Edward Snowden nộp đơn tị nạn tại 21 nước

Chuyên gia tình báo người Mỹ Edward Snowden ngày 1/7 cáo buộc Mỹ gây áp lực lên các nhà lãnh đạo nước ngoài để buộc họ từ chối đơn xin tị nạn chính trị của anh ta.

Chuyên gia tình báo người Mỹ Edward Snowden ngày 1/7 cáo buộc Mỹ gây áp lực lên các nhà lãnh đạo nước ngoài để buộc họ từ chối đơn xin tị nạn chính trị của anh ta.

Màn hình có chứa hình ảnh Snowden tại sân bay Sheremetyevo. Ảnh: Internet
Màn hình có chứa hình ảnh Snowden tại sân bay Sheremetyevo.

Trong phát biểu đầu tiên sau 10 ngày im lặng kể từ khi chạy trốn khỏi Hong Kong, Snowden cho biết anh ta đã gửi đơn xin tị nạn tới 21 nước, trong đó có cả Nga.

Snowden, hiện mắc kẹt tại sân bay Sheremetyevo ở Matxcova, Nga, cáo buộc tổng thống Mỹ Barack Obama đã ra lệnh cho phó tổng thống Joe Biden gây áp lực tới lãnh đạo của các nước mà anh ta đang muốn được tị nạn.

Trong một bức thư gửi tới tổng thống Ecuador Rafael Correa, Snowden nói: “Tôi vẫn tự do và có thể đăng tải những thông tin phục vụ lợi ích của công chúng. Cuộc đời tôi còn được bao nhiêu ngày nữa cũng không quan trọng, tôi vẫn sẽ đấu tranh cho công lý trong cuộc chiến không cân sức này”.

Trong một diễn biến khác, một người phát ngôn Bộ ngoại giao Nga cho biết, tối 30/6, cựu nhà thầu của NSA cũng đã nộp đơn xin tị nạn chính trị tại văn phòng lãnh sự quán ở sân bay Sheremetyevo. Đại diện WikiLeaks Sarah Harrison đã thay mặt Snowden xác nhận thông tin này.

Trong một thông cáo được đưa ra sau đó, WikiLeaks cho biết, ngoài các đơn xin tị nạn đã được gửi tới Iceland và Ecuador, Snowden cũng đã yêu cầu được tị nạn ở 19 nước khác.

Các nước này bao gồm: Áo, Bolivia, Brazil, Trung Quốc, Cuba, Phần Lan, Pháp, Đức, Ấn Độ, Italia, Ireland, Hà Lan, Nicaragua, Na Uy, Ba Lan, Nga, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ và Venezuela.

Cùng ngày, tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Snowden có thể ở lại Nga, với điều kiện anh ta phải dừng tiết lộ các thông tin tình báo của Mỹ.

“Nếu anh ta muốn ở lại đây, có một điều kiện là anh ta phải dừng việc nhằm gây tổn hại đến các đối tác người Mỹ của chúng tôi”, ông Putin tuyên bố.

Tuy nhiên, tổng thống Nga cũng thừa nhận Snowden dường như sẽ không im lặng. “Vì anh ta cảm thấy mình giống như một nhà hoạt động và bảo vệ nhân quyền, mọi dấu hiệu cho thấy anh ta sẽ không dừng chuyện này. Do đó, anh ta phải chọn một nước để cư trú và chuyển đến đó”, ông Putin nói.

Đến ngày 2/7, WikiLeaks cho biết Snowden đã rút đơn xin tị nạn tại Nga và các nước Đức, Na Uy, Áo, Phần Lan, Ba Lan và Thụy Sỹ vì các nước này không chấp nhận đơn xin tị nạn được gửi từ nước ngoài.

Bảo An (tổng hợp)

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.