Đường phố Hà Nội tan hoang sau khi siêu bão Yagi đi qua

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sáng 8/9, sau khi cơn bão số 3 đi qua, Hà Nội chìm trong cảnh tan hoang với hàng loạt cây xanh bị bật gốc, nhiều ô tô bị đè bẹp, gây thiệt hại lớn về tài sản...

Sáng sớm, sau khi cơn bão số 3 đổ bộ vào Hà Nội, đã để lại hậu quả nặng nề trên diện rộng. Thành phố rơi vào tình cảnh tan hoang với hàng loạt cây cổ thụ bị bật gốc, đổ rạp trên các tuyến phố. Nhiều mái nhà bị tốc, vật dụng của người dân bị hư hỏng nặng, một số tòa nhà cao tầng, các công trình công cộng... cũng chịu thiệt hại do sức gió mạnh của bão.

Ghi nhận trong sáng 8/9, nhiều cây xanh gãy đổ, chắn ngang đường trên nhiều tuyến phố Hà Nội. (Ảnh: Đ. Trường)

Ghi nhận trong sáng 8/9, nhiều cây xanh gãy đổ, chắn ngang đường trên nhiều tuyến phố Hà Nội. (Ảnh: Đ. Trường)

Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố, tính từ 7h00’ đến 19h00’ ngày 07/9, trên địa bàn Thành phố có 1 người thiệt mạng do cây đổ trên đường Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy; 03 người bị thương ở quận Ba Đình, đã được đưa đi cấp cứu.

Tính đến 19h00’ ngày 07/9, trên địa bàn Thành phố có tổng 06 xe máy và 13 ô tô bị hư hỏng do bão. Mưa lớn cũng làm cho 47 ha diện tích lúa, 26,5 ha rau màu bị ngập; 6.144,5 ha lúa, 15,93 ha rau màu bị đổ; 2,2 ha cây ăn quả bị thiệt hại. Đáng chú ý, có 2.455 cây đổ và 273 cành gãy.

Có 5 hộ dân bị tốc mái nhà lợp tôn, đổ 60m tường bao; 03 nhà bị tốc mái (quận Ba Đình); 20m tường nhà dân bị đổ (quận Bắc Từ Liêm); sập mái nhà cấp 4 (quận Hai Bà Trưng); đổ 35m tường bao, sập đổ 01 bếp nhà dân, 01 