Gia Lâm: Sắp diễn ra nhiều Lễ hội lớn năm 2024

Gia Lâm: Sắp diễn ra nhiều Lễ hội lớn năm 2024
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Từ ngày mai 23/3/2003, nhiều Lễ hội lớn sẽ được diễn ra trên địa bàn huyện Gia Lâm. Đây là những hoạt động văn hóa, tâm linh đặc sắc của địa phương với chuỗi sự kiện phong phú phục vụ nhân dân và du khách.

Lễ hội Bát Tràng

Sáng ngày mai 23/3/2024 (tức 14 tháng 2 năm Giáp Thìn 2024), tại xã Bát Tràng, UBND huyện Gia Lâm tổ chức khai mạc lễ hội đình làng Bát Tràng năm 2024.

Bát Tràng là mảnh đất làng nghề nhưng cũng nổi tiếng là đất học, có nhiều người đỗ đạt cao với 11 vị đỗ đại khoa và tương đương gồm: Trạng nguyên Giáp Hải - một trong sáu vị trạng nguyên đất Thăng Long; 8 tiến sĩ: Vương Thì Trung, Trần Thiện Thuật, Nguyễn Đăng Liên, Lê Hoàn Viện, Nguyễn Đăng Cẩm, Lê Hoàn Hạo, Lê Danh Hiển, Vũ Văn Tuấn và 2 vị đỗ khoa Hoành từ.

Ngoài các trạng nguyên, tiến sĩ theo nghiệp văn, Bát Tràng còn có các vị Tạo sĩ (ngạch võ) với 1 Tiến sĩ là Lê Trọng Phụ (đỗ Tạo sĩ khoa Tân Hợi, niên hiệu Vĩnh Khánh 1731) và các vị tiêu biểu được phong tước quốc công, quận công như Tư quốc công Vũ Ngang, quận công Lê Khả Láng, Giảng quận công Lê Trần Cẩn, Cơ quận công Nguyễn Thành Trân, Quỳ quận công Nguyễn Bổng…

Bát Tràng tuy là làng công thương chuyên biệt, song các sinh hoạt tín ngưỡng vẫn theo mô hình chung của làng quê Việt cổ. Làng Bát Tràng hiện có tổng số 4 di tích lịch sử văn hoá đã được UBND TP Hà Nội ban hành quyết định xếp hạng gồm: Đình làng Bát Tràng, chùa Bát Tràng, văn chỉ Bát Tràng, đền mẫu Bát Tràng và 2 địa điểm lưu niệm sự kiện cách mạng kháng chiến là nhà cụ Vương Văn Táo - nơi in báo Độc Lập và địa điểm Bác Hồ về thăm làng Bát Tràng tháng 2/1959.

Đình làng Bát Tràng là nơi thờ phụng 6 vị thành hoàng làng được dân làng thường gọi là “Lục vị nhà Thánh”, gồm: Nguyên bảo thịnh minh linh ứng, Đoàn túc tôn thần, Lưu thiên tử Đại vương; Trang thuận nghi dung, thượng đẳng thần, Lã thánh mẫu Đại vương; Quả đoán dương uy, thượng đẳng thần, Bạch Mã đại vương; Đoan túc tôn thần, hộ quốc tý dân, Phan đại tướng đại vương; Anh liệt triệu phù, trung đẳng thần, Hộ quốc đại vương; Dực phù trung đẳng thần, Cai minh tự đại vương.

Lễ hội làng Bát Tràng trước đây diễn ra từ ngày 11 đến hết ngày 19 tháng Hai (Âm lịch) bao gồm các nghi lễ: Mở đầu là lễ rước nước, để lấy nước về cúng tế quanh năm và làm lễ mộc dục cho Lục vị nhà Thánh; lễ cấp thuỷ, lễ khai quang, lễ mộc dục, lễ phong vị (thay quần áo mới cho các vị thành hoàng làng. Điều đặc biệt là trong 6 vị thành hoàng làng Bát Tràng có 4 vị được phong, 5 vị được đặt trên kiệu bát cống, riêng đức thánh Bà được đặt trong khám).

