Dương Văn Chương: Pháp luật là “xương sống” của doanh nghiệp!

(PLO) -“Trong hoạt động kinh doanh, pháp luật chính là “xương sống” của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp am hiểu pháp luật, bám sát hành lang pháp lý sẽ tồn tại và phát triển lâu dài…Nếu không có “xương sống” đó, doanh nghiệp sẽ phát triển lệch lạc, thậm chí “lụi bại” trong phút chốc”, đó là lời khẳng định của doanh nhân Dương Văn Chương.

“Trong hoạt động kinh doanh, pháp luật chính là “xương sống” của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp am hiểu pháp luật, bám sát hành lang pháp lý sẽ tồn tại và phát triển lâu dài… Nếu không có “xương sống” đó, doanh nghiệp sẽ phát triển lệch lạc, thậm chí “lụi bại” trong phút chốc” - đó là lời khẳng định của doanh nhân Dương Văn Chương - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổ̉ng Giám Công ty Cổ phần Thời trang Chương.

Từ tiệm may nhỏ đến thương hiệu quốc tế

Nhà may Chương là cái tên rất thân thuộc với giới tri thức, công chức đất Hà Thành từ những năm 80 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, cái tên nhà may Chương chỉ thật sự “bùng nổ” vào thập niên 90 khi doanh nhân Dương Văn Chương từ Pháp trở về để tiếp nối nghề truyền thống gia đình.

IMG_9120

Dương Văn Chương_Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thời trang Chương

Tâm sự với chúng tôi, doanh nhân Dương Văn Chương cho biết: “Chương là một nhà may lâu đời và nổi tiếng tại Việt Nam được sáng lập từ những năm 70 của thế kỷ trước. Thương hiệu nhà may Chương ngày hôm nay được xây dựng trên một hành trình dài. Bắt nguồn từ năm 1968, khi bố tôi - một nghệ nhân trong ngành may trang phục tây âu ngày ấy gây dựng từ một tiệm may nhỏ tại đất Hà thành. Sau này, khi trưởng thành, ba mẹ tôi quyết định đưa tôi sang Pháp học chuyên sâu về thời trang để xây dựng, phát triển thương hiệu nhà may Chương lên một tầm cao mới”.

Sau nhiều năm xa xứ, năm 1990, Dương Văn Chương trở về quê hương đem theo ước vọng và hoài bão của tuổi trẻ. Khi vừa đặt chân về nhà, anh đã nhanh chóng lập lên một bản kế hoạch chinh phục lĩnh vực thời trang nước nhà. Với quyết tâm đó, chỉ trong một thời gian ngắn, nhà may Chương đã trở thành một doanh nghiệp may mặc hàng đầu Việt Nam.

IMG_9125

Trên đà phát triển, doanh nhân Dương Văn Chương quyết định chuyển đổi hình thức từ Công ty TNHH sang Công ty CP vào năm 2003, hoạt động theo chuỗi cửa hàng. Đến nay, thương hiệu Chương Tailor đạt được những thành tựu đáng kể: Có sáu cửa hàng may đo tại Hà Nội, Sài Gòn và Shouroom tại Pháp, Nhật; Một công xưởng may đo và một nhà máy chuyên may trang phục xuất khẩu ra nước ngoài tại Hà Nội.

Bây giờ, nhắc đến thời trang công sở, sự mực thước trong ngành may mặc thì hầu hết giới doanh nhân, showbiz hay trí thức đều nhớ đến nhà may Chương hay Chương Tailor. Đó là một thứ gì đó đẳng cấp, đáng tin và đáng dùng khi lựa chọn một bộ trang phục lịch lãm, quyến rũ.

IMG_9127

Ngoài ra, nhà may Chương còn là doanh nghiệp rất chú trọng đến việc phát triển con người, đảm bảo phúc lợi cho tất cả các nhân viên của công ty: “Nhà may Chương trân quý tất cả người lao động, dù người đó là thiết kế, thợ may, quản lý hay marketing…Hiện nay, mức lương của người lao động dao động từ 6 triệu đến 30 triệu đồng. Nhà may có các chính sách thuận lợi để các cán bộ, nhân viên phát huy hết khả năng, sự sáng tạo của mình”.

IMG_9126

Bên cạnh đó, nhà may Chương cũng luôn đề cao tinh thần trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Các công tác xã hội mang tính nhân văn như đi từ thiện giúp người nghèo, hỗ trợ các học sinh nghèo vượt khó được tổ chức thường xuyên…

Pháp luật là kim chỉ nam cho doanh nghiệp

Để có những thành tựu như ngày hôm nay, thương hiệu Chương Tailor đã trải qua không ít thăng trầm, biến cố, đặc biệt khi “bơi ra biển lớn”. Đó là những sự cố khi bị “sao chép”, làm giả, làm nhái thương hiệu. Đặc biệt, những “hàng rào” pháp lý của nhiều quốc gia trên thế giới luôn khiến các doanh nghiệp Việt Nam “toát mồ hôi”. Đối với doanh nhân Dương Văn Chương, các vấn đề đó không bao giờ “gây khó” cho công ty của anh, dù ở bất kỳ quốc gia nào. Bởi lẽ, từ khi xây dựng Chương Tailor, vị doanh nhân này đã cất công tìm hiểu và xây dựng thương hiệu của mình trên “nền móng” của pháp luật.

