Giải quyết chính sách cho người dân là một trong những tiêu chí hàng đầu

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trao đổi với cử tri huyện Tây Sơn.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trao đổi với cử tri huyện Tây Sơn.
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh khi tiếp xúc cử tri vận động bầu cử tại địa bàn các huyện Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, Vân Canh (tỉnh Bình Định) trong các ngày từ 12 - 13/5.

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc được Trung ương giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV tại đơn vị bầu cử số 1 tỉnh Bình Định (gồm TP Quy Nhơn và các huyện Tuy Phước, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, Vân Canh).

Tại các buổi tiếp xúc, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, với nhiều năm hoạt động trong ngành tài chính, Bộ trưởng sẽ tham mưu cho Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành đưa ra các giải pháp giải quyết bài toán tài chính cho các địa phương, trong đó có tỉnh Bình Định. Nếu trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng sẽ luôn đồng hành với lãnh đạo tỉnh Bình Định để đưa nền kinh tế địa phương phát triển vượt bậc trong thời gian tới.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trình bày chương trình hành động tại buổi tiếp xúc cử tri ở Vĩnh Thạnh.
 Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trình bày chương trình hành động tại buổi tiếp xúc cử tri ở Vĩnh Thạnh.

Cử tri có mặt tại các buổi tiếp xúc đã đề đạt nguyện vọng về các vấn đề phát triển kinh tế địa phương, chính sách cho người lao động, người có công với cách mạng, đầu tư cơ sở hạ tầng… Ở một số vấn đề thuộc thẩm quyền quản lý của ngành Tài chính, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đã trả lời cử tri hết sức cặn kẽ.

Theo Tư lệnh ngành Tài chính, do dịch COVID-19, năm 2020 tăng trưởng kinh tế không đạt như mục tiêu đề ra đã ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn thu ngân sách. Dù vậy, Chính phủ cũng đã quyết định hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Năm nay, ngân sách bố trí hơn 12 nghìn tỷ đồng để mua vắc xin phòng, chống dịch.

Hiện nay, dịch bệnh COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp nên sẽ hiện hữu nguy cơ ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, từ đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn thu ngân sách. Do đó, chính sách cải cách tiền lương sẽ được thực hiện vào thời điểm phù hợp. Khi điều chỉnh chính sách tiền lương, các chính sách chế độ đi kèm cũng sẽ thay đổi.

“Mục tiêu cải cách hành chính, giải quyết các vấn đề về chính sách cho người dân, người có công với cách mạng là một trong những tiêu chí được đặt lên hàng đầu, tạo đà phát triển kinh tế, ổn định xã hội không chỉ riêng Bình Định mà còn nhiều tỉnh, thành trên cả nước”, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh.

Cử tri đánh giá rất cao chương trình hành động của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc - ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV.
 Cử tri đánh giá rất cao chương trình hành động của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc - ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV.

Cử tri Phan Chí Hòa (ngụ xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn) cho rằng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đã trả lời rất cụ thể những thắc mắc của cử tri địa phương, đặc biệt là các chương trình đảm bảo nguồn thu để có chi thường xuyên đầu tư xây dựng, chi cho chính sách an ninh quốc phòng, an sinh xã hội.

Cử tri Phan Ngọc Sơn (Trung tá, Chính trị viên phó kiêm Chủ nhiệm Chính trị Ban Chỉ huy Quân sự huyện Tây Sơn) mong muốn, nếu trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc sẽ thực hiện lời hứa trước cử tri, đề xuất ý kiến lên Quốc hội, tham mưu cho Chính phủ các phương án và giải pháp phát triển kinh tế tỉnh Bình Định. 

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Triệu Quang Huy phát biểu tại phiên họp.

Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị, trách nhiệm của người đứng đầu trong triển khai các dự án

(PLVN) - Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, việc nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu khi phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án sẽ góp phần thúc đẩy tiến độ triển khai thực hiện dự án, giải ngân vốn đầu tư công, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư công.

Đọc thêm

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.