Đường thành công của những triệu phú người Việt trên đất Mỹ

Người Việt lâu nay vẫn nổi tiếng chịu thương, chịu khó, cần cù lao động, kiên trì bền bỉ vượt qua hoàn cảnh để vươn tới thành công. Có thể thấy rõ điều này qua tấm gương của những người Việt khởi nghiệp từ tay trắng khi tới Mỹ.

Người Việt lâu nay vẫn nổi tiếng chịu thương, chịu khó, cần cù lao động, kiên trì bền bỉ vượt qua hoàn cảnh để vươn tới thành công. Có thể thấy rõ điều này qua tấm gương của những người Việt khởi nghiệp từ tay trắng khi tới Mỹ.

Tay trắng thành “trùm” bánh mỳ

Gia đình Lê ở San Jose là một ví dụ tiêu biểu cho hình ảnh những người Mỹ gốc Việt làm việc cật lực và thành công từ tay trắng. Năm 1979, chàng trai Chieu Lê cùng vợ đặt chân lên nước Mỹ. Không nói được một từ tiếng Anh nào, Lê vẫn xoay sở xin vào làm trong một lò mổ, nhận 8USD mỗi giờ làm việc. 

Trùm bánh mỳ Chieu Le
Trùm bánh mỳ Chieu Le

Một năm sau, Lê chuyển tới San Jose, theo học tiếng Anh với hy vọng sẽ kiếm được công việc tốt hơn sau khi thạo tiếng. Ở đó, ông để ý một chiếc xe bán đồ ăn lưu động bán thức ăn cho các sinh viên trong sân trường. Thấy đó là một cách kiếm tiền hay, Lê đã xin làm thêm cho họ để vừa kiếm tiền, vừa thu được kinh nghiệm.

Một năm sau đó, khi đã nắm vững quy trình công việc, Lê quyết định mua một chiếc xe bán đồ ăn của riêng mình. "Người ta thậm chí không muốn bán xe cho tôi vì tôi không nói được nhiều tiếng Anh, trông có vẻ như chẳng có kinh nghiệm bán đồ ăn, và quan trọng nhất là nghèo rớt", Lê thổ lộ.

Động lực là ý chí thoát đói nghèo, Lê quyết theo đuổi nghề bán đồ ăn. Cậy cục mua được xe, vợ chồng liên hệ với vài công ty để được phép vào trong sân đậu xe mỗi nơi chừng 10 - 15 phút, di chuyển nhiều lần mỗi ngày để bán thức ăn. Nãm 1982, khi người em trai mua được một chiếc xe tải chở thức ăn khác, gia đình Lê lập công ty, chọn cái tên "Lee Bros" (anh em nhà Lee).

Thành công đến với những dấu mốc cửa hiệu bán bánh mỳ đầu tiên ở San Jose; tiệm ăn phổ biến đồ uống cà phê đá đặc trưng của người Sài Gòn... Mở cửa hàng ở đâu, Lê cũng chú ý tới nếp sinh hoạt của người dân, và khách có thể đến từ 4h30 phút sáng cho tới tới nửa đêm. Các cửa hàng sau này đều được trang bị máy tính nối internet để khách có thể kiểm tra thư điện tử, lướt web trong lúc làm đầy bao tử một cách khoan khoái.

Món ăn ngon, chiến lược phát triển bài bản đã khiến Lee's Sandwiches trở thành một trong những chuỗi nhà hàng tăng trưởng nhanh nhất tại miền Tây Mỹ. Để dễ hình dung ra quy mô khổng lồ của nhà Lê, cần biết rằng Lee's Sandwiches đã nướng hơn 3 triệu chiếc bánh mỳ baguette trong riêng năm 2003.

Thành tỷ phú từ 2 USD

Năm 1984, Trung Dũng khi đến Mỹ chỉ có vỏn vẹn 2 USD. Dũng luôn tin rằng kiến thức là con đường duy nhất giúp mang tới thành công ở quê hương mới. "May mắn là yếu tố rất quan trọng. Nhưng yếu tố quan trọng hơn nữa là phải có một ước mơ thật sự, phải biết những gì mình muốn làm", Dũng thổ lộ. 

Tỉ phú Trung Dũng, người đã làm giàu từ kiến thức tin học
Tỉ phú Trung Dũng, người đã làm giàu từ kiến thức tin học

Ông ghi danh theo học tại Ðại học Massachusetts ở Boston, chuyên ngành Toán và Tin học, vừa học vừa làm đủ thứ công việc, từ đi rửa bát trong nhà hàng, kỹ thuật viên trong phòng máy tính... Vượt qua tất cả những khó khăn, ông đã lấy được bằng đại học, đồng thời hoàn tất một phần lớn chương trình cao học.

