Giám sát phải đáp ứng yêu cầu của cử tri và nhân dân

Giám sát phải đáp ứng yêu cầu của cử tri và nhân dân
(PLVN) - Hoạt động giám sát có đặc thù là rất va chạm. Do đó, bên cạnh trình độ, năng lực thì đòi hỏi những người làm công việc này phải rất bản lĩnh, dũng cảm và thật sự vô tư, khách quan.

Đó là quan điểm của ông Nguyễn Đình Quyền, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội khi trao đổi với PLVN. Theo ông Quyền, giám sát là một “kênh” kiểm soát quyền lực quan trọng nhất. Quyền lực thì phải có kiểm soát, nếu quyền lực không được kiểm soát thì sẽ bị tha hóa. Chính vì vậy, trong những năm qua, cùng với việc đổi mới tổ chức hoạt động thì các cơ quan dân cử đã tăng cường chức năng hoạt động giám sát, bảo đảm cho Hiến pháp và pháp luật được thực thi trong cuộc sống để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. 

Tuy nhiên, trong báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của nhiều khóa, Quốc hội đều đánh giá chức năng giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu của cử tri và nhân dân. 

- Vậy theo ông, đâu là nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trên?

- Kiểm soát quyền lực ở Việt Nam đã làm từ lâu, nhưng để nhận diện rõ các phương diện về kiểm soát quyền lực thì mới diễn ra từ năm 2001, khi sửa đổi Hiến pháp 1992 và đến Hiến pháp 2013 mới dần hoàn thiện về cơ chế kiểm soát quyền lực, chức năng giám sát mới được đẩy mạnh và tăng cường hơn, rõ hơn về phạm vi của hoạt động giám sát. Nhưng trên thực tế việc triển khai chức năng này còn khó khăn, phức tạp, lúng túng, hiệu lực và hiệu quả chưa cao. 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Thứ nhất, về mặt lý luận, chúng ta chưa nhận diện hết các phương diện của kiểm soát quyền lực. Thứ hai, về thực tiễn, Quốc hội và Hội đồng nhân dân vẫn là cơ quan hoạt động chủ yếu theo chế độ kiêm nhiệm, không chuyên trách, không chuyên nghiệp; bộ máy giúp việc còn nhỏ nên không đủ nguồn lực về con người, kinh phí, cơ chế… để thực hiện chức năng giám sát. Mà khi đã tiến hành hoạt động giám sát, thực tế cho thấy sự đòi hỏi rất bền bỉ, công phu, liên tục; đòi hỏi nguồn nhân lực rất cao và tốn nhiều công sức.

Mặt khác, hoạt động giám sát còn có đặc thù là rất va chạm. Hôm nay chúng ta là bạn, nhưng ngày mai là đối tượng giám sát và chịu sự giám sát của nhau, cho nên rất nhạy cảm. Vì vậy, bên cạnh trình độ, năng lực thì đòi hỏi những người làm công việc này phải rất bản lĩnh, dũng cảm, phải thực sự vô tư, khách quan. Đặc biệt, nếu giám sát mà không xác định trách nhiệm đúng hay sai thì không có ý nghĩa gì. Giám sát phải làm rõ được trách nhiệm công vụ của từng vị trí công tác, từng cơ quan, từng người đứng đầu…

Thời gian qua, việc Quốc hội giám sát các vụ việc cụ thể, như việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan nhà nước, của người có thầm quyền trong hoạt động công vụ…, nói chung hiệu quả còn thấp. Đây là vấn đề cần được tăng cường, muốn tăng cường thì không thể nói suông mà phải bằng thể chế, chính sách, pháp luật và chế độ trách nhiệm công vụ.

- Có ý kiến cho rằng, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, đảm bảo công bằng trong xét xử, các cơ quan của Quốc hội nên tập trung giám sát các vụ việc, vụ án hình sự có dấu hiệu oan sai, nhiều dư luận trong xã hội... Nhưng dường như chúng ta chưa làm được như vậy. Ông đánh giá thế nào?

- Giám sát có hai phương diện, một là giám sát văn bản quy phạm pháp luật (có phạm vi điều chỉnh rộng, có thể với hàng chục triệu người) và giám sát thực thi pháp luật, áp dụng pháp luật.

Giám sát thực thi pháp luật phải phân định rất rõ: giám sát nhưng không làm thay. Bởi vì việc tuân thủ, thực thi pháp luật đã có kiểm soát quyền lực bằng các thiết chế kiểm tra trong nội bộ các cơ quan hành pháp và tư pháp, cùng với đó là thiết chế kiểm tra của cấp trên đối với cấp dưới, thiết chế thanh tra, kiểm tra, bảo vệ chính trị nội bộ… Bên tư pháp thì có thiết chế kiểm sát việc tuân theo pháp luật, giám đốc xét xử của tòa án cấp trên đối với tòa án cấp dưới. Tức là khi “anh” tiến hành giám sát việc thực thi pháp luật, “anh” phải phân định rõ về chủ thể, cách thức tiến hành, về hậu quả pháp lý… thì mới không “dẫm” lên các hoạt động khác của bộ máy nhà nước.

Trong khi đó chúng ta lại không có mô hình nào để học tập về giám sát cá biệt, mà chủ yếu vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Do vậy, việc làm này cũng phản ánh sự khó khăn của quá trình giám sát, làm sao khi giám sát nhưng không làm thay, đó là cái khó nhất của giám sát cụ thể. 

- Thưa ông, với những vụ việc mà cơ quan chức năng gây oan sai, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đặc biệt là với trường hợp tử tù, vậy sai phạm này ngoài trách nhiệm của các cơ quan chức năng, như Viện kiểm sát, Tòa án… thì cơ quan giám sát có trách nhiệm gì trong vấn đề này?

- Trách nhiệm của giám sát là làm rõ việc đó, vấn đề đó liên quan đến trách nhiệm của ai, cơ quan nào và các cơ quan đó nếu có trách nhiệm trong việc gây ra oan sai cho người dân thì phải tự sửa chữa, khắc phục. 

Chính từ quan niệm đó cho nên trong tố tụng hình sự và tố tụng dân sự hiện nay có thủ tục tố tụng đặc biệt. Đó là khi bản án đã lên đến cấp cao nhất mà không còn cấp nào xét xử nữa thì có thủ tục đặc biệt, nhưng thủ tục này vẫn trở lại nguyên tắc là người xử lý cái đúng - sai đó vẫn là Tòa án, chứ Quốc hội không làm thay. Quốc hội chỉ nói là có vấn đề và Hội đồng thẩm phán phải xem xét lại. Ví dụ, khi Ủy ban Tư pháp đề nghị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu thì Hội đồng thẩm phán lấy hồ sơ về xem xét lại, nếu thấy đúng thì thôi, chưa đúng thì phải xử lý lại cho công bằng, nghiêm minh, đúng pháp luật.

- Trân trọng cám ơn ông!

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Triệu Quang Huy phát biểu tại phiên họp.

Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị, trách nhiệm của người đứng đầu trong triển khai các dự án

(PLVN) - Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, việc nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu khi phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án sẽ góp phần thúc đẩy tiến độ triển khai thực hiện dự án, giải ngân vốn đầu tư công, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư công.

Đọc thêm

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.