Festival Áo bà ba Hậu Giang 2023: Quảng bá, nâng tầm thương hiệu địa phương

(PLVN) - Festival Áo bà ba Hậu Giang 2023 vừa được tổ chức thành công tạo nên ấn tượng và sự cuốn hút của địa phương này với du khách trong nước và quốc tế. Lễ hội là điểm hẹn khởi đầu, để mọi người có cái nhìn khác hơn và biết nhiều hơn về Hậu Giang. Từ đó, tạo tiền đề cho sự phát triển văn hóa, du lịch và kinh tế của tỉnh trong thời gian tới.

Áo bà ba - tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống Nam Bộ

Nhắc đến áo bà ba người ta nghĩ ngay đến sự duyên dáng, thuần hậu, đáng yêu của những cô gái Nam Bộ. Chiếc áo bà ba luôn ghi dấu ấn đậm nét trong đời sống con người, vùng đất Nam Bộ. Chiếc áo đã gắn liền với các bậc tiền nhân từ thuở mang gươm đi mở cõi, khai phá vùng đất phương Nam. Dù trải qua bao thăng trầm lịch sử, áo bà ba đều gắn bó với các bà, các mẹ, các chị từ trong chiến trận, ra đến công trường, đi vào công sở và xã hội hiện đại ngày nay.

Áo bà ba là nét văn hóa đặc trưng của vùng đất Nam Bộ. (Ảnh: Đình Thương)

Áo bà ba là nét văn hóa đặc trưng của vùng đất Nam Bộ. (Ảnh: Đình Thương)

Không biết cơ duyên nào mà trong bài hát “Chiếc áo bà ba” của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh lại đặt chiếc áo dung dị này gắn liền với quê hương Hậu Giang: “Chiếc áo bà ba trên dòng sông thăm thẳm/ Thấp thoáng con xuồng bé nhỏ mong manh/ Nón lá đội nghiêng tóc dài con nước đổ/ Hậu Giang ơi em vẫn đẹp ngàn đời”. Và Hậu Giang đã có việc làm thiết thực để quảng bá, nâng tầm giá trị áo bà ba đến với bạn bè quốc tế thông qua Festival Áo Bà Ba Hậu Giang năm 2023.

Festival Áo bà ba Hậu Giang 2023 là sự kiện văn hóa tạo ra nguồn tiềm năng vô tận để cải thiện sức khỏe tinh thần và phát triển một xã hội thịnh vượng, văn minh. Đồng thời, gìn giữ những nét đẹp truyền thống, biến Hậu Giang trở thành điểm đến của du khách, nhà đầu tư Việt Nam và quốc tế.

Lễ hội diễn ra với nhiều hoạt động ý nghĩa và giá trị: Khu ẩm thực chế biến các món ăn từ khóm Cầu Đúc, cá thát lát Hậu Giang; Thi vẽ tranh bằng công nghệ AI cho học sinh tiểu học và THCS với chủ đề: “Hậu Giang của em”; Giao lưu văn hóa “Áo Bà Ba xưa và nay - Những cung bậc cảm xúc”; Giao lưu trổ tài biểu diễn chế biến cá thát lát và lươn của đầu bếp nổi tiếng người Nhật Bản; Triển lãm tranh với chủ đề: Chiếc Áo Bà Ba xưa và nay; trình diễn Áo Bà Ba trên sông; đặc biệt là chương trình nghệ thuật: “Nụ cười Hậu Giang” với những chiếc áo bà ba được dệt và may từ tơ khóm.

Ngài Saadi Salama, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhà nước Palestine tại Việt Nam thích thú với nét văn hóa đặc trưng của Nam Bộ. (Ảnh: Đình Thương)

Ngài Saadi Salama, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhà nước Palestine tại Việt Nam thích thú với nét văn hóa đặc trưng của Nam Bộ. (Ảnh: Đình Thương)

Những nét văn hóa Tây Nam Bộ nói chung và những đặc sản, lợi thế, tiềm năng của Hậu Giang nói riêng đều được lồng ghép khéo léo và trình diễn chuyên nghiệp trên những tà áo bà ba dân dã, thuần hậu. Hòa vào không khí chung của lễ hội, hầu hết quan khách, người tham gia lễ hội đều mặc áo bà ba để hòa chung, hưởng ứng cho sự kiện ý nghĩa này.

