EU thỏa thuận giới hạn tiền thưởng cho lãnh đạo ngân hàng

Liên minh châu Âu (EU) đạt được một thỏa thuận về giới hạn tiền thưởng cho giới lãnh đạo ngân hàng, vốn được nhiều người xem là một trong những nguyên nhân góp phần dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính thế giới hiện nay.

Liên minh châu Âu (EU) đạt được một thỏa thuận về giới hạn tiền thưởng cho giới lãnh đạo ngân hàng, vốn được nhiều người xem là một trong những nguyên nhân góp phần dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính thế giới hiện nay.

ảnh minh họa
ảnh minh họa

Thỏa thuận nói trên đã được thông qua rạng sáng 28/2, với việc Nghị viện châu Âu và chủ tịch hiện tại của EU là Ireland đã đồng ý về cách thức triển khai việc thực hiện các quy định mới trong lĩnh vực ngân hàng. Cụ thể, các nhà lãnh đạo EU đã nhất trí về một gói các điều luật tài chính mới, trong đó có việc quy định các khoản thưởng của giới lãnh đạo ngân hàng tối đa là bằng mức lương cơ bản của một năm.

Ông Othmar Karas – người đứng đầu nhóm đàm phán của Nghị viện châu Âu - cho hay, các khoản thưởng này sẽ chỉ được phép đạt 2 lần mức lương cố định hàng năm nếu nhận được sự đồng ý của đa số các cổ đông. “Lần đầu tiên trong lịch sử các quy định đối với thị trường tài chính EU, chúng ta sẽ giới hạn mức thưởng của các lãnh đạo ngân hàng”, ông Othmar Karas phát biểu.

Vì không có giới hạn pháp lý nào về các khoản tiền thưởng nên những nhà lãnh đạo các ngân hàng và các thương nhân hàng đầu hiện này có thể nhận được khoản tiền thưởng lớn gấp nhiều lần mức lương cơ bản của họ dựa trên năng lực của họ.

Chính điều này đã dẫn đến sự giận dữ trên khắp châu Âu vì nhiều khoản tiền thưởng lớn của các giám đốc điều hành nhận được là từ các khoản cứu trợ của nhà nước trong cuộc khủng hoảng tài chính.

Giới hạn thưởng nói trên là một phần trong gói cải cách tài chính sâu rộng được gọi là Hiệp ước vốn Basel III. Theo dự kiến, Basel III đáng lẽ ra đã được triển khai từ tháng 1 tới nhưng thời gian biểu này đã bị bỏ qua vì Mỹ hồi tháng 11 năm ngoái đã tuyên bố sẽ không đáp ứng thời hạn này.

Tuy nhiên, ông Kras cho biết, các điều khoản về mức thưởng của giới chủ ngân hàng không phải là phần quan trọng nhất trong các quy định mới, mà điểm then chốt là các quy định mới về số vốn của các ngân hàng.

“Từ năm 2014, các ngân hàng châu Âu sẽ phải để ra một khoản tiền lớn hơn để ổn định hơn và tập trung hơn vào hoạt động cốt lõi của họ, cụ thể là hỗ trợ tài chính cho các thực thể kinh tế là các doanh nghiệp cỡ vừa và nhỏ và vấn đề việc làm” – ông Kras nói thêm.

Hiệp ước này sẽ buộc khoảng 8.000 ngân hàng trong EU tăng gấp 3 lần số vốn họ có từ trước khủng khoảng để có thể đối phó với những cú sốc thị trường mà không cần đến các gói giải cứu từ tiền thuế của dân. “Cuộc “đại tu” các quy định về ngân hàng này sẽ đảm bảo rằng các ngân hàng trong tương lai sẽ có đủ vốn, cả ở chất lượng hay số lượng, để chịu được những cú sốc.

Điều này sẽ đảm bảo rằng những người nộp thuế trên khắp châu Âu sẽ được bảo vệ trong tương lai” – bộ trưởng tài chính Ireland Michael Noonan, người chủ trì cuộc đàm phán kéo dài 8 tiếng đồng hồ các chính trị gia châu Âu, Ủy ban châu Âu và đại diện của 27 chính phủ thuộc EU, nói. Thỏa thuận vừa đạt được sẽ đảm bảo cho Basel III được triển khai từ năm 2014 tới.

Anh là một trong số ít các nước muốn ngăn chặn việc thực thi Basel III với các quy định về số vốn của các ngân hàng vì lo ngại ảnh hưởng đến vai trò thủ đô tài chính EU của London. Trong khi đó, nhiều ngân hàng đã xem xét các phương án tăng lương cứng để chuẩn bị đối phó với khả năng khoản tiền thưởng bị cắt giảm.

Minh Ngọc (theo AFP, Independent)

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.