Giải pháp hạn chế tình trạng bầu cử hộ, bầu cử thay

(PLVN) - Thừa nhận trên thực tế có những trường hợp đi bầu cử thay, bầu cử hộ nhưng Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh cũng hy vọng sự vào cuộc tuyên truyền của báo chí sẽ là một giải pháp quan trọng.

Tại cuộc họp báo về công tác chuẩn bị cho Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 diễn ra chiều 21/5, Trưởng Ban Công tác đại biểu, Phó Chánh Văn phòng Hội đồng Bầu cử Quốc gia (HĐBCQG) Nguyễn Thị Thanh đã giải đáp thẳng thắn câu hỏi của báo chí về tình trạng đi “bầu cử hộ”, “bầu cử thay”.

Theo bà Thanh, mục tiêu và nguyên tắc của bầu cử ở nước ta là bầu cử phổ thông, trực tiếp, bình đẳng, việc đi bầu cử là quyền và nghĩa vụ công dân của mỗi cử tri. Việc đi bầu hộ, bầu thay là làm mất quyền cử tri khi thực hiện quyền dân chủ trực tiếp đối với đất nước, tự mình đánh mất việc được bỏ phiếu bầu người thay mình tham gia các cơ quan dân cử ở Trung ương và địa phương. Tuy nhiên, trên thực tế cũng có những trường hợp đi bầu cử thay, bầu cử hộ.

Toàn cảnh buổi họp báo.
Toàn cảnh buổi họp báo. 

Để tránh tình trạng trên, trong các cuộc bầu cử thì việc báo chí tuyên truyền là một giải pháp quan trọng để người dân hiểu, ý thức trách nhiệm quan trọng của mình đối với bầu cử. “Mong rằng trong 2 ngày tới đây, báo chí tiếp tục là cánh tay nối dài của HĐBCQG để cùng với các tổ chức bầu cử tuyên truyền cho người dân nói chung và cử tri nói riêng thực hiện đầy đủ quyền của mình” – bà Thanh gửi gắm. 

Theo đó, trước hết, tập trung tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ công dân trong việc tham gia bầu cử, giúp cử tri hiểu bầu cử hộ, bầu cử thay là vi phạm các nguyên tắc vừa nêu, đặc biệt quan tâm đến vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn vì thường xuất hiện tình huống này nhiều hơn. Bên cạnh việc tuyên truyền, cần bố trí, sắp xếp thời gian thuận lợi để cử tri thực hiện quyền bầu cử của mình vào ngày 23/5 tới đây…

Ở một số địa phương có hiện tượng đi bầu cử hộ, bầu cử thay mà chúng ta đã tổng kết trước đây thì cần tiếp tục tuyên truyền sâu rộng hơn nữa. Trong đó, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên ở các địa phương trong việc vận động, tuyên truyền, nhắc nhở, theo dõi diễn biến cử tri đi bầu. 

Từ thực tiễn từng làm Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình đã chỉ đạo nhiều cuộc bầu cử, bà Thanh chia sẻ, địa phương cũng làm theo cách trên. Chẳng hạn, qua bàn ghi cử tri thì sẽ biết cử tri ở khu vực nào, thôn xóm nào đã đi bầu nhiều, khu vực nào chưa đi bầu nhiều thì sẽ nhắc nhở vận động. 

Đơn cử, Ninh Bình có huyện Kim Sơn có nhiều người theo Công giáo nên tỉnh đã vận động, làm việc với giám mục. Do chủ nhật là ngày đi lễ nên linh mục vận động sau khi đi lễ thì bà con đi luôn ra điểm bỏ phiếu và những nơi có bà con giáo dân lại thường hoàn thành bầu cử sớm, bầu cử nhanh.

Đọc thêm

Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Một số chủng loại xe tăng tại Triển lãm.
(PLVN) -  9h hôm nay, 19/12, Triển lãm Quốc phòng quốc tế (QPQT) Việt Nam lần thứ hai năm 2024 chính thức khai mạc. Triển lãm được tổ chức nhằm tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, tạo dựng lòng tin giữa Việt Nam và các nước trên thế giới; chia sẻ chính sách, đường lối đối ngoại quốc phòng; chủ trương xây dựng quân đội và phát triển nền công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Hải Phòng tiếp tục có chính sách, cơ chế đặc thù để phát triển kinh tế - xã hội bước vào kỷ nguyên mới

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng
(PLVN) - Chiều 18/12, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp - Hải Phòng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của TP Hải Phòng giai đoạn 2023-2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tuổi trẻ Việt Nam sẽ không ngừng vươn lên tự chủ tự cường, tự hào dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu trong phiên Đại Hội trọng thể. (Ảnh: Như Ý).
(PLVN) -  Sáng 18/12, tại Hà Nội, đã diễn ra phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ 9. Đại hội là sự kiện chính trị lớn của tuổi trẻ, ngày hội đoàn kết rộng rãi các tầng lớp thanh niên Việt Nam yêu nước, đánh dấu bước phát triển mới của tổ chức Hội và phong trào thanh niên.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 là cuộc tổng điều tra quy mô lớn, được thực hiện trên phạm vi cả nước đối với tất cả các đơn vị điều tra và quá trình điều tra sẽ ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong tất cả các công đoạn, từ công tác chuẩn bị, thu thập thông tin, xử lý số liệu và công bố kết quả nhằm nâng cao chất lượng thông tin thống kê, rút ngắn quá trình xử lý thông tin và công bố kết quả.

Thủ tướng dự hội nghị toàn quốc tổng kết năm 2024 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng 18/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam".

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý
(PLVN) - Chiều 17/12/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” chủ trì Phiên họp lần thứ tư của Ban Chỉ đạo.

Phấn đấu đến năm 2030, 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Người dân thao tác sử dụng dịch vụ công trực tuyến. (Ảnh minh họa: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao chất lượng về cung cấp và sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, trong đó mục tiêu quan trọng nhất là 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ bản bỏ tổng cục và tương đương

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh tư liệu: Dương Giang/TTXVN
Liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ, sáng 17/12, trao đổi với phóng viên TTXVN, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo phương án hợp nhất, sáp nhập một số bộ, cơ quan, dự kiến bộ máy Chính phủ còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ; giảm 12/13 tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương
Chiều 16/12, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương đã tổ chức Hội nghị lần thứ mười hai, nhiệm kỳ 2020 - 2025, nhằm kiểm điểm, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024 và quyết nghị những chủ trương, giải pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025.

Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục lập nên những chiến công xuất sắc

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo. (Ảnh trong bài: Tuấn Huy)
(PLVN) - Cuối tuần qua, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an và tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Quân đội nhân dân Việt Nam - Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang, lực lượng nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh”.