Tiếp tục học xong thạc sĩ và khi đang chuẩn bị học lấy bằng tiến sĩ thì Dũng hay tin mẹ bị ung thư. Ông buộc phải tạm dừng việc học để đi làm toàn thời gian nhằm kiếm tiền giúp mẹ chống chọi với bệnh thật. Cuối năm 1995, sau khi mẹ mất, ông quyết định thôi việc trong vai trò kỹ sư trưởng của một công ty để bắt đầu ngã rẽ cuộc đời.

Dũng xây dựng công ty phần mềm đầu tiên của mình là OnDisplay dựa trên những khái niệm tưởng chừng đơn giản: Chế tạo một phần mềm tổng hợp thông tin từ các trang web khác và sắp xếp lại theo thứ tự tiện dụng nhất cho người sử dụng, chức năng giống với phần mềm Google hiện nay.

Là người đầu tiên nhận thấy tiềm năng kinh doanh của ý tưởng, song với vốn kinh nghiệm trên thương trường còn quá ít ỏi, ông vấp phải những lời từ chối của các nhà đầu tư. Ông thuyết phục Mark Pine, một nhân vật nổi tiếng trong ngành công nghệ ngồi vào chiếc ghế giám đốc điều hành công ty.

Cái tên Mark Pine quả có sức nặng, Dũng dần thu hút được sự quan tâm của các khách hàng. Chỉ sau 2 tuần, giá trị của OnDisplay đã tăng vọt. Công ty này nhanh chóng kiếm được trên 80 khách hàng, hợp tác chiến lược với các đại gia như IBM và Microsoft … Năm 1999, công ty có màn bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng thành công. Ngay sau đó chỉ một năm, Dũng đã bán lại công ty cho tập đoàn Vignette Corp với giá gần 1,8 tỷ USD.

Làm giàu từ những con cá

Khi Ngô Hứa đặt chân lên San Francisco vào năm 1979, gia tài của ông là 30 USD. Ký ức đầu tiên về Mỹ là một tấm biển chỉ đường nhiều hướng với đèn neon nhấp nháy nằm ngay bên ngoài sân bay. "Đi về phương Bắc hay phương Nam? Bằng cách nào?" là những câu hỏi đã “nhảy lung tung” trong đầu Hứa khi đó. Với nhiều người, tấm biển chỉ mang mục đích chỉ đường, nhưng với Hứa là ngã rẽ quan trọng của đời ông tại vùng đất mới.

Triệu phú Ngô Hứa
Triệu phú Ngô Hứa

Hứa được bố trí cho ở tại một căn hộ hai phòng ngủ, được trợ cấp 100 USD. Sáng hôm sau, Hứa đã xin được việc tại một công ty nhựa đường, công việc là đổ các túi amiăng độc hại nặng tới 25kg vào một bồn lớn. Mỗi ngày phải đổ 250 túi như thế, kiếm khoản lương còm 4,25 USD/giờ nhưng Hứa không chê công việc, còn lao động chăm chỉ hơn, tìm kiếm mọi cơ hội để có thu nhập khá hơn. Chỉ trong vòng vài tháng, ông đã được "thăng chức" lên vị trí lái xe nâng hàng, với thu nhập 6,50 USD/giờ.

Một ngày nọ, Hứa bất ngờ gặp một người bạn cũ đang kiếm sống nhờ chiếc thuyền câu cá. Thấy bạn có thể kiếm tới vài trăm USD mỗi ngày nếu thời tiết tốt, ông quyết định cũng đi câu để đổi đời. Không có thuyền, ông nhận làm hai việc một lúc để tích lũy, cật lực từ 5h sáng tới 10h tối mọi ngày. Sau một năm, tiết kiệm được 10 ngàn USD, con thuyền mơ ước đã thành sự thật.

Thảm họa đã xảy ra trong chuyến đi câu đầu tiên khi thuyền chìm. Đau khổ, ông lang thang không về nhà suốt một tuần, mua cá từ các ngư dân, mang tới bán ở phố Tàu. Nghề bán cá bắt đầu từ đó.

