'Giấc ngủ' của Dinh 1

Du khách chụp ảnh trước cổng Dinh 1 khoá kín cửa.
Du khách chụp ảnh trước cổng Dinh 1 khoá kín cửa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Dinh 1 là một địa danh tham quan nổi tiếng ở Đà Lạt (Lâm Đồng). Nhưng có một nghịch lý đang xảy ra với di tích này, là du khách muốn vào thăm cũng không được, dù đơn vị quản lý cũng rất muốn mở cửa thu hút. Nguồn cơn đến từ đâu?

Theo giới thiệu trên Cổng thông tin công bố quy hoạch TP Đà Lạt (Lâm Đồng), Dinh 1 rộng khoảng 60ha nằm trên đường Trần Quang Diệu thuộc phường 10. Dinh được xây dựng vào những năm 1940 bởi triệu phú người Pháp Clément Bourgery. Nằm trên ngọn đồi cao 1,550m so với mực nước biển với rừng thông bao quanh, cộng với kiến trúc độc đáo nghiêng theo hướng cổ điển của Pháp, đây là địa điểm du lịch có nhiều điểm đặc biệt hiếm nơi nào hội tụ đủ như vậy.

Sau năm 1975, Dinh 1 được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau và xuống cấp trầm trọng. “Nhận thấy Dinh 1 có tiềm năng trong tương lai sẽ là điểm phát triển du lịch to lớn với Đà Lạt, năm 2014, Trung tâm Quản lý Nhà TP Đà Lạt đã giao Dinh 1 cho Cty CP Hoàn Cầu Đà Lạt trùng tu, khôi phục. Dinh được đưa vào phục vụ cho tham quan và nghỉ dưỡng. Quá trình khôi phục tốn kém khá nhiều và gặp nhiều khó khăn. Dinh 1 Đà Lạt như người đẹp ngủ giữa rừng được đánh thức”, nguyên văn giới thiệu trên Cổng thông tin công bố quy hoạch TP Đà Lạt.

Đầu năm 2015, Dinh 1 chính thức mở cửa đón khách. Tuy nhiên sau đó, Thanh tra Chính phủ chỉ ra việc UBND tỉnh Lâm Đồng cho thuê đất, thuê nhà ở Dinh 1 là trái luật và kiến nghị thu hồi. Từ ngày 26/4/2024, Dinh 1 chính thức đóng cửa, tạm dừng phục vụ tham quan theo chỉ đạo của cơ quan chức năng.

Theo đơn vị vận hành Dinh 1, từ khi mở cửa đón khách, đây là điểm đến ưa thích của du khách. Trước thời điểm tạm dừng hoạt động, bình quân mỗi tháng điểm du lịch này đón 10 - 12 nghìn lượt khách, tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động, đối tác lữ hành.

Từ khi dừng hoạt động, Dinh 1 vắng lặng, nhiều lao động phải nghỉ việc đột ngột, một người dân có hơn chục con ngựa phục vụ du khách chụp ảnh cũng phải “vò đầu bứt tóc” tìm chỗ gửi ngựa, lo chi phí thức ăn cho đàn ngựa cảnh… Đó là chưa kể tới khó khăn của DN trong việc sắp xếp nhân sự, cân đối chi phí bảo trì, bảo dưỡng công trình. Về phía chính quyền địa phương, cũng khổ không kém, khi đối diện với việc giải quyết hệ quả của những hành vi chưa phù hợp pháp luật của các cán bộ thẩm quyền thời kỳ trước. Chính quyền địa phương cũng có thể phải đối mặt vụ kiện rắc rối nếu DN đầu tư vào đây có đơn khởi kiện.

Dinh 1 được ví như “cô gái đẹp” ngủ giữa rừng Đà Lạt, sau nhiều năm mới được “đánh thức”, tạo được sự hấp dẫn du khách; thì nay lại phải “nằm ngủ” lần nữa. Hiện tại giữa chủ đầu tư và UBND tỉnh Lâm Đồng vẫn đang làm việc để thống nhất việc bồi thường khi thu hồi Dinh 1. Theo tính toán sơ bộ của cơ quan chức năng Lâm Đồng, chi phí nhà đầu tư bỏ ra hơn 140 tỷ đồng. Tuy nhiên, DN chưa đồng ý với con số này. Vì vậy, một lần nữa “công chúa” lại chìm vào giấc ngủ trong rừng, cho đến khi các bên thỏa thuận được hướng giải quyết, hoặc cơ quan thẩm quyền ra quyết định hoặc phán quyết phải thực thi. Sự việc là một bài học trong lĩnh vực đầu tư cho các DN và cán bộ thẩm quyền, phải nắm bắt thực thi rõ ràng quy định pháp luật hiện hành, tránh để xảy ra trường hợp sửa sai, khắc phục hậu quả; các bên đều chịu hệ lụy; và còn gây hệ lụy cho du lịch Đà Lạt, ảnh hưởng đến nhu cầu thưởng ngoạn của du khách…

Đọc thêm

Hướng dẫn tra cứu thời hạn thẻ BHYT và đăng ký tài khoản VssID-BHXH số cho con

Hướng dẫn tra cứu thời hạn thẻ BHYT và đăng ký tài khoản VssID-BHXH số cho con
(PLVN) - Theo quy định hiện hành, trẻ em dưới 6 tuổi được Nhà nước cấp thẻ BHYT miễn phí. Trường hợp trẻ đủ 6 tuổi (72 tháng) mà chưa đến kỳ nhập học lớp 1 thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến ngày 30/9 của năm đó. Đối với học sinh lớp 12: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/9 của năm học.

Độc quyền cung cấp pháo hoa có trái chỉ thị của Thủ tướng?

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Bộ Quốc phòng cho biết, việc người dân được phép mua và sử dụng pháo hoa trong các dịp lễ, tết là hoàn toàn phù hợp với quy định hiện hành, không trái với chỉ thị của Thủ tướng. Bên cạnh đó, quy định độc quyền cung cấp sản phẩm pháo hoa là nhằm đảm bảo an ninh, trật tự, và đã có các biện pháp quản lý chặt chẽ để ngăn ngừa tiêu cực.

Công trình vi phạm hành lang thủy lợi kênh Đĩnh Đào (Hải Dương): UBND huyện Tứ Kỳ chỉ đạo lên kế hoạch giải tỏa

Công trình có quy mô lớn nằm trong phạm vi bảo vệ CTTL kênh Đĩnh Đào. (Ảnh trong bài: Hoàng Giang)
(PLVN) - Liên quan đến việc xử lý công trình quy mô lớn nằm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi (CTTL) kênh Đĩnh Đào (thuộc địa bàn xã Minh Đức, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương), đại diện Trạm quản lý công trình Cầu Xe - An Thổ thuộc Cty TNHH MTV Khai thác CTTL Bắc Hưng Hải đề nghị UBND huyện Tứ Kỳ xử lý nghiêm, dứt điểm.

Vi phạm quy định về an toàn cung cấp thực phẩm bị xử lý thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Vũ Khiêm (Nam Định) hỏi: Vừa qua tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội xảy ra sự việc sinh viên phải ăn cơm canh thừa, thức ăn xuất hiện dị vật gây mất an toàn vệ sinh gây bức xúc dư luận. Vậy, hành vi vi phạm quy định về an toàn trong cung cấp thực phẩm sẽ bị xử lý như thế nào?

Hàng xóm lắp camera sang nhà mình, phải xử lý ra sao?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Một bạn đọc trong quá trình sinh sống đã bị một người sống cùng xóm trọ cố tình quay lại các video về đời sống riêng tư từ camera an ninh cá nhân (hành vi diễn ra nhiều lần), sau đó chia sẻ qua mạng xã hội cho các cá nhân khác nhằm bôi nhọ nhân phẩm, danh dự. Bạn đọc đặt câu hỏi: "Hành vi của cá nhân trên có vi phạm pháp luật không và nếu vi phạm sẽ bị xử lý như thế nào?"

Hà Nội: Một bạn đọc cho rằng bị cơ quan đăng ký đất đai “làm khó”

Hà Nội: Một bạn đọc cho rằng bị cơ quan đăng ký đất đai “làm khó”
(PLVN) - Mới đây, Báo PLVN nhận được đơn của bà Nguyễn Thị Vân Khánh (ngụ phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) cho rằng Văn phòng đăng ký đất đai TP Hà Nội - Chi nhánh quận Hai Bà Trưng (VPĐKĐĐ Hai Bà Trưng) ban hành quyết định ngăn chặn (hủy Giấy chứng nhận (GCN)) với căn nhà là tài sản hợp pháp của gia đình bà Khánh sau khi nhận chuyển nhượng.

Thanh tra Chính phủ chỉ ra vi phạm tại một số dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Toàn cảnh buổi công bố KLTT. (Ảnh: thanhtra.com.vn)
(PLVN) - Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố công khai kết luận thanh tra (KLTT) việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất (SDĐ) từ sản xuất, kinh doanh sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011 - 2019 của DN nhà nước, DN cổ phần hoá; theo Quyết định 588/QĐ-TTCP ngày 27/10/2021 của Tổng Thanh tra Chính phủ.

Công dân phản ánh sự việc cấp sổ đỏ có dấu hiệu vi phạm: UBND tỉnh Thanh Hóa giao huyện Đông Sơn xử lý

Công dân phản ánh sự việc cấp sổ đỏ có dấu hiệu vi phạm: UBND tỉnh Thanh Hóa giao huyện Đông Sơn xử lý
(PLVN) - UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Văn bản 14704/UBND-TD ngày 07/10/2024 giao Chủ tịch UBND huyện Đông Sơn giải quyết phản ánh của Báo PLVN về đơn thư của bạn đọc Nguyễn Bá Khương (ngụ thôn Kim Sơn, xã Đông Tiến); có văn bản trả lời Báo PLVN và báo cáo Chủ tịch tỉnh trước 10/11/2024.

Bình Dương: Vụ kiện đòi tăng tiền bồi thường khi bị địa phương thu hồi đất

Sau khi bị cưỡng chế thu hồi đất, ông Dũng đã khởi kiện sự việc đến TAND tỉnh Bình Dương. (Ảnh trong bài: Mạnh Hùng)
(PLVN) - Ông Dũng nêu ý kiến “khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì khu đất được quy hoạch là đất ở đô thị. Bồi thường giá đất lúa là chưa thỏa đáng, đề nghị xem xét tăng giá bồi thường”. Trong khi đó, lãnh đạo UBND Tân Uyên cho biết “việc ông Dũng đề nghị tăng giá bồi thường là không có cơ sở xem xét”.