Trước khi gặp nạn, anh Huế làm nghề thợ may. Bố mẹ đã già, vợ không có việc làm ổn định lại thêm 2 con nhỏ (đứa lớn 6 tuổi, đứa nhỏ mới 8 tháng) nên anh Huế là lao động chính trong nhà. Anh Huệ mất đi khiến cuộc sống gia đình lâm vào tình trạng vô cùng khó khăn. Gia cảnh của hung thủ còn éo le hơn nhiều bởi chồng và con rể bà Bi đều bị bắt.
[links()]
Án mạng từ... món nợ vặt
Như PLVN Online đã đưa tin, tối 19/9, tại thôn Nam Quất, xã Nam Triều (huyện Phú Xuyên, Hà Nội), do mâu thuẫn trong việc thanh toán tiền công thợ xây, Ngô Văn Truy (53 tuổi, ở thôn Nam Quất, xã Nam Triều) và Nguyễn Thành Luân (25 tuổi; quê ở Hữu Lũng, Lạng Sơn; hiện ở thôn Nam Quất, huyện Nam Triều; là con rể Truy) đã dùng dao đâm anh Nguyễn Đăng Huế (31 tuổi) và anh Lê Thanh Tuyên (tức Tám, 39 tuổi, đều ở xã Nam Phong, huyện Phú Xuyên). Hai nạn nhân đều được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện, trong đó anh Huế đã tử vong hồi 2h30 ngày 20/9. Hiện Công an huyện Phú Xuyên đã tạm giữ hình sự đối tượng Truy về hành vi cố ý gây thương tích, đối tượng Luân về hành vi giết người.
Nguyên nhân vụ việc được cho là xuất phát từ chuyện cách đây 2 tháng, ông Truy (thầu xây dựng) nhận xây nhà cho anh Lê Văn Hiển (47 tuổi, ở xã Nam Phong, huyện Phú Xuyên). Khi công trình đã hoàn thành, anh Hiển thanh toán thiếu tiền vài công thợ cho ông Truy. Sau nhiều lần đòi nợ bất thành, quan hệ giữa anh Hiển và ông Truy trở nên căng thẳng.
Tối 19/9, ông Truy và anh Hiển hẹn nhau ra một quán cà phê để nói chuyện về khoản nợ này. Tại đây, họ to tiếng và ẩu đả với nhau. Sau đó, mỗi bên đều gọi người thân đến trợ giúp khiến trận “đại chiến” với hậu quả đau lòng như nêu trên xảy ra. Trong đó, ông Truy gọi cho con rể là Nguyễn Thành Luân, anh Hiển cũng gọi điện cho người nhà và 3 người đã đến (trong đó có anh Nguyễn Đăng Huế, anh Lê Thanh Tuyên và anh Lê Văn Quang - 41 tuổi, em trai anh Hiển).
Khi hai bên giáp mặt nhau, anh Hiển nói không muốn trả khoản nợ cho ông Truy vì ông Truy đã làm không tốt một số khâu trong xây dựng ông Truy. Ngay sau đó, xô xát kinh hoàng giữa hai bên đã xảy ra.
Hung khí từ đâu ra?
Bước đầu, cơ quan công an xác định Nguyễn Thành Luân đã cầm hung khí là chiếc tuýp sắt đến hiện trường. Sau đó, ông Truy đã dùng hung khí này đánh anh Quang, anh Tuyên. Khi hai bên ẩu đả, Luân rút trong túi quần ra một con dao rồi đâm nhiều nhát vào người anh Nguyễn Đăng Huế và anh Lê Thanh Tuyên. Tại hiện trường, ngoài dao và tuýp sắt, công an còn thu giữ được một đoạn xích sắt.
Tuy nhiên, trao đổi với PLVN, thân nhân hai gia đình hung thủ và người bị hại đều cho rằng người nhà mình không hề có sự chuẩn bị về hung khí. Bên nào cũng cho rằng người nhà mình bị phe kia phục kích!?
