Giá trị thương mại cao, vì sao tần số vô tuyến điện chưa được đem ra đấu giá?

Quang cảnh Phiên họp thứ 10 sáng 18/4
Quang cảnh Phiên họp thứ 10 sáng 18/4
(PLVN) - Hơn 10 năm thi hành Luật Tần số vô tuyến điện, dù tần số vô tuyến điện là tài sản nhà nước có giá trị thương mại cao nhưng chưa có bất kỳ giấy phép quyền sử dụng tần số nào được cấp qua đấu giá hoặc thi tuyển.

Thực trạng này được Chủ tịch Quốc hội (QH) Vương Đình Huệ chỉ ra tại Phiên họp thứ 10 Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) diễn ra sáng nay, 18/4 khi cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện.

Theo Chủ tịch QH, phương thức cấp giấy phép quyền sử dụng tần số vô tuyến điện theo Luật Tần số vô tuyến điện bao gồm: cấp giấy phép trực tiếp; thông qua thi tuyển và đấu giá. Chủ tịch QH yêu cầu Ban soạn thảo nghiên cứu kỹ vì sao từ ngày ban hành Luật đến nay đã hơn 10 năm chưa xảy ra trường hợp đấu giá, thi tuyển nào mà toàn cấp trực tiếp giấy phép quyền sử dụng tần số.

Trong khi báo cáo của Bộ cho biết, trước năm 2012, các nước châu Âu cấp phép 103 lượt băng tần, trong đó có 58 lượt qua đấu giá, 48 lượt qua thi tuyển. Từ năm 2016 đến nay, khảo sát 36 nước thì có 33/36 nước tổ chức đấu giá băng tần, riêng Nhật chỉ thi tuyển, Trung Quốc cấp trực tiếp. Báo cáo nêu, từ năm 2009 đến nay, Việt Nam chỉ cấp trực tiếp là vì sao? Có vướng mắc gì trong Luật cần sửa đổi?

Chủ tịch QH phát biểu tại Phiên họp thứ 10 sáng 18/4.

Chủ tịch QH phát biểu tại Phiên họp thứ 10 sáng 18/4.

Nhiều nước áp dụng phương thức đấu giá đối với băng tần có giá trị thương mại cao. “Phải chăng chúng ta chưa làm được trong thực tế vì Luật chưa quy định thế nào là băng tần có giá trị thương mại cao hoặc có nhu cầu sử dụng vượt khả năng phân bổ”, Chủ tịch QH đặt vấn đề và gợi ý Luật cần định nghĩa băng tần có giá trị thương mại cao, băng tần có nhu cầu sử dụng vượt khả năng phân bổ.

Bên cạnh đó, Chủ tịch QH chỉ rõ, chúng ta có Luật Đấu giá tài sản (ĐGTS) thì quy trình đấu giá loại tài sản này sẽ theo quy định của Luật ĐGTS hay theo Luật Tần số vô tuyến điện? Doanh nghiệp nước ngoài tham gia đấu giá (hoặc thi tuyển) có ràng buộc điều kiện nào về quốc phòng – an ninh không?...

Phát biểu tại Phiên họp, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu cho rằng, cần thiết phải đấu giá băng tần có giá trị thương mại cao vì đây là loại tài nguyên thuộc sở hữu Nhà nước. Theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, bắt buộc phải đấu giá khi chuyển quyền sở hữu, sử dụng. Tương tự, Luật ĐGTS cũng quy định đối với tài sản Nhà nước là phải đấu giá. Hơn nữa, việc đấu giá bảo đảm tính cạnh tranh lành mạnh, đặc biệt giá trị sử dụng của băng tần là có giá trị thương mại cao, đấu giá sẽ có thêm nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Liên quan đến việc đấu giá sẽ theo Luật nào, theo Thứ tưởng Phan Chí Hiếu, Luật ĐGTS quy định trình tự, thủ tục đấu giá, còn điều kiện, người tham gia đấu giá… theo luật chuyên ngành. Bộ Thông tin và Truyền thông làm việc với Bộ Tư pháp nêu rằng băng tần vô tuyến điện có đặc thù nên Bộ Tư pháp nhất trí, trường hợp cần thiết sẽ quy định riêng về trình tự, thủ tục tại Luật Tần số vô tuyến điện.

Như vậy, cần phải sửa Luật ĐGTS theo hướng mở rộng phạm vi áp dụng luật chuyên ngành đối với trường hợp ngoại lệ và giao cho Chính phủ quy định chi tiết và lưu ý rà soát sửa đổi cả khoản 7 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Tuy nhiên, Bộ Thông tin và Truyền thông sau đó xin rút nội dung này trong dự thảo Luật Tần số vô tuyến điện.

Đọc thêm

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.