IMG_9122

Một doanh nghiệp chân chính, tồn tại bền vững cần phải có sự sáng tạo. Sự manh mún, chộp giật sẽ chỉ đưa doanh nghiệp đó đến con đường “lụi bại” chứ không thể sáng sủa hơn”.

Doanh nhân Dương Văn Chương cho rằng, bất cứ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển lâu dài đều phải nắm rõ hành lang pháp lý, lấy pháp luật làm “xương sống”, làm kim chỉ nam để điều hành doanh nghiệp.  Một doanh nghiệp am hiểu pháp luật, bám sát hành lang pháp lý sẽ tồn tại và phát triển lâu dài…Nếu không có “xương sống” đó, doanh nghiệp sẽ phát triển lệch lạc, thậm chí “lụi bại” trong phút chốc…Hơn nữa, một doanh nghiệp hiểu và tuân thủ pháp luật sẽ nhận được lợi thế rất lớn từ cơ chế, chính sách của Nhà nước. Trái lại, nếu doanh nghiệp mà luôn tìm khe hở của pháp luật để lách, trốn thuế thì không bao giờ tồn tại lâu dài.

Thực tế, để không bao giờ vấp phải các vấn đề pháp lý, doanh nhân Dương Văn Chương luôn quán triệt các hợp đồng trong và ngoài nước đều phải có luật sư tư vấn, hỗ trợ pháp lý. Trong tổ chức hành chính, công ty luôn xây dựng một bộ phận chuyên về luật pháp. Bản thân vị doanh nhân này cũng thường xuyên lắng nghe, tìm hiểu các quy định của pháp luật để củng cố, hoàn thiện tính pháp lý trong hoạt động thực tiễn của công ty.

IMG_9117

Để xâm nhập được những thị trường khó tính như Pháp, Nhật…ngoài chất lượng sản phẩm, Chương Tailor còn phải tuân thủ các quy định vô cùng nghiêm ngặt của quốc gia sở tại. “Khi triển khai đăng ký thương hiệu, sở hữu bản quyền tại Nhật, chúng tôi đều thông qua các văn phòng luật sư quốc tế. Họ có chuyên môn, làm chặt chẽ hơn, còn mình tập trung vào quản lý, sáng tạo nên các giá trị. Vì thế, từ chuyện ký hợp đồng để sản xuất gói hàng nhỏ nhất cho đến lớn đều phải rõ ràng, tuân thủ đúng quy định của pháp luật” – doanh nhân Dương Văn Chương cho biết.

Tuân thủ pháp luật là bảo vệ chính mình

“Để nêu cao tinh thần thượng tôn pháp luật Công ty Cổ phần Thời trang Chương đã kết hợp với các cơ quan báo chí để quảng bá thương hiệu, đồng thời từng bước giúp khách hàng nhận diện thương hiệu một cách tốt nhất để chống lại những sản phẩm nhái, kém chất lượng…”

Để xây dựng một thương hiệu nổi tiếng đã khó, để giữ vững và “chinh phục” được nhiều thị trường lại càng khó hơn. Vì vậy, doanh nhân Dương Văn Chương luôn căn dặn các nhân viên của mình rằng: “Tuân thủ pháp luật là bảo vệ chính mình”. “Tôi luôn quán triệt các phòng quản lý, quản trị về an toàn thông tin, mẫu mã là phải bảo vệ chính mình đã. Những gì liên quan đến trang web, tên miền, công ty, thương hiệu phải đăng ký sở hữu trí tuệ, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, rành mạch. Còn các đơn vị “xâm hại” thương hiệu của mình thì kiến nghị xử lý ở các cơ quan chức năng sau” - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thời trang Chương chia sẻ.

Doanh nhân Dương Văn Chương cũng cho biết thêm rằng: “Nhiều người vẫn xem nhẹ pháp luật, cái tư duy ấy hiện hữu trong nhiều ngành, đặc biệt là ngành may mặc. Họ vẫn tư duy: May mặc thì không phải hiểu biết nhiều về pháp luật, điều đó vô cùng nguy hiểm và tai hại. Có lẽ vì thế, nhiều cơ sở, doanh nghiệp may mặc có thể ngang nghiên “sao chép” lại ý tưởng, mẫu mã của doanh nghiệp khác…Đó là gì? Đó là vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.

