Câu chuyện từ Đà Nẵng
Là thành phố trọng điểm kinh tế miền Trung, trong những năm qua, Đà Nẵng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, 3 năm liền đứng đầu về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Tuy vậy, thành phố này cũng đang gặp nhiều thách thức trong quá trình phát triển đô thị. Để vượt qua những trở ngại này, Đà Nẵng đã và đang nghiên cứu học tập một số mô hình đô thị tiên tiến hiện đang được thế giới lựa chọn. Một trong số đó là mô hình phát triển thành phố kinh tế - sinh thái bền vững, gọi tắt là Eco2Cities do Ngân hàng Thế giới khởi xướng. Đây là mô hình được xây dựng dựa trên nguyên tắc khai thác một cách hiệu quả nhất các nguồn lực để phát triển kinh tế nhưng vẫn bảo đảm giữ gìn được sinh thái, phát triển đô thị một cách hài hòa.
Để đạt được mục tiêu đó, công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT – TT) được Đà Nẵng lựa chọn như là một giải pháp nền tảng và xuyên suốt. Theo ông Phạm Kim Sơn – Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng, với tầm nhìn đến năm 2020 Đà Nẵng là một thành phố điện tử, một trung tâm CNTT - TT có hàm lượng tri thức cao, Đà Nẵng đang nỗ lực xây dựng nền tảng kết nối cho thành phố, xây dựng chính quyền điện tử để thích ứng với yêu cầu quản lý hiện đại. Đồng thời, thành phố cũng dùng các giải pháp CNTT để quản lý các nguồn lực, giám sát và xử lý ô nhiễm môi trường một cách thông minh, hướng đến trở thành thành phố môi trường vào năm 2020.
Ông Nguyễn Trần Nam – Thứ trưởng Bộ Xây dựng – tính toán, “đến năm 2040, tốc độ phát triển đô thị tại Việt Nam sẽ đạt mốc 50%, tổng diện tích đô thị sẽ tăng gấp 4 lần so với năm 2020 và 10 lần so với hiện nay, theo đó sẽ có thêm khoảng 20 triệu người Việt Nam chuyển đến sống tại các thành phố. Đây là một thách thức lớn lao nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội quý giá cho Việt
Thừa nhận “Internet và CNTT đã thay đổi phương thức sống và làm việc của tất cả chúng ta trong 20 năm qua”, ông Nguyễn Minh Hồng – Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông – đánh giá Hội thảo “Thông minh +kết nối- xu thế phát triển nhà ở và đô thị” mà Bộ Xây dựng, Bộ Thông tin và Truyền thông và công ty Sisco đồng tổ chức hôm qua – 6/7, là hội thảo quan trọng về ứng dụng CNTT trong ngành xây dựng, “là dịp để chúng ta cùng nhau thảo luận về việc đẩy mạnh việc tích hợp CNTT vào lĩnh vực xây dựng trong quá trình đô thị hóa với mục tiêu mang lại nhiều hơn nữa những giá trị và tính bền vững cho những người dân sống tại thành phố”.
Cộng đồng thông minh và kết nối
Đà Nẵng là một trong những thành phố đang ứng dụng và thiết thực triển khai mô hình “Cộng đồng Thông minh + Kết nối”, cùng với nhiều thành phố khác như Incheon (Hàn quốc), Thượng Hải (Trung Quốc),
“Cộng đồng Thông minh + Kết nối”, thường được gọi là giải pháp S+CC, là sáng kiến toàn cầu của Sisco từ năm 2009, sử dụng hệ thống mạng như là nền tảng để biến đổi các cộng đồng cơ học thành các cộng đồng được kết nối nhằm hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và môi trường một cách bền vững. Đây là sự tích hợp của nhiều sản phẩm, giải pháp và dịch vụ của Sisco và các đối tác nhằm mang lại các giải pháp sáng tạo trong 9 lĩnh vực bao gồm chính quyền, an toàn và an ninh, y tế, giáo dục, quản lý năng lượng, giao thông, bất động sản, thể thao giải trí và bán lẻ.
Giải pháp này sử dụng năng lực mạng thông minh để kết nối cùng một lúc con người, dịch vụ, các tài sản công và thông tin vào trong cùng một giải pháp đơn lan rộng, đã cho thấy lối suy nghĩ mới về cách thức thiết kế, xây dựng, quản lý cũng như đổi mới cộng đồng với mục tiêu đảm bảo tính bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường.
Sáng kiến S+CC mang đến sự trải nghiệm “Cộng đồng và kết nối” cho các cư dân và doanh nghiệp và “Cộng đồng và tương tác” cho các nhà quản lý cộng đồng. Thành viên của các “Cộng đồng thông minh và kết nối” sẽ được tiếp cận với thông tin và dịch vụ làm phong phú thêm cuộc sống của họ, với các giải pháp cho gia đình, trường học, giao thông và nhiều tiện ích khác.
Theo đánh giá của Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng, ứng dụng sáng kiến này là yêu cầu cần thiết trong phát triển đô thị của Việt Nam, nhất là trong bối cảnh đẩy mạnh dùng chung hạ tầng viễn thông và quy hoạch hạ tầng CNTT.
H.Thủy