(PLVN) - Ngày 7/4, Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Hải Dương, Sở Y tế, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã công bố quyết định giải thể Bệnh viện dã chiến số 3 - bệnh viện dã chiến cuối cùng của Hải Dương.
Bệnh viện dã chiến số 3 được khởi công ngày 31/1/2021, hoạt động từ ngày 26/2. Đây là bệnh viện được cải tạo từ khu nhà xưởng thực hành của Trung tâm Dạy nghề thuộc Trường Đại học Sao Đỏ cơ sở 2, thành phố Chí Linh.
Tính đến ngày 6/4, Bệnh viện dã chiến số 3 đã tiếp nhận, điều trị cho 193 bệnh nhân COVID-19, đến nay chỉ còn 21 bệnh nhân đang được điều trị.
Sau khi bệnh viện dã chiến số 3 được giải thể, những bệnh nhân này sẽ được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tỉnh Hải Dương để tiếp tục điều trị.
Được biết, khi dịch COVID-19 bùng phát tại Hải Dương, các cơ quan chức năng đã xây dựng 3 bệnh viện dã chiến để phục vụ việc thu dung, điều trị, cách ly cho người mắc COVID-19 gồm: Bệnh viện dã chiến số 1 đặt tại Trung tâm Y tế thành phố Chí Linh; Bệnh viện dã chiến số 2 đặt tại Bệnh viện Trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương và Bệnh viện dã chiến số 3 đặt tại Trung tâm Dạy nghề thuộcTrường Đại học Sao Đỏ cơ sở 2. Với sự hỗ trợ của Bộ Y tế và các chuyên gia, bác sỹ của Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương, Viện vệ sinh Dịch tễ Trung ương… đến nay các bệnh viện dã chiến đã hoàn thành nhiệm vụ điều trị cho các bệnh nhân COVID-19, không để xảy ra trường hợp tử vong.
Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Hải Dương cho biết, tính đến ngày 7/4, Hải Dương có 726 trường hợp mắc COVID-19; trong đó, có 685 trường hợp đã được chữa khỏi, ra viện. Hải Dương có 17.561 ca F1 và hiện chỉ còn 4 trường hợp đang được cách ly tập trung. Các cơ quan chức năng đã lấy tổng cộng 743.079 mẫu để xét nghiệm SARS-CoV-2.
Chiều 19/5, ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh cho biết, TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận 8.248 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 175 ca nặng đang được điều trị.
(PLVN) - Chuyển đến Khoa Phẫu thuật nhi và trẻ sơ sinh, Bệnh viện Việt Đức điều trị mấy ngày nay, cháu Nguyễn Quốc H. (11 tuổi, Hà Nội) được chẩn đoán thận ứ nước.
(PLVN) - Theo các bác sỹ chuyên khoa nhi, thời tiết nắng nóng của mùa hè làm gia tăng sự phát triển của ruồi, muỗi, gián, kiến… dẫn đến dễ lây lan các mầm bệnh đường tiêu hóa ở trẻ em.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh viêm gan cấp tính chưa rõ nguyên nhân ở trẻ nhỏ đã được phát hiện tại 20 quốc gia trên thế giới và nguyên nhân có thể do Adenovirus 41 gây ra. Vậy adenovirus gây bệnh gì, có nguy hiểm không?
Có nhiều loại rau phải qua quá trình nấu chín thì con người mới có thể hấp thụ tối đa các chất dinh dưỡng trong nó hoặc loại bỏ được các chất ảnh hưởng xấu đến cơ thể.
(PLVN) - Nghe theo lời mách của một “bà dân tộc”, ông Trương Văn Đ (60 tuổi, Nghệ An) lên rừng đào rễ cây về ngâm rượu uống để chữa bệnh xương khớp. Hiệu quả chưa thấy đâu, ông Đ đã phải nhập viện cấp cứu vì tổn thương não và hiện vẫn trong tình trạng hôn mê.
(PLVN) - Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận trường hợp người bệnh với biểu hiện huyết áp tụt, đau bụng nhiều vùng mạn sườn trái, đau liên tục, sốt cao rét run, kèm theo tiểu buốt, tiểu rắt.
(PLVN) - Tuy chưa ghi nhận tại Việt Nam nhưng thông tin về bệnh viêm gan không rõ nguyên nhân ở trẻ tại một số quốc gia vẫn khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Theo chuyên gia y tế, việc cần thiết là bình tĩnh và chủ động tìm giải pháp phòng, chống căn bệnh nguy hiểm này.
Tôm là một trong những loại hải sản hấp dẫn hàng đầu, vừa ngon vừa lành thì vướng thị phi cũng không có gì lạ. Thị phi cho rằng, ăn tôm với rau quả giàu vitamin C sẽ bị ngộ độc trầm trọng.