Một năm sau thảm họa đắm thuyền, Hứa đã có đủ tiền để mua một chiếc xe tải lớn hơn nhằm chở cá hiệu quả hơn. Vì sao Hứa lại có thể bán được cá, khi hoạt động này đã có những nhà cung cấp địa phương tới trước? Câu trả lời là tốc độ. Hứa đưa cá từ các thuyền câu tới các nhà bán buôn chỉ trong 2 giờ đồng hồ, trong khi các công ty kia chỉ giao hàng trong ngày hôm sau. Cá của Hứa luôn tươi hơn, rẻ hơn, không phải lưu kho lạnh qua đêm.

Nỗ lực của Hứa dã khiến một người Mỹ ấn tượng, bỏ việc, gom tiền rủ cùng thành lập công ty chuyển cá chung mang tên H & N Fish ở Bayshore. Họ nhanh chóng mở rộng hoạt động và bắt đầu đưa hải sản tươi tới tận Los Angeles. Từ đây, kinh nghiệm kinh doanh của Hứa khi còn ở Việt Nam liên tục được mở rộng, phát huy. Ngay khi chuyển cá tới Los Angeles xong, Hứa lại chất đầy xe tải với các mặt hàng thực phẩm như mỳ Thái, chuyển tới San Francisco để bán. Ông quan niệm một chiếc xe tải rỗng hàng là sự lãng phí cơ hội. H & N tiếp tục tăng trưởng qua những thăng trầm. Hứa thường ngủ lại văn phòng, không thu lời mà đổ tất cả tiền kiếm được trở lại kinh doanh. Ðến năm 2004, doanh số của H&N vượt mức 300 triệu USD.

27 năm đã trôi qua. Hứa vẫn hằng ngày điều hành công việc kinh doanh của công ty, đã thiết lập nhiều mối quan hệ làm ăn với nhiều đối tác trên khắp thế giới, khắp các miền Bắc - Trung - Nam của châu Mỹ và Australia, vượt qua vành đai Thái Bình Dương đến tận châu Âu, trở thành một trong những đầu mối phân phối hải sản lớn nhất ở Mỹ. Ngô Hứa cũng chính là người có công lớn trong việc biến cá basa của Việt Nam thành mặt hàng phổ biến trong các siêu thị khắp nước Mỹ.

Thảo Nguyên – Hồng Nhung

Đọc thêm

Đạo đức kinh doanh cần được vun bồi từ gốc

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp đang dần nhận ra rằng: kinh doanh tử tế là cách duy nhất để đi đường dài. (Nguồn: Base)
(PLVN) - Mỗi quyết định kinh doanh không chỉ ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp mà còn có thể tạo ra tác động mạnh mẽ đến xã hội. Chính vì thế, đạo đức doanh nhân không còn là câu chuyện lý thuyết mà cần trở thành cốt lõi để xây dựng một nền kinh tế bền vững và nhân văn.

Tuân thủ pháp luật - Trách nhiệm tối thiểu và bắt buộc của doanh nhân

Chính phủ cho ra mắt Cổng Pháp luật quốc gia giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các thông tin pháp lý. (Ảnh trong bài: VGP)
(PLVN) - Thời gian gần đây, dư luận không khỏi bàng hoàng trước hàng loạt vụ việc doanh nghiệp vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Từ những xưởng sản xuất hàng giả, hàng nhái quy mô lớn bị phanh phui, cho đến các chiêu trò lừa đảo tinh vi qua mạng, quảng cáo sai sự thật hay sử dụng hóa chất độc hại trong thực phẩm... Mỗi “cú phốt” như vậy đang trở thành hồi chuông cảnh tỉnh, phơi bày những “lỗ hổng” trong ý thức tuân thủ pháp luật của một bộ phận người kinh doanh.

Niềm tin là tài sản lớn nhất của thương nhân

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng là người tiên phong trong nhiều lĩnh vực kinh doanh, đồng thời thực hiện nhiều dự án phục vụ cộng đồng.
(PLVN) - Trong mọi thời đại, doanh nhân không chỉ là người tạo ra của cải vật chất, mà còn là lực lượng nòng cốt thúc đẩy phát triển xã hội và hình thành các chuẩn mực đạo đức trong kinh tế. Trong kỷ nguyên kinh tế số, với nhiều biến động, không phải vốn liếng hay tài sản mà chính niềm tin mới là điều tạo nên đẳng cấp và độ bền vững của một doanh nghiệp.