Đặc sản Cá Thát Lát và nhiều sản phẩm đặc trưng khác của Hậu Giang được giới thiệu, quảng bá tại Lễ hội. (Ảnh: Đình Thương)

Đặc sản Cá Thát Lát và nhiều sản phẩm đặc trưng khác của Hậu Giang được giới thiệu, quảng bá tại Lễ hội. (Ảnh: Đình Thương)

Trang phục áo bà ba lại càng được tô điểm khi kết hợp với các họa tiết và chất liệu đặc trưng của Hậu Giang. Trong chương trình nghệ thuật “Nụ cười Hậu Giang” du khách đã được chiêm ngưỡng trình diễn nhiều bộ sưu tập (BST) áo bà ba lấy ý tưởng từ các sản vật địa phương: BST Nụ cười Hậu Giang; BST Khăn rằn; BST Lúa; BST Cá Thát Lát; BST Đan lát; BST Tranh thiếu nhi; BST Trầu; BST Hoa Sen…

Trong đó, phải kể đến BST áo bà ba lấy ý tưởng từ trái khóm qua cách nhìn của nhà thiết kế người Tây Ban Nha Laura Chula được may từ tơ lá cây khóm. “Tôi rất vui và thấy mình thật thân quen với người dân bản địa khi được mặc áo bà ba”, nhà thiết kế Laura Chula chia sẻ.

Lan tỏa giá trị áo bà ba và Hậu Giang đến bạn bè quốc tế

Điểm nhấn của Festival Áo bà ba Hậu Giang năm 2023 chính là sự tham gia hào hứng, hưởng ứng nhiệt tình của những khách mời quốc tế đến từ nhiều quốc gia. Đó là những ngài Đại sứ, Tổng lãnh sự các nước, những CEO của các tập đoàn, công ty và các giảng viên, nhà khoa học nước ngoài. Mỗi bộ sưu tập đều có sự tham gia của những vị khách nước ngoài. Du khách và khán giả vô cùng hào hứng và phấn khởi khi những vị khách nước ngoài lại khoác trên mình và trình diễn áo bà ba của Việt Nam một cách chuyên nghiệp, duyên dáng.

Danh ca Hương Lan duyên dáng với trang phục Áo bà ba khi trình diễn. (Ảnh: Đình Thương)

Danh ca Hương Lan duyên dáng với trang phục Áo bà ba khi trình diễn. (Ảnh: Đình Thương)

Ngài Saadi Salama, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhà nước Palestine tại Việt Nam xuất hiện trước sân khấu cùng với bộ sưu tập áo bà ba bằng vải Khăn rằn của nhà thiết kế Huệ Thi. Ngài chia sẻ, “chiếc khăn rằn Nam Bộ có những điểm tương đồng với chiếc khăn Kefiah của Palestine. Sự kiện hôm nay mọi thứ đều tuyệt vời”. Được biết, trước đó, ngài Saadi Salama đã có mặt tại buổi họp báo sự kiện. Ngài đã thưởng thức các món ăn dân dã, tham quan vườn khóm Cầu Đúc và dành nhiều thiện cảm với đất và người Hậu Giang.

Ngài Hynek Kmonicek, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng Hòa Czech cùng phu nhân và con trai rạng rỡ và hào hứng trình diễn áo bà ba. Điểm nhấn ấn tượng trên chiếc áo hai vị khách này là những hình ảnh, địa danh nổi tiếng của Cộng Hòa Czech. Tương tự ông Kouteili Adib và bà Kouteili Rima Issa - hai vị CEO đến từ Canada trình diễn áo bà ba với những họa tiết hình ảnh lá phông biểu tượng của Canada.

Ông Kouteili Adib và bà Kouteili Rima Issa - CEO đến từ Canada bày tỏ tình yêu đối với đất và người Hậu Giang. (Ảnh: Đình Thương)

Ông Kouteili Adib và bà Kouteili Rima Issa - CEO đến từ Canada bày tỏ tình yêu đối với đất và người Hậu Giang. (Ảnh: Đình Thương)

Không những thế, tiết mục trình diễn bộ sưu tập Áo bà ba tranh thiếu nhi bên cạnh sự tham gia của 45 em học sinh Hậu Giang đoạt giải trong cuộc thi vẽ tranh AI (Trí tuệ nhân tạo) còn có sự tham gia trình diễn của ông Mr. Ethan C. Brown - Tiến sĩ tâm lý học Đại học Minnesota, Hoa Kỳ, ông David Emmanuel Pederson, Cô Jasmin N.A - Giảng viên ngành Văn học (Faculty Member in Literature), Đại học Fulbright Việt Nam (Fulbright University Vietnam).

Dù xã hội đang ngày càng phát triển theo hướng hiện đại thì chiếc áo bà ba mộc mạc vẫn luôn được gìn giữ để gắn kết giữa quá khứ với hiện tại và tương lai. Trang phục này xứng đáng được lưu giữ như một di sản văn hóa và vẻ đẹp đó cần được gìn giữ, phát huy vì nó chính là hồn cốt văn hóa Nam Bộ để tạo ra sức mạnh cho sự phát triển văn hóa, xã hội và kinh tế.

