Gần 26.000 ha diện tích nông nghệp của 6 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng do hạn hán

Hạn hán, nắng nóng kéo dài khiến nhiều diện tích lúa ở Nghệ An có nguy cơ mất trắng
Hạn hán, nắng nóng kéo dài khiến nhiều diện tích lúa ở Nghệ An có nguy cơ mất trắng
(PLVN) -Đó là thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong báo cáo công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn khu vực Bắc Trung Bộ.

Ngày 22/7, tại TP.Vinh (Nghệ An), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) tổ chức Hội nghị “Tăng cường công tác ứng phó với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn và phòng chống thiên tai khu vực Bắc Trung bộ”, với sự tham dự, chủ trì của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường và lãnh đạo 6 tỉnh Bắc Trung Bộ.

Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, năm nay, tình hình thiên tai trên cả nước diễn biến phức tạp. Đặc biệt nắng nóng khốc liệt, hạn hán gay gắt, kéo dài, xâm nhập mặn gây hậu quả nghiêm trọng đến tình hình sản xuất kinh tế và đời sống của người dân. Trong đó, các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ chịu hậu quả nặng nề.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu khai mạc hội nghị
 Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu khai mạc hội nghị

“Bắc Trung bộ là khu vực đặc biệt, vừa chống hạn hán, xâm nhập mặn, sắp tới phải đối mặt với lũ lụt, ngập nước. Vì vậy, các địa phương phải có các giải pháp khẩn cấp, vừa có tính bền vững để ứng phó thiên tai”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho hay.

Phát biểu tại Hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Thái Thanh Quý cho biết, năm 2020 Nghệ An gặp rất nhiều khó khăn. Nghệ An là tỉnh dân diện tích lớn, dân số đông, hệ thống sông ngòi dày đặc, lượng hồ đập lớn nhất cả nước, thường xuyên phải đối mặt với thiên tai như hạn hán, nắng nóng, lũ lụt. 

Theo ông Quý, nếu không mưa trong 1 tuần nữa, khả năng hạn hán trên diện rộng sẽ xảy ra. Sản xuất nông nghiệp sẽ gặp khó khăn rất lớn và tính mạng, của cải của người dân sẽ bị đe dọa.

Còn ông Vũ Đức Long - Phó giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, dự báo nắng nóng sẽ tiếp diễn trong một tuần tới. Mùa bão lũ sẽ diễn biến phức tạp, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội các địa phương.

Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ tháng 5 đến nay khu vực Bắc Trung Bộ đã xảy ra 6 đợt nắng nóng, đợt kéo dài nhất 14 ngày, nhiệt độ thấp nhất thực đo trong các đợt nắng nóng từ 38 đến 40 độ, có nơi trên 40 độ.

Đây được đánh giá là đợt nắng nóng kéo dài nhất lịch sử trong chuỗi số liệu tính từ năm 1971 đến hiện tại. Một số nơi nhiệt độ cao nhất đã vươt giá trị lịch sử như: Đô Lương (Nghệ An): 41,2 độ; Tại Hà Tĩnh vào tháng 6/2019 là 41 độ. 

Hội nghị có sự tham gia của lãnh đạo 6 tỉnh Bắc Trung Bộ
  Hội nghị có sự tham gia của lãnh đạo 6 tỉnh Bắc Trung Bộ

Trong khi đó lượng mưa 6 tháng đầu năm 2020 đến nay phổ biến từ 200-500mm, thấp hơn so với trung bình nhiều năm. Riêng tháng 5 và 6/2020 tổng lượng mưa thiếu hụt  từ 50 đến 80 %. Một số nơi trong tháng 6 hầu như không có mưa như Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Hạn hán đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất nông nghiệp. Cụ thể, trong vụ sản xuất Hè Thu 2020, do nắng nóng gay gắt và lượng mưa thiếu hụt, dung tích trữ hồ chứa giảm nhanh, nhiều hồ nhỏ cạn nước. Hiện tại, dung tích trung bình các hồ chứa đạt 37% dung tích thiết kế, tuy nhiên phân bố không đều ở các địa phương.

Vụ Đông Xuân 2019-2020, hạn hán, thiếu nước chỉ xảy ra cục bộ tại tỉnh Thừa Thiên Huế, thời điểm cao nhất có 178 ha cây trồng (chủ yếu là lúa) bị ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước. 

