sạt lở trong và sau mưa lũ lịch sử.
Một số hình ảnh giao thông tại Đà Nẵng bị ảnh hưởng bởi ngập lụt, sạt lở trong và sau mưa lũ lịch sử.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Những ngày qua, tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp, nhiều tuyến đường tại các tỉnh miền Trung đang bị chia cắt, không thể lưu thông do nước ngập dâng cao.

Giao thông ách tắc bởi mưa lớn

Cơn mưa đặc biệt lớn tại Đà Nẵng vào ngày 14 - 15/10, ước tính lượng mưa một ngày đã vượt trung bình cả tháng 10 của Đà Nẵng và bằng 1/3 trung bình cả năm, khiến nội thành Đà Nẵng ngập sâu nhiều tuyến phố. Hậu quả là giao thông tê liệt, tổn thất về hạ tầng đường sá, phương tiện. Các tuyến phố lớn, hiện đại như Nguyễn Văn Linh, Hàm Nghi, Lê Đình Lý, Quảng Trung... đều ngập sâu trong nước lũ. Dù hệ thống thoát của Đà Nẵng đã được đầu tư đồng bộ, hiện đại, nhưng vẫn không thoát kịp nước lũ do mưa lớn cực đoan.

Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, trong thời điểm mưa lớn xảy ra, Nam hầm Hải Vân nước đổ trên núi về gây ngập nên đã cấm lưu thông qua hầm, tuyến đường Tạ Quang Bửu nối hầm với QL1 ngập 50cm xe không lưu thông được. Tuy nhiên, khi phân luồng đi lên tuyến La Sơn - Túy Loan thì tuyến La Sơn phát sinh sạt lở, đất đá chiếm 2/3 mặt đường, khiến các cơ quan chức năng không thể thông xe. Nhiều tuyến đường trên toàn bộ địa bàn thành phố cũng gặp vấn đề tương tự.

Đây cũng là thực trạng chung nhiều tỉnh, thành miền Trung phải đối mặt trong những ngày qua. Tại Quảng Nam, cơ quan chức năng ghi nhận, trong ngày 14 - 15/10 tại huyện Đại Lộc, mưa lớn kéo dài đã gây sạt lở, xuất hiện “hố tử thần” ngay trên cầu Suối Mơ trên tuyến quốc lộ 14B đoạn qua xã Đại Đồng khiến giao thông tê liệt. Nhiều tuyến đường khác cũng xảy ra ngập úng cục bộ, sạt lở sau mưa. Cơ quan chức năng phải nhanh chóng bố trí lực lượng, phương tiện trực bảo đảm trật tự an toàn giao thông ứng phó với mưa lớn và lũ quét, sạt lở đất, ngập úng cục bộ trên địa bàn tỉnh.

Những năm gần đây, hiện tượng mưa lớn, cực đoan tại các đô thị đang làm trầm trọng thêm vấn đề ùn tắc giao thông. Vào những thời điểm xảy ra hiện tượng này, nhiều tuyến đường nội đô bị ngập úng sâu, sạt lở sau mưa khiến giao thông tê liệt.

Nhiều nguyên nhân của hiện tượng trên đã được đề cập đến, trong đó có nguyên nhân quan trọng là diện tích mặt nước và diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp dưới tác động tốc độ đô thị hóa nhanh. Các thành phố, đô thị trên cả nước đều đang đứng trước nguy cơ bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng biến đổi khí hậu cực đoan, thất thường gây ra nhiều thiệt hại cho người dân và xã hội, trong đó bao gồm những tổn thất lớn đối với cơ sở hạ tầng giao thông đô thị.

Tìm giải pháp ứng phó kịp thời

Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới do biến đổi khí hậu. Trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình tại nước ta đã tăng 2 - 3 độ C và mực nước biển đã dâng thêm khoảng 20cm. Theo kịch bản biến đổi khí hậu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các khu vực tiềm ẩn chịu tác động mạnh từ biến đổi khí hậu lại là khu vực có tốc độ đô thị hóa và phát triển đô thị cao trong những năm gần đây và được dự báo sẽ tiếp tục đô thị hóa mạnh.