Festival Áo bà ba Hậu Giang 2023 góp phần khẳng định thương hiệu Hậu Giang với bạn bè quốc tế. (Ảnh: Đình Thương)

Festival Áo bà ba Hậu Giang 2023 góp phần khẳng định thương hiệu Hậu Giang với bạn bè quốc tế. (Ảnh: Đình Thương)

Bà Hồ Thu Ánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cho biết, Festival Áo bà ba - Hậu Giang 2023 là sự kiện văn hóa góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, tích hợp nét đẹp của văn hóa truyền thống để thu hút khách du lịch và nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đây không chỉ là trình diễn thời trang, mà tôn vinh giá trị văn hóa mang đậm bản sắc Nam Bộ. Từ sự kiện lần này, Hậu Giang kỳ vọng sẽ được biết đến nhiều hơn, mở ra nhiều cơ hội để Hậu Giang khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển.

Tin cùng chuyên mục

Khu du lịch sinh thái suối Tiên (xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc) những năm qua đã trở thành điểm du lịch điển hình của địa phương. (Ảnh: V.Dinh)

Đừng để suối Tiên “ngủ quên” trong mùa du lịch

(PLVN) - Sau nhiều năm đi vào hoạt động, khu du lịch sinh thái suối Tiên - hồ Thủy Yên ở xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đã trở thành điểm du lịch điển hình của địa phương. Tuy nhiên, mới đây, Công ty TNHH Nhà nước MTV Quản lý khai thác công trình thuỷ lợi tỉnh có văn bản yêu cầu HTX nông nghiệp Thủy An đóng cửa khu du lịch sinh thái này vì chưa được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cấp giấy phép hoạt động.

Đọc thêm

Công bố Gò Công là thành phố thứ 2 của tỉnh Tiền Giang

Thừa ủy quyền Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang trao Nghị quyết thành lập TP Gò Công cho lãnh đạo TP Gò Công
(PLVN) - Sáng 26/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tiền Giang tổ chức lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập thành phố (TP) Gò Công. Đây là thành phố thứ 2 thuộc tỉnh Tiền Giang.

Truy điệu và cải táng hài cốt liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Gia Lai

Truy điệu và cải táng hài cốt liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Gia Lai
(PLVN) - Sáng 26/4, tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Gia Lai, Sở Lao động TB&XH tỉnh Gia Lai phối hợp với Cục Chính trị Quân đoàn 3 long trọng tổ chức Lễ truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ tại Lô 10, hàng 11, mộ số 01. Đây là hài cốt liệt sĩ chưa xác định được danh tính, đã anh dũng hi sinh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Bình Định: Tổ chức phiên họp giải trình, chất vấn việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh trên lĩnh vực nông nghiệp

Quang cảnh phiên họp thứ 9 về giải trình, chất vấn việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh trên lĩnh vực nông nghiệp từ năm 2021 đến nay
(PLVN) - Ngày 25/4, Thường trực HĐND tỉnh đã tổ chức phiên họp thứ 9 về giải trình, chất vấn việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh trên lĩnh vực nông nghiệp từ năm 2021 đến nay. Phiên họp có sự tham dự và chủ trì của ông Hồ Quốc Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định và ông Đoàn Văn Phi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Bình Định.

Lâm Đồng sẽ đề bạt cán bộ dám nghĩ, dám làm

Lâm Đồng sẽ đề bạt cán bộ dám nghĩ, dám làm
(PLVN) - Quá trình triển khai Chỉ thị về phát huy tinh thần trách nhiệm, sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung, Quyền Bí thư Tỉnh uỷ Lâm Đồng Nguyễn Thái Học yêu cầu “thưởng - phạt” phải công bằng. Cán bộ, đảng viên có thành tích thì khen thưởng, đề bạt bổ nhiệm, còn người vi phạm tuỳ vào tính chất mà xử lý.

Chưa xác định cơ quan lập quy hoạch dự án Sân bay Biên Hòa

Chưa xác định cơ quan lập quy hoạch dự án Sân bay Biên Hòa
(PLVN) - Ông Võ Tấn Đức , Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị các đơn vị trình duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Sân bay Biên Hòa, đồng thời làm việc với đơn vị liên quan để tiếp nhận hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch trình tỉnh gửi Cục Hàng không theo quy định.

Thừa Thiên Huế: Thường xuyên, quyết liệt, không có ngoại lệ trong xử lý xe quá khổ, quá tải

Lực lượng CSGT Công an tỉnh Thừa Thiên Huế quyết liệt xử lý xe quá khổ, quá tải.
(PLVN) - Đang là “mùa xây dựng”, nhiều công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được triển khai khiến nhu cầu vận chuyển nguồn vật liệu xây dựng tăng cao, dẫn đến nguy cơ xe vi phạm quá khổ, quá tải có thể xảy ra. Nhận thức rõ nguy cơ đó, Lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) toàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang tập trung tuần tra, xử lý nghiêm mọi vi phạm với tinh thần “kiểm tra thường xuyên, xử lý quyết liệt, không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.