Trong đau đớn, bà Lê Thị Vụ (bác ruột của nạn nhân Huế) nói: “Bố con nhà đấy (tức bố con ông Truy - PV) đã chuẩn bị sẵn và có ý định giết người từ trước rồi. 3 đứa nhà này (tức anh Huế, anh Tuyên và anh Quang - PV) sốt ruột đi tìm cậu (tức anh Hiển) đến áo còn không kịp mặc thì nói gì đến việc chuẩn bị dao, gậy hay hung khí?”.
Ngược lại, bà Phạm Thị Bi (mẹ vợ Nguyễn Thành Luân) lại cho rằng: “Chẳng ai đi lấy tiền nợ mà lại mang vũ khí đi làm gì (?). Chú Chung (tên gọi khác của anh Lê Văn Hiển - PV) đã khất lần tiền nợ rất nhiều lần mà chồng tôi (tức ông Truy - PV) có nói gì đâu. Lần này cũng như vậy, khi đi chồng tôi mặc độc cái quần đùi với áo may ô trắng. Ra chỗ hẹn ngoài phố còn không thấy chú Chung đâu, đã định quay về rồi, nào ngờ... 3 công thợ chỉ có mấy trăm ngàn, đâu đến mức để chồng con tôi phải giết người chứ”.
Hậu quả đau lòng
Được biết, trước khi gặp nạn, anh Huế làm nghề thợ may. Bố mẹ đã già, vợ không có việc làm ổn định lại thêm 2 con nhỏ (đứa lớn 6 tuổi, đứa nhỏ mới 8 tháng) nên anh Huế là lao động chính trong nhà. Anh Huệ mất đi khiến cuộc sống gia đình lâm vào tình trạng vô cùng khó khăn.
Gia cảnh của hung thủ còn éo le hơn nhiều bởi chồng và con rể bà Bi đều bị bắt. Trong ngôi nhà nhỏ giờ chỉ còn hai người phụ nữ, con gái bà (tức vợ Luân) lại đang mang bầu tháng thứ bẩy. Vì lấy chồng sớm nên chị Hạnh chưa đi làm mà chỉ ở nhà phụ giúp chồng sửa xe máy. Từ lúc Luân bị bắt, cửa hàng sửa xe cũng đóng cửa. Thêm vào đó, bà Bi bị bệnh giãn dây chằng nên không làm được các công việc nặng.
Như vậy, sau vụ án mạng kinh hoàng này, cả gia đình hung thủ và gia đình nạn nhân đều mất đi những trụ cột và những gánh nặng trong cuộc sống sẽ đè nặng lên vai những người già và phụ nữ còn lại. Thật đáng tiếc bởi ngọn nguồn câu chuyện đau lòng chỉ xuất phát từ tranh chấp vài công thợ trị giá không đến 500.000 đồng.
Điêu Dũng
[links()]
Án mạng từ... món nợ vặt
Như PLVN Online đã đưa tin, tối 19/9, tại thôn Nam Quất, xã Nam Triều (huyện Phú Xuyên, Hà Nội), do mâu thuẫn trong việc thanh toán tiền công thợ xây, Ngô Văn Truy (53 tuổi, ở thôn Nam Quất, xã Nam Triều) và Nguyễn Thành Luân (25 tuổi; quê ở Hữu Lũng, Lạng Sơn; hiện ở thôn Nam Quất, huyện Nam Triều; là con rể Truy) đã dùng dao đâm anh Nguyễn Đăng Huế (31 tuổi) và anh Lê Thanh Tuyên (tức Tám, 39 tuổi, đều ở xã Nam Phong, huyện Phú Xuyên). Hai nạn nhân đều được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện, trong đó anh Huế đã tử vong hồi 2h30 ngày 20/9. Hiện Công an huyện Phú Xuyên đã tạm giữ hình sự đối tượng Truy về hành vi cố ý gây thương tích, đối tượng Luân về hành vi giết người.
Nguyên nhân vụ việc được cho là xuất phát từ chuyện cách đây 2 tháng, ông Truy (thầu xây dựng) nhận xây nhà cho anh Lê Văn Hiển (47 tuổi, ở xã Nam Phong, huyện Phú Xuyên). Khi công trình đã hoàn thành, anh Hiển thanh toán thiếu tiền vài công thợ cho ông Truy. Sau nhiều lần đòi nợ bất thành, quan hệ giữa anh Hiển và ông Truy trở nên căng thẳng.