Ngày nay, lễ hội làng Bát Tràng được diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 14 đến ngày 16 tháng Hai (Âm lịch) với các nghi thức tổ chức giảm hơn, bao gồm các nghi lễ: Lễ mộc dục; dâng lễ tam sinh; lễ cấp thủy, rước nước; lễ rước bộ kiệu Thánh đi qua các trục đường lớn của làng, sau đó trở về đình làm lễ, các dòng họ trong làng dâng lễ, lễ tạ…

Ngày nay, lễ hội làng Bát Tràng được diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 14 đến ngày 16 tháng Hai (Âm lịch) với các nghi thức tổ chức giảm hơn, bao gồm các nghi lễ: Lễ mộc dục; dâng lễ tam sinh; lễ cấp thủy, rước nước; lễ rước bộ kiệu Thánh đi qua các trục đường lớn của làng, sau đó trở về đình làm lễ, các dòng họ trong làng dâng lễ, lễ tạ…

Lễ hội Đền chùa Bà Tấm

Lễ hội Đền chùa Bà Tấm năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 26 đến 30/3 (tức ngày 17 đến 21/2 năm Giáp Thìn), tại xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Lễ hội Đền chùa Bà Tấm gắn với kỷ niệm 980 năm Ngày sinh Hoàng Thái hậu Ỷ Lan (1044-2024).

Ngày 19/3 thông tin tới báo chí, ông Tô Hữu Vịnh - Chủ tịch UBND xã Dương Xá cho biết: Đền Bà Tấm hay còn gọi là Đền thờ Hoàng Thái hậu Ỷ Lan, được xây dựng từ cuối thế kỷ XI. Hoàng Thái hậu Ỷ Lan, tên thật là Lê Thị Yến, sinh ngày 7-3 năm Giáp Thân (1044), mất ngày 25-7 năm Đinh Dậu (1117). Bà xuất thân trong một gia đình làm nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa. Bà nổi tiếng là người thông minh, xinh đẹp, nết na, dịu hiền. Cha bà là ông Lê Công Thiết và mẹ là Vũ Thị Tình, quê ở trang Thổ Lỗi, hương Siêu Loại, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (nay là xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội).

Năm 2023, xã Dương Xá vinh dự được nhận Quyết định của UBND thành phố Hà Nội công nhận Điểm du lịch xã Dương Xá

Năm 2023, xã Dương Xá vinh dự được nhận Quyết định của UBND thành phố Hà Nội công nhận Điểm du lịch xã Dương Xá

Năm 2010, để tưởng nhớ công đức của bà, một trong những danh nhân có tài trị nước của dân tộc, Ban quản lý di tích Đền Bà Tấm tôn trí tượng đài Hoàng Thái hậu Ỷ Lan cao 9,1m, nặng 30 tấn được đúc bằng đồng nguyên chất.

Lễ hội Đền Bà Tấm được tổ chức từ ngày 19 đến 21 tháng 02 âm lịch hằng năm, chính hội là ngày 20 tháng 02 và tương truyền là ngày đăng quang của bà. Đền Bà Tấm đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ VH-TT&DL) xếp hạng Di tích lịch sử và nghệ thuật năm 1996. Cùng với tượng đôi sư tử đá ở chùa, khám thờ sơn son thếp vàng trong Đền Bà Tấm được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận là Bảo vật quốc gia vào ngày 15-1-2020.

Chùa Bà Tấm có tên là "Linh Nhân Tư Phúc tự" do chính Linh Nhân Hoàng Thái hậu Ỷ Lan xây dựng cùng với hàng trăm ngôi chùa khác, được khánh thành vào tháng Ba năm Ất Mùi (1115), trải qua các triều đại đã được trùng tu nhiều lần.

Năm 1987, tại địa điểm gần di tích chùa Bà Tấm, Sở Văn hóa - Thông tin Hà Nội (nay là Sở Văn hóa và Thể thao) phối hợp với Viện Khảo cổ học tiến hành khảo sát, khai quật khảo cổ. Kết quả chứng minh di chỉ thuộc thời dựng nước, cách ngày nay khoảng 3.000 năm. Năm 2007, Sở tiếp tục phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tiến hành khai quật ngay trong khuôn viên của cụm di tích. Kết quả khai quật lần này củng cố chắc chắn thêm niên đại khởi dựng cụm di tích.

Trong di tích còn bảo lưu được bốn tấm bia đá cổ có niên đại thời Hậu Lê, trong đó có bia niên hiệu Đức Long 6 (1642) và bia niên hiệu Bảo Đại 18 (1943) ghi lại năm tu bổ chùa. Chùa Bà Tấm đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng Di tích lịch sử và nghệ thuật năm 1996.

Hoạt động Tế lễ đặc sắc tại Lễ hội Đền chùa Bà Tấm năm 2023

Hoạt động Tế lễ đặc sắc tại Lễ hội Đền chùa Bà Tấm năm 2023

Tại lễ hội Đền chùa Bà Tấm năm 2024 sẽ diễn ra các hoạt động: Khai trương gian hàng “Hướng đến nông thôn mới thông minh”; khai mạc “Chợ phiên điện tử” livestream bán các sản phẩm OCOP của địa phương; liên hoan nghệ thuật quần chúng “Hà Nội - Niềm tin và hy vọng” xã Dương Xá năm 2024 chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô; lễ Khai nguyên và thả đèn hoa đăng cầu Quốc thái, dân an với chủ đề “Xuân Hạnh phúc”...

