Đường vào tù của sơn nữ

Họ là những phụ nữ dân tộc thiểu số hiền lành chất phác, quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời cũng chẳng kiếm đủ cái ăn nuôi gia đình, lại phải chịu bạo hành của người chồng. Tức nước vỡ bờ, trong một  phút thiếu kiềm chế, họ đã phạm vào tội ác, bỏ lại đàn con nhỏ bơ vơ để vào bóc lịch tại trại giam. 

Họ là những phụ nữ dân tộc thiểu số hiền lành chất phác, chỉ biết quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời cũng chẳng kiếm đủ cái ăn nuôi gia đình, lại phải chịu đòn roi, bạo hành của gã chồng cục cằn gia trưởng. Tức nước vỡ bờ, trong một phút thiếu kiềm chế, họ đã phạm vào tội ác, bỏ lại đàn con nhỏ bơ vơ để vào bóc lịch tại trại giam.

Nỗi ám ảnh của người đàn bà tội lỗi

Lý Thị Điềm (SN 1973, trú tại thôn Phiêng Un, xã Thái Cường, huyện Thạch An, Cao Bằng) tại phân trại 1 Trại giam Phú Sơn 4 (Thái Nguyên) không khác xưa lắm, dù sau gần 4 năm kể từ phiên tòa sơ thẩm của TAND tỉnh Cao Bằng xử Điềm về tội “Giết người".

Vẫn dáng người nhỏ nhắn, khuôn mặt tròn, làn da trắng và cách nói chuyện mộc mạc của người sơn nữ dân tộc Nùng, Điềm khiến người ta không ngờ được chính cô ta lại can án giết chồng. 15 năm trước, Điềm nên duyên với anh Hứa Văn Cung, một chàng trai ở bản Nà Luông hơn cô một tuổi. Nhiều người ghen tỵ với hạnh phúc của vợ chồng Điềm khi anh chịkhỏe mạnh, yêu thương nhau, hai đứa con ngoan; kinh tế gia đình lại khá giả, sắm được máy xay sát thóc gạo phục vụ bà con dân bản.

Bất hạnh ập xuống khi chồng Điềm bị “con ma rừng ám” bỗng dưng bị mắc bệnh tâm thần. Gia đình đã đưa anh Cung đi điều trị ở Khoa tâm thần, Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng nhưng bệnh tình thuyên giảm không đáng kể. Từ một người đàn ông trụ cột gia đình, Cung trở thành kẻ lúc tỉnh lúc mê, tâm trạng thường bồn chồn lo sợ có người đến bắt, lảng tránh cả vợ con. Thỉnh thoảng “lên cơn” Cung lại bỏ nhà lên rừng ở vài ngày mới trở về nhà. Có một điều nữa mà Điềm không dễ tâm sự với ai, đó là tuy thần kinh không ổn định nhưng Cung vẫn rất khỏe mạnh và đòi hỏi “chuyện ấy”; bất cứ lúc nào chồng muốn, Điềm cũng phải chiều. 

Đường vào tù của sơn nữ ảnh 1
Một bị cáo nữ can tội giết người trước vành móng ngựa.

Khoảng 6 giờ sáng 11/11/2006, khi Điềm đang bế đứa con nhỏ ở nhà, Cung bảo Điềm: “Đi ngủ với nhau một cái” (ý nói làm chuyện vợ chồng). Điềm trả lời: “Anh mệt, không đi đâu”, nhưng Cung vẫn nài nỉ nên Điềm đành chiều chồng và đi vào buồng riêng. Sau giây phút mặn nồng, Cung kêu mệt và dặn “hai mẹ con không đi đâu nhé”.

Nói đoạn, Cung lịm dần trên bụng của Điềm. Lúc này, đứa con nhỏ đòi đi vệ sinh nên Điềm nghiêng người đẩy chồng nằm xuống giường, rồi đưa con ra ngoài. Khi quay trở lại buồng ngủ, Điềm gọi chồng nhưng không thấy thưa. Điềm áp má mình vào mũi, vào ngực chồng để nghe hơi thở, nhịp tim nhưng không thấy gì. Điềm hoảng hốt gọi vẫn không thấy Cung trả lời. Hoang mang, lo sợ cực điểm nhưng Điềm không dám gọi ai giúp đỡ vì xấu hổ nếu mọi người phát hiện ra chuyện vợ chồng vừa quan hệ nên Cung mới bị “chết giấc” như vậy. Trong cơn bấn loạn, Điềm bế chồng ra giữa nhà, gần lối ra vào cửa chính, đặt chồng nằm ngửa xuống đất, lấy dây thít cổ, dùng mũi kéo nhọn đâm 1 nhát vào cổ chồng rồi tạo hiện trường giả một vụ giết người.

Sau đó, cô ta bế đứa con nhỏ đến nhà một ông thầy bói để xem như không có chuyện gì xảy ra. Lúc trở về nhà, Điềm vờ cất tiếng gọi chồng và nhờ mọi người giúp đỡ để vào trong nhà. Lúc này, mọi người phát hiện ra anh Cung bị sát hại. Điềm đứng ra lo ma chay chu đáo cho chồng. Nhưng rồi nghi vấn về cái chết bất thường của con trai, gia đình anh Cung đã yêu cầu cơ quan chức năng điều tra làm rõ nguyên nhân. Kết quả giám định pháp y kết luận: anh Cung bị ngoại lực tác động vào vùng cổ dẫn đến suy hô hấp, suy tuần hoàn, gây tử vong. Với hành vi trên, Lý Thị Điềm bị TAND tỉnh Cao Bằng tuyên phạt mức án 6 năm tù về tội “Giết người”.