IMG_9116

Tất cả các doanh nghiệp phải có ý thức tự trọng, tự tôn doanh nghiệp của mình. Đừng bao giờ nghĩ rằng “copy” hay nhái sản phẩm sẽ bớt đi được chi phí sáng tạo là thành công. Bởi, một doanh nghiệp chân chính, tồn tại bền vững cần phải có sự sáng tạo. Sự manh mún, chộp giật sẽ chỉ đưa doanh nghiệp đó đến con đường lụi bại chứ không thể sáng sủa hơn”.

Chương Tailor từng bị “xâm hại” thương hiệu và sản phẩm làm ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của công ty. Khi xảy ra sự cố như vậy, công ty thường làm việc các công ty luật, giao cho họ luôn xử lý hành vi “xâm hại” thương hiệu cũng như bảo vệ các sản phẩm của công ty.

Bên cạnh đó, luôn có người túc trực đường dây nóng để lắng nghe ý kiến phản hồi của khách hàng từ đó truy tìm ra sai phạm để xử lý như giải trình, kiến nghị với cơ quan chức năng về các hành vi vi phạm bản quyền.

IMG_9124

“Thượng tôn pháp luật của quốc gia là sự tự tôn dân tộc, có tự tôn dân tộc thì sẽ có cách để xây dựng, phát triển. Tôi mong rằng các doanh nghiệp Việt phải thấu hiểu điều đó mà sáng tạo, nắm tay nhau, liên kết với nhau cùng phát triển, cùng so tài với các doanh nghiệp nước ngoài. Rồi mai này còn vươn ra thế giới, để cán cân thương mại được cân bằng, thu nguồn ngoại tệ về cho đất nước” – doanh nhân Dương Văn Chương nhấn mạnh.

Đọc thêm

BSL kiên trì chiến lược phát triển bền vững

Ông Nguyễn Thiều Sơn, CEO của BSL
(PLVN) -  Năm 2023, Công ty Cho thuê Tài chính BIDV-SuMi TRUST (BSL) đạt mức tăng trưởng tín dụng ấn tượng gần 27%, cao hơn hẳn so với mức tăng bình quân của ngành cho thuê tài chính (13,75%) và toàn ngành Ngân hàng (13,5%). Ông Nguyễn Thiều Sơn, Tổng Giám đốc (CEO) BSL cho biết, có được thành tựu đó là nhờ vào chiến lược phát triển bền vững đầy sáng tạo; sự kiên định hành động bám sát theo mục tiêu và sự bồi đắp văn hóa tin cậy giữa BSL với khách hàng...

Khởi nghiệp - hãy tự tin, dám làm, đừng sợ!

Nguyễn Thị Thu Hoa, CEO Trường Foods bên sản phẩm cao cấp Con Cui làm từ thịt lợn mán. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Họ đều khởi nghiệp khi còn rất trẻ từ tay trắng. Đến nay, tổng doanh thu của họ đã tới 40-50 tỷ đồng. Họ đã được đề cử là 1 trong 20 Gương mặt trẻ Việt Nam năm 2022 ở lĩnh vực Kinh doanh - khởi nghiệp.

'Trả lại tên cho em' nếu tái cơ cấu một doanh nghiệp ngành Điện

Nếu được EVN chấp thuận, một số chức năng vốn thuộc PTC1 sẽ trở về lại PTC1 trong nay mai.
(PLVN) - 6 năm trước, khi thành lập Công ty Dịch vụ kỹ thuật truyền tải điện (NPTS), EVN đã nhất trí chủ trương “bốc” toàn bộ nhân lực, chức năng và thiết bị của các đơn vị thí nghiệm điện, vận tải, cơ điện vốn trực thuộc các công ty truyền tải điện (PTC) chuyển về lập nên NPTS.

Nâng tầm Cảng Đà Nẵng trong hệ sinh thái của VIMC

Cảng Đà Nẵng đón tàu container của hãng Sinolines cập cảng, làm hàng.
(PLVN) - Theo đại diện Cảng Đà Nẵng, mục tiêu trong năm 2024 của doanh nghiệp này là đạt kết quả sản xuất kinh doanh tăng từ 4-6% so với năm 2023, qua đó góp phần gia tăng sức mạnh và uy tín Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), với vai trò là một doanh nghiệp trong hệ sinh thái.

Đêm muộn, 'sếp' EVNNPT vẫn tới công trường 'thúc' nhà thầu chậm tiến độ

Tổng Giám đốc Phạm Lê Phú (áo xanh) kiểm tra công trường đường dây 500kV đoạn qua Hưng Yên
(PLVN) -  Tối 13/3/2024, Tổng Giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) - Phạm Lê Phú và đoàn công tác đã đi kiểm tra tiến độ thi công ban đêm các vị trí móng cọc Dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Phố Nối của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư thương mại, công nghiệp Việt Á (nhà thầu Việt Á) đoạn qua tỉnh Hưng Yên.