Đặc biệt, cũng nhân dịp này, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Dương Xá sẽ vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.

Ngoài các Lễ hội lớn, ngày 24/3/2024 tức ngày 15/2 năm Giáp Thìn, UBND huyện Gia Lâm còn tổ chức khai mạc Lễ hội làng Giang Cao; Ngày 30/3/2024 tức ngày 21/2 năm Giáp Thìn khai mạc Lễ hội Phụng Nghênh – Lễ hội Đền Mẫu Đức Thánh Gióng thuộc Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền Phù Đổng.

Tin cùng chuyên mục

Không chỉ người dân, du khách, nhiều học sinh hào hứng tham quan, tìm hiểu Hoàng thành Thăng Long - di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam. (Nguồn: Bảo Châu)

Bảo tồn, phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long: Thấy gì từ việc UNESCO thông qua đề xuất của Việt Nam?

(PLVN) - Ủy ban Di sản thế giới đã ghi nhận và đánh giá cao những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong quá trình thực hiện toàn bộ các cam kết của Chính phủ Việt Nam từ khi di sản được ghi danh năm 2010 đến nay. Hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được thông qua mở ra việc khơi thông trục Hoàng Đạo, tiến tới khôi phục không gian và Chính điện Kính Thiên.

Đọc thêm

Về Mường Thải xem điệu đang Mường

Về Mường Thải xem điệu đang Mường
(PLVN) - Nhắc đến đang Mường là nói đến những làn điệu dân ca chứa chan tình người, khát vọng, tình yêu quê hương, đất nước... Những làn điệu này không thể thiếu trong các ngày lễ hội, ngày vui của bản làng, gia đình đồng bào dân tộc Mường, ở xã Mường Thải, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.

Dùng văn hóa để nâng tầm thương hiệu cây sen Việt

 Sen Việt Nam nói chung và sen Bách Diệp ở Tây Hồ nói riêng đều có tiềm năng lan tỏa hương sắc, vươn tầm quốc tế.
(PLVN) - Chẳng biết từ bao giờ cây sen đã sinh trưởng ở Việt Nam. Mang vẻ đẹp thanh khiết, cao quý - sen trở thành một biểu tượng văn hóa tâm linh của người Việt. Bên cạnh ý nghĩa về tinh thần, hoa sen cũng đem lại những giá trị thực tiễn, như những đóa sen Bách Diệp ở Tây Hồ không chỉ đẹp mà còn cho ra món trà sen tuyệt hảo làm say đắm bao thực khách.

Đào Nhật Tân - nồng nàn theo năm tháng

Hiện giờ cây đào đã trở thành một biểu tượng văn hóa của Hà Nội mỗi dịp Tết đến, xuân về. (Nguồn: Du lịch - Reatimes)
(PLVN) - Nhật Tân là tên một phường ở quận Tây Hồ, đồng thời gắn liền với làng Nhật Tân có nghề truyền thống trồng đào nức tiếng Hà thành suốt nhiều thế kỷ. Cứ Tết đến, xuân về, người Hà Nội lại nô nức kéo đến vườn đào khoe sắc thắm chọn cho được một cây đào bích, đào phai ưng ý.

Dẻo thơm xôi làng Phú Thượng

Mẻ xôi thơm ngon của làng Phú Thượng trở thành món ăn yêu thích của người dân Hà thành. (Nguồn: NVCC)
(PLVN) - Nép mình gần triền đê sông Hồng, làng Phú Thượng (Tây Hồ, Hà Nội) bao năm nay vẫn thổi lửa truyền đời món xôi thơm ngon, dẻo mịn. Từ những con ngõ nhỏ, xôi làng Phú Thượng mang “tiếng thơm” đi khắp mọi nơi ở Hà Thành, trở thành một thức quà được nhiều người sành ăn yêu mến.

longformNghệ nhân 101 tuổi và “thiên cổ đệ nhất trà”

Nghệ nhân trà sen Nguyễn Thị Dần, 101 tuổi vẫn nhớ những lần đài Truyền hình Nhật Bản tới làm phim về nghề ướp trà sen Tây Hồ. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Trước thềm lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia - nghề ướp trà sen Tây Hồ, chúng tôi có dịp tới ngôi nhà thấm đẫm hương “Trà sen bà Dần” qua hai thế kỷ. Cụ Dần đã 101 tuổi, có điều kỳ lạ, cứ đến mùa sen nở rộ tháng 6, cụ lại cùng con cháu ngồi lấy gạo sen trong những sớm mai tinh khiết, để làm nên thứ trà sen “ đệ nhất” Hà thành…

Quy hoạch bảo quản, phục hồi Di tích Đình Thổ Tang

Di tích Đình Thổ Tang, tỉnh Vĩnh Phúc.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long mới ký Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 24/6/2024 phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích lịch sử và kiến trúc - nghệ thuật quốc gia đặc biệt Đình Thổ Tang (tỉnh Vĩnh Phúc).