Sau khi thành án, Điềm được di lý về cải tạo ở Trại giam Phú Sơn 4, phân trại 1. Gần 4 năm qua, Điềm luôn chấp hành tốt nội quy, chăm chỉ lao động và khấp khởi chờ được xét giảm án để sớm trở về với các con. Cứ nhắc đến những đứa con ở bản Nà Luông, Điềm lại khóc như mưa.

Cô ta vô cùng ân hận vì một phút nông nổi mà cướp đi sinh mạng của chồng, khiến các con thành trẻ mồ côi, bơ vơ. Điềm khát khao được trở về nhà, tự tay may cho các con manh áo ấm, nấu cho con ăn bữa cơm gạo mới với rau cải nương... Những công việc bình dị, thân thương nhất tưởng như bất cứ người mẹ nào cũng có thể làm cho các con mình giờ đây với Điềm đã trở thành ước mơ xa lắc...

Bi kịch tức nước vỡ bờ

Tại Trại giam Phú Sơn 4, có một nữ tù khác cũng can án giết chồng là Triệu Thị Man (quê xã Lương Thông, huyện Thông Nông, Cao Bằng). Man là con gái thứ 5 trong một gia đình có 7 anh em, mồ côi cha từ nhỏ.  Khi Man chớm bước vào thời thiếu nữ, người mẹ cô ta vì quá vất vả lao lực mà cũng qua đời. Từ đây, chị em Man bắt đầu cuộc sống địa ngục dưới sự hành hạ của người anh cả gia trưởng. 

Anh cả của Man mắc nghiện nặng cả rượu và thuốc phiện, không có tiền uống rượu, đói thuốc anh ta lại hành hạ Man và lũ em. Năm Man 16 tuổi, người anh đã gán nợ Man cho con trai một chủ nợ. Chồng Man cũng là một gã đàn ông vũ phu, gia trưởng, hắn ta coi cô như con trâu con ngựa được mua về để làm nô lệ cho mình. Man thường xuyên bị chồng trói vào cột nhà rồi dùng đòn gánh và móc xích quất tới tấp vào người, nhiều lần bị chồng phạt bằng cách bỏ đói rồi nhốt vào buồng tối. Dù bị chồng đánh đập, đối xử thô bạo như thế nhưng theo Man điều khiến cô ta đau đớn ê chề nhất là lại những lần phải chung đụng với hắn ta.

Biết bao nhiêu phen đánh đập sỉ nhục cô mỏi tay, chồng Man nổi thú tính lại bắt cô ta phải cùng gã “ái ân”; nếu cô không phục vụ lại đánh đập, lại bỏ đói. Đã nhiều lần cô ta muốn tìm đến cái chết, nhưng cứ nghĩ đến hai đứa em còn nhỏ lại thôi. Không biết từ bao giờ, Man nung nấu ý định sẽ giết hắn ta để tự giải thoát cho số phận đời mình.

Man nhớ như in, hôm đó là ngày 12/4/1999, dù không có lỗi gì, Man vẫn bị chồng lột trần rồi trói vào cột nhà đánh đập. Rồi mặc cho Man vẫn đang đau đớn quằn quại vì đau đớn với những vết thương trên người, gã chồng lại lôi cô ra giữa nhà giở trò đồi bại. Man nghiến răng nuốt nước mắt và quyết ra tay đầu độc chồng bằng thuốc chuột.

Nhưng người trả giá cho hành động đê tiện của gã chồng không phải là chồng cô mà lại là đứa em trai chồng. Người thanh niên vô tội này đã ăn những miếng dạ dày luộc có tẩm thuốc chuột do Man “bẫy” và chết trước khi được đưa đi cấp cứu. Còn gã chồng của Man cũng ăn nhưng may mắn lại thoát lưỡi hái tử thần. TAND tỉnh Cao Bằng đã tuyên phạt Triệu Thị Man mức án tù chung thân về tội “Giết người”.

Khát khao làm lại cuộc đời

Câu chuyện của các nữ tù trên đã trở thành nỗi ám ảnh, day dứt đối với bất cứ ai nghe kể lại. Đành rằng tội ác phải nhận trả giá, nhưng con đường dẫn họ đến bi kịch có lỗi của sự mông muội thiếu hiểu biết, của đói nghèo và có lỗi từ phía chính các nạn nhân.

Triệu Thị Man kể rằng, hồi mới vào trại, cô ta không biết tiếng Kinh, không biết đọc biết viết, lạc lõng bơ vơ giữa mọi người vì nói gì cũng không ai hiểu. Nhờ sự dạy dỗ của cán bộ trại và chị em phạm nhân cùng buồng giam, Man đã biết chữ, mở mang tầm hiểu biết và khao khát hướng thiện. Mong rằng sự cố gắng nỗ lực của họ sẽ được pháp luật mở lượng khoan hồng, để họ sớm có cơ hội làm lại cuộc đời, cứu chuộc những lầm lỗi trong quá khứ.

Sông Thương

Đọc thêm

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.