Vụ Hè Thu – Mùa 2020 diện tích đang bị hạn hán, thiếu nước trong khu vực là 25.970 ha, tập trung chủ yếu ở các tỉnh: Thanh Hóa 9.000 ha, Nghệ An 11.000 ha, Quảng Trị 4.1400 ha.…

Thiếu nước, hạn hán đã ảnh hưởng đến nước sinh hoạt. Hiện có khoảng 46.600 hộ dân đang gặp khó khăn về nước sinh hoạt. Trong đó: Thanh Hóa 2.600 hộ, Nghệ An 400 hộ, Quảng Trị 30.000 hộ… Đây là thời kỳ cao điểm khó khăn nhất về nguồn nước sinh hoạt tại khu vực. 

Người dân Nghệ An tích cực bơm nước cứu lúa
 Người dân Nghệ An tích cực bơm nước cứu lúa

Hiện Quảng Trị là tỉnh có số hộ bị ảnh hưởng cao nhất, chủ yếu do mực nước, lượng nước ở các giếng đào, giếng khoang bị suy giảm, mức suy giảm trung bình khoảng 30% so với năm 2019. Cá biệt một số nơi như huyện Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh gần như cạn nước. 

Hạn hán cũng đã ảnh hưởng nghiêm trong đến lâm nghiệp. Tình trạng hạn hán, nắng nóng kéo dài đã làm phát sinh một số vụ cháy trong khu vực. Từ đầu mùa khô 2019-2020, tổng cộng có 48 vụ cháy rừng, ảnh hưởng đến 194 ha rừng. Trong đó, Nghệ An là địa phương xảy ra tình trạng cháy rừng nhất với 22 vụ.  

Nguyên nhân dân đến tình trạng thiếu nước gồm 4 nguyên nhân cơ bản: Nắng nóng kéo dài, thiếu hụt lượng mưa, lượng nước trữ ở các hồ chứa không ở mức cao, một số hồ chứa thủy điện trong vụ Hè Thu có dung tích thấp nên không hỗ trợ nhiều giải quyết tình trạng han hán nước, xâm nhập mặn. 

Hội nghị cũng đã chỉ ra các vấn đề liên quan cần giải quyết và định hướng phương án dài hạn cho từng tỉnh tại khu vực Bắc Trung Bộ trong vấn đề đối phó với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn và phòng chống thiên tai.

Đọc thêm

Những vụ hỏa hoạn gây rúng động Hà Nội

Hiện trường vụ cháy chung cư mini trên phố Khương Hạ.
(PLVN) - Những năm gần đây, trên địa bàn TP Hà Nội xảy ra một số vụ cháy gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thiệt hại lớn về tính mạng và tài sản của người dân, gây ám ảnh trong cộng đồng.

Không khí lạnh tăng cường yếu, gây gió mạnh trên các vùng biển

Không khí lạnh tăng cường yếu, gây gió mạnh trên các vùng biển
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, đêm 18 và ngày 19/12, không khí lạnh tiếp tục tăng cường yếu xuống phía Nam, gây gió mạnh trên các vùng biển. Trên đất liền, khu vực miền Bắc duy trì hình thái thời tiết đêm không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù nhẹ, ngày nắng.

Công an khuyến cáo biện pháp phòng cháy, nổ khi thắp hương tại nhà

Lực lượng PCCC nhắc nhở và hướng dẫn người dân các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC khi thắp hương thờ cúng.
(PLVN) - Trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua xảy ra nhiều vụ cháy mà nguyên nhân là do chập điện bóng đèn trên bàn thờ hoặc do khi thắp hương thờ cúng. Do đó,  Công an thành phố khuyến cáo một số biện pháp đảm bảo an toàn PCCC khi thắp hương thờ cúng tại gia đình.

Hà Nội thí điểm thực hiện vùng phát thải thấp: Giảm ô nhiễm không khí mang đến nhiều lợi ích

Quận Hoàn Kiếm dự kiến chọn khu vực không gian đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận, khu vực phố cổ để thí điểm vùng LEZ. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Ngày 12/12, tại Kỳ họp thứ 20, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn TP Hà Nội. Theo đó, từ năm 2025 đến năm 2030 sẽ thí điểm lập vùng phát thải thấp ở một khu vực trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.