Mùa sen tháng 6 “đánh thức” giác quan

Gánh hoa sen đẹp ngỡ ngàng trên phố Hà Nội. (Ảnh: Tú Phạm)
(PLVN) - Dưới cái nắng nhiệt đới của tháng 6 khiến bao loài hoa e ngại, hoa sen lại càng tươi tắn, có lẽ vì là loài hoa tri kỷ của mùa hè, giống như hoa cúc của mùa thu hay hoa đào của mùa xuân. Nhiều người mong đến mùa hè để ngắm sen, không chỉ đơn thuần là chiêm ngưỡng hương sắc mà còn để nâng niu, thỏa mãn khứu giác, thậm chí là vị giác với những sản vật từ sen.

Hệ giá trị gia đình - Hạt nhân của hệ giá trị quốc gia

Từng bước đưa vào cuộc sống các chuẩn mực giá trị đạo đức, văn hóa con người Việt Nam. Ảnh tham gia cuộc thi Gia đình do Hội Nhiếp ảnh TP HCM tổ chức.
(PLVN) -  Nhà yêu nước Phan Bội Châu đã từng có câu: “Nước là cái nhà to” và “Nhà chính là nước nhỏ”. Gia đình có vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của mỗi một con người, mỗi một xã hội, mỗi một quốc gia, dân tộc. Gia đình là nơi khởi nguồn sinh ra mỗi con người, không có gia đình để tái tạo ra con người thì xã hội không thể tồn tại và phát triển được. Vì thế, hệ giá trị gia đình chính là phần hồn cốt của gia đình, cũng chính là phần lõi của hệ giá trị quốc gia, dân tộc.

Nhà Nguyễn và những cuộc binh biến trong cung cấm

Cung điện nhà Nguyễn tại Huế. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Những cuộc khởi nghĩa nông dân chống Pháp và chống cả nhà Nguyễn nổi dậy khắp nước khiến nhà Nguyễn rất mỏi mệt và lo sợ. Trong cung cấm đã xảy ra ba cuộc binh biến lớn từ những vị trong dòng tộc nhà vua.

Nếp áo thanh xuân

Phụ nữ thành phố Tuyên Quang hưởng ứng Tuần lễ áo dài Việt Nam. (Ảnh: Báo Tuyên Quang)
(PLVN) - “Nếp áo thanh xuân” là sáng kiến trong chuỗi hoạt động của mạng lưới Di sản - Kết nối, được Câu lạc bộ Di sản áo dài Việt Nam khởi xướng nhằm gìn giữ, phát huy, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc tới công chúng trong và ngoài nước, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Ca trù, dòng chảy bền bỉ miền cửa biển

Các đào nương hát thờ tại cửa Đình An Biên- Lê Chân, TP Hải Phòng.
(PLVN) - “Hồng hồng tuyết tuyết! Mới ngày nào chửa biết cái chi chi. Mười lăm năm thấm thoát có xa gì...”. Vào những dịp lễ, tết hay các ngày kỷ niệm của đất nước và thành phố, người dân TP Cảng có nhiều cơ hội được thưởng thức các chương trình nghệ thuật đặc sắc ngay tại dải trung tâm thành phố hay vườn hoa Nhà kèn hoặc cửa đình An Biên hàng tháng…

Trải nghiệm văn hóa Tín ngưỡng thờ Mẫu tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Một góc trưng bày trong khuôn khổ chương trình trải nghiệm. (Ảnh: T.T)
(PLVN) - Kỷ niệm 8 năm thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (2016 - 2024), chương trình trải nghiệm văn hóa Tín ngưỡng thờ Mẫu: Tâm - Đẹp - Vui được giới thiệu tới công chúng tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam vào tối thứ Sáu, thứ Bảy hàng tuần từ tháng 6/2024.

Lễ Đông Sửa của người Thái ở Yên Châu

Lễ Đông Sửa của người Thái ở xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Lễ Đông Sửa (hay còn gọi là cúng rừng thiêng) của dân tộc Thái ở bản Khá, xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu (tỉnh Sơn La) là nét văn hóa tâm linh như một món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân nơi đây...