Tại thị trường vàng trong nước, chốt phiên giao dịch ngày 24/9:
Giá vàng SJC tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - chi nhánh Hà Nội được niêm yết ở mức 56,40-57,07 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Giữ nguyên mức giá cả 2 chiều mua vào và bán ra so với mở đầu phiên giao dịch sáng ngày 24/9. Chênh lệch giá mua-bán vàng là 670.000 đồng/lượng.
Trong khi đó, giá vàng SJC của Tập đoàn Phú Quý đang ở mức 56,85-57,50 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Giảm 100.000 đồng/lượng chiều mua vào và giảm 150.000 đồng/lượng chiều bán ra so với mở đầu phiên giao dịch sáng ngày 24/9. Chênh lệch giá mua - bán vàng 650.000 đồng/lượng.
Còn tại Tập đoàn DOJI, giá vàng niêm yết ở mức 56,70-57,45 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Giữ nguyên mức giá cả 2 chiều mua vào và bán ra so với mở đầu phiên giao dịch sáng ngày 24/9. Chênh lệch giá mua – bán vàng 750.000 đồng/lượng.
Tại thị trường vàng thế giới (cùng giờ Việt Nam): giá vàng được niêm yết ở mức 1.752,60 USD/ounce, tăng 9,8 USD/ounce so với phiên giao dịch trước đó. Quy đổi giá vàng thế giới theo tỷ giá ngân hàng Vietcombank (22.860), tương đương 48,81 triệu đồng/lượng. Thấp hơn giá vàng trong nước khoảng 8,26 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới tăng trở lại nhờ đồng USD yếu và nhu cầu đối với tài sản an toàn tăng khi giới đầu tư lo ngại về số phận của tập đoàn địa ốc Trung Quốc Evergrande.
Tại thời điểm khảo sát, chỉ số USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền đối thủ khác trong rổ tiền tệ, giảm 0,18% xuống 93,29.
Theo Peter Fung của Wing Fung Precious Metals, sự không chắc chắn xung quanh khoản nợ của Evergrande thúc đẩy nhu cầu đối với vàng vật chất của người tiêu dùng Trung Quốc.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết giá vàng sẽ chịu áp lực trong trung hạn với việc các ngân hàng trung ương lớn báo hiệu giảm bớt biện pháp kích thích được áp dụng trong thời điểm dịch bệnh.