Nguyễn Thành Luân và một số tang vật vụ án. |
Khi hai bên giáp mặt nhau, anh Hiển nói không muốn trả khoản nợ cho ông Truy vì ông Truy đã làm không tốt một số khâu trong xây dựng ông Truy. Ngay sau đó, xô xát kinh hoàng giữa hai bên đã xảy ra.
Hung khí từ đâu ra?
Bước đầu, cơ quan công an xác định Nguyễn Thành Luân đã cầm hung khí là chiếc tuýp sắt đến hiện trường. Sau đó, ông Truy đã dùng hung khí này đánh anh Quang, anh Tuyên. Khi hai bên ẩu đả, Luân rút trong túi quần ra một con dao rồi đâm nhiều nhát vào người anh Nguyễn Đăng Huế và anh Lê Thanh Tuyên. Tại hiện trường, ngoài dao và tuýp sắt, công an còn thu giữ được một đoạn xích sắt.
Tuy nhiên, trao đổi với PLVN, thân nhân hai gia đình hung thủ và người bị hại đều cho rằng người nhà mình không hề có sự chuẩn bị về hung khí. Bên nào cũng cho rằng người nhà mình bị phe kia phục kích!?
Trong đau đớn, bà Lê Thị Vụ (bác ruột của nạn nhân Huế) nói: “Bố con nhà đấy (tức bố con ông Truy - PV) đã chuẩn bị sẵn và có ý định giết người từ trước rồi. 3 đứa nhà này (tức anh Huế, anh Tuyên và anh Quang - PV) sốt ruột đi tìm cậu (tức anh Hiển) đến áo còn không kịp mặc thì nói gì đến việc chuẩn bị dao, gậy hay hung khí?”.
Ngược lại, bà Phạm Thị Bi (mẹ vợ Nguyễn Thành Luân) lại cho rằng: “Chẳng ai đi lấy tiền nợ mà lại mang vũ khí đi làm gì (?). Chú Chung (tên gọi khác của anh Lê Văn Hiển - PV) đã khất lần tiền nợ rất nhiều lần mà chồng tôi (tức ông Truy - PV) có nói gì đâu. Lần này cũng như vậy, khi đi chồng tôi mặc độc cái quần đùi với áo may ô trắng. Ra chỗ hẹn ngoài phố còn không thấy chú Chung đâu, đã định quay về rồi, nào ngờ... 3 công thợ chỉ có mấy trăm ngàn, đâu đến mức để chồng con tôi phải giết người chứ”.
Hậu quả đau lòng
Được biết, trước khi gặp nạn, anh Huế làm nghề thợ may. Bố mẹ đã già, vợ không có việc làm ổn định lại thêm 2 con nhỏ (đứa lớn 6 tuổi, đứa nhỏ mới 8 tháng) nên anh Huế là lao động chính trong nhà. Anh Huệ mất đi khiến cuộc sống gia đình lâm vào tình trạng vô cùng khó khăn.
Gia cảnh của hung thủ còn éo le hơn nhiều bởi chồng và con rể bà Bi đều bị bắt. Trong ngôi nhà nhỏ giờ chỉ còn hai người phụ nữ, con gái bà (tức vợ Luân) lại đang mang bầu tháng thứ bẩy. Vì lấy chồng sớm nên chị Hạnh chưa đi làm mà chỉ ở nhà phụ giúp chồng sửa xe máy. Từ lúc Luân bị bắt, cửa hàng sửa xe cũng đóng cửa. Thêm vào đó, bà Bi bị bệnh giãn dây chằng nên không làm được các công việc nặng.
Như vậy, sau vụ án mạng kinh hoàng này, cả gia đình hung thủ và gia đình nạn nhân đều mất đi những trụ cột và những gánh nặng trong cuộc sống sẽ đè nặng lên vai những người già và phụ nữ còn lại. Thật đáng tiếc bởi ngọn nguồn câu chuyện đau lòng chỉ xuất phát từ tranh chấp vài công thợ trị giá không đến 500.000 đồng.
Điêu Dũng