Báo chí – Doanh nghiệp đồng hành bước vào kỷ nguyên mới

Báo chí – Doanh nghiệp đồng hành bước vào kỷ nguyên mới
(PLVN) - Hơn 200 đại biểu là lãnh đạo Trung ương, chuyên gia, nhà báo, doanh nhân… đã tham dự Diễn đàn “Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” do Báo Kinh tế & Đô thị và Học viện Báo chí Tuyên truyền tổ chức sáng 5/6. Tại đây, nhiều vấn đề liên quan đến báo chí, doanh nghiệp đã được đưa ra bàn bạc, thảo luận, nhằm tăng cường hơn nữa mối quan hệ tương hỗ, cộng sinh giữa báo chí – doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế đất nước.

TKV hoàn thành kế hoạch 5 tháng đầu năm 2025

TKV hoàn thành kế hoạch 5 tháng đầu năm 2025
(PLVN) -  Tháng 5 năm 2025, với sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Đảng ủy và Ban lãnh đạo điều hành Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), cùng sự cố gắng, quyết tâm các Ban chuyên môn và các đơn vị, Tập đoàn đã hoàn thành kế hoạch SXKD tháng 5/2025.

Hỗ trợ đổi mới sáng tạo: Để doanh nghiệp hấp thụ 'dinh dưỡng thể chế'

Các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo mong được tiếp cận các ưu đãi. (Ảnh: Đoan Trang)
(PLVN) - Nghị quyết 68-NQ/TW về kinh tế tư nhân và Nghị quyết số 138/NQ-CP ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân vừa được thông qua đã tạo ra nhiều cơ chế thông thoáng thúc đẩy doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp áp dụng công nghệ cao, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo phát triển. Nhưng để tiếp cận, “hấp thụ” được các chính sách này lại không hề đơn giản...

Kỳ vọng lứa doanh nghiệp lớn mới sẽ 'ra ràng' - Bài 1: Doanh nghiệp gia đình nuôi khát vọng lớn

Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham quan Triển lãm “Những thành tựu trong phát triển kinh tế tư nhân” sáng ngày 18/5/2025. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Doanh nghiệp (DN) gia đình là cấu phần chính của kinh tế tư nhân Việt Nam. Hiện khối DN gia đình ngày càng nuôi khát vọng lớn, đặt mục tiêu vượt ra khỏi khuôn khổ “của để dành” và nghĩ tới mục tiêu kiếm tài sản tỷ USD... Đây là lứa DN được kỳ vọng sẽ “lớn bổng” với sự chắp cánh của Nghị quyết 68 - NQ/TW.

Nhiều dự án năng lượng chuẩn bị vào giai đoạn 'nước rút'

Lãnh đạo EVN kiểm tra tiến độ Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 1. (Ảnh: EVN)
(PLVN) -  Thời điểm kỷ niệm 80 năm Quốc khánh (2/9) là cột mốc mà rất nhiều dự án nguồn điện và lưới điện đặt mục tiêu hoàn thành, đưa vào sử dụng. Hiện, các đơn vị thi công, chủ đầu tư đang chuẩn bị vào giai đoạn nước rút để kịp tiến độ quan trọng này.

Chủ tịch Tập đoàn Charoen Pokphand cam kết phát triển lâu dài tại Việt Nam

Chủ tịch Tập đoàn Charoen Pokphand cam kết phát triển lâu dài tại Việt Nam
(PLVN) - Chủ tịch Tập đoàn Charoen Pokphand (Tập đoàn C.P.) - ông Soopakij Chearavanont cùng Ban Lãnh đạo cấp cao Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam (CPV) gồm ông Montri Suwanposri – Phó Chủ tịch C.P. Việt Nam, ông Pawalit Ua-Amornwanit – Tổng Giám đốc C.P. Việt Nam cùng đại diện lãnh đạo CPV mới có buổi diện kiến Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vào chiều 16/5 tại Hà Nội.

Thủ tướng Việt Nam và Thái Lan chứng kiến thỏa thuận chuyển giao 50 tàu bay Boeing cho Vietjet Thái Lan

 Thủ tướng Việt Nam và Thái Lan chứng kiến thỏa thuận chuyển giao 50 tàu bay Boeing cho Vietjet Thái Lan
(PLVN) -  Vietjet và Boeing vừa trao thoả thuận hợp tác với Vietjet Thái Lan về việc chuyển giao 50 tàu bay Boeing 737 cho Vietjet Thái Lan, đóng góp vào phát triển kinh tế du lịch kết nối Thái Lan và Việt Nam cũng như các nước trong khu vực. Sự kiện diễn ra với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức đầu tiên của một Thủ tướng Thái Lan tới Việt Nam sau hơn một thập kỷ.