Diễn biến khí hậu cực đoan trong những năm gần đây đã cho thấy biến đổi khí hậu không chỉ gây ảnh hưởng nặng nề đến các vùng dễ tổn thương như Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, vùng núi cao…, mà cả với hầu hết các đô thị trên cả nước, đặc biệt là tại các đô thị ven biển như TP Đà Nẵng là những nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi các hiện tượng thời tiết, thiên tai cực đoan, thất thường.

Theo thống kê của Cục Phát triển đô thị - Bộ Xây dựng, tính đến tháng 12/2017, trên toàn quốc có 813 đô thị; tốc độ đô thị hóa khá nhanh với tỷ lệ đô thị hóa trung bình là 35,7%. Hệ lụy của tốc độ phát triển vượt bậc ấy là đến nay, có khoảng 300 đô thị ven biển sẽ chịu sự tác động rất lớn của biến đổi khí hậu, như tình trạng ngập lụt, xâm nhập mặn, triều cường; khoảng 140 - 150 đô thị ở miền núi chịu sự ảnh hưởng của sạt lở đất, lũ quét và hạn hán.

Trước thực trạng nêu trên, yêu cầu đặt ra là phải tìm ra giải pháp ứng phó kịp thời, đặc biệt ngay từ khâu lập quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng đô thị đã phải tính đến vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu trong mọi mặt, đặc biệt hạ tầng giao thông đóng vai trò then chốt.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông
(PLVN) - Bờ biển Mỹ Khê (xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi) được xem là bãi biển đẹp nhất tỉnh nhưng đang bị nước biển xâm thực, sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sản xuất của người dân. Sạt lở bờ biển cũng uy hiếp các công trình hạ tầng đường giao thông, dầu khí, đồn biên phòng…

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái
(PLVN) - Bàu Cá Cái (Quảng Ngãi) là rừng ngập mặn được bao bọc xung quanh bởi các dãy núi và đồi cát hình thành cách đây hơn 200 năm với những vết tích xưa cũ. Nơi đây không chỉ có tác dụng phòng hộ, chắn sóng mà còn mở ra hướng thoát nghèo, tạo sinh kế bền vững cho người dân sống trong vùng nhờ những sản vật từ rừng và phát triển du lịch cộng đồng.

Thay đổi lớn từ những hành động nhỏ

Lối sống xanh không chỉ là một xu hướng mà là một cách tiếp cận bền vững, giúp bảo vệ môi trường.
(PLVN) - Trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng toàn cầu, mỗi hành động nhỏ hàng ngày của chúng ta đều có tác động lớn đến môi trường sống, góp phần vào việc giảm thiểu tác động xấu đến Trái đất.

Nỗ lực hơn nữa để tiếp nhận động vật hoang dã bị tịch thu từ buôn bán trái phép

Giải chạy thu hút hơn 300 vận động viên đến từ 26 quốc gia. (Ảnh: ENV)
(PLVN) - Ông Lương Xuân Hồng - Giám đốc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã (ĐVHD) Hà Nội đã khẳng định điều này tại Giải “Chạy để cứu hộ ĐVHD” tại Việt Nam trong khuôn khổ Giải chạy “Song Hong Half Marathon” lần thứ 15 vừa được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) phối hợp với Sporting Republic tổ chức.

Gấp rút hoàn thiện khung pháp lý về tín chỉ carbon

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tạo ra 25 triệu tín chỉ carbon; là nhiệm vụ được lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Bộ, ngành triển khai thực hiện sau Hội nghị COP21 (năm 2015).

Thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng nhờ sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế

Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh). Ảnh: Ngọc Nga
(PLVN) - Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế đã giúp Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) thu về hàng trăm triệu đồng. Đây là đơn vị đầu tiên trong cả nước có giải pháp tái chế chất thải nhựa lây nhiễm bằng phương pháp hấp tiệt khuẩn hơi nước, mang lại hiệu quả về kỹ thuật, kinh tế, xã hội.