Tại thị trường vàng trong nước, giao dịch lúc 8h sáng nay (13/7):
Giá vàng SJC được Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - chi nhánh Hà Nội được niêm yết ở mức 50,15-50,62 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giữ nguyên mức giá ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với chốt phiên giao dịch cuối tuần qua. Chênh lệch giá mua - bán vàng là 470.000 đồng/lượng.
Trong khi đó, giá vàng SJC của Tập đoàn Phú Quý đang ở mức 50,15-50,45 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giữ nguyên mức giá ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với chốt phiên giao dịch cuối tuần qua. Chênh lệch giá mua - bán vàng 300.000 đồng/lượng.
Tại Tập đoàn DOJI giá vàng niêm yết ở mức 50,15-50,45 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giữ nguyên mức giá ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với chốt phiên giao dịch cuối tuần. Chênh lệch giá mua – bán vàng là 300.000 đồng/lượng.
Tại thị trường vàng thế giới (cùng giờ Việt Nam), giá vàng được niêm yết ở mức 1.801,9 USD/Ounce, tăng 3,3 USD/Ounce so với chốt phiên giao dịch cuối tuần. Quy đổi giá vàng thế giới theo tỷ giá ngân hàng Vietcombank (23.090), tương đương 50,19 triệu đồng/lượng.
Nhận định về giá vàng trong tuần này, nhiều chuyên gia cho rằng, giá vàng có thể tiếp tục đà tăng sau hai phiên hụt hơi vào cuối tuần qua.
Theo các nhà phân tích, giá vàng phụ thuộc rất nhiều vào diễn biến của đại dịch COVID-19 tại Hoa Kỳ. Sự lan rộng của dịch COVID-19 có thể tạo ra sự không chắc chắn cho hoạt động kinh tế.
Theo Afshin Nabavi - người đứng đầu giao dịch tại MKS (Thụy Sĩ), thị trường vàng phát triển khi nền kinh tế toàn cầu xấu đi từng ngày.
Colin Cieszynski - chiến lược gia trưởng mảng thị trường tại SIA Wealth Management cũng cho rằng, cuộc họp lớn của 3 ngân hàng trung ương có thể hỗ trợ giá vàng.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều nhà phân tích cho rằng, sau khi vọt lên mức chưa từng thấy trong 9 năm qua, vàng có thể sẽ giảm.
Theo Lukman Otunuga, nhà phân tích nghiên cứu cao cấp tại FXTM, khi vàng tăng quá nhanh trên 1.800 USD/oz sẽ dẫn tới tâm lý bán ra để chốt lời, vì vậy có khả năng sẽ đẩy giá vàng giảm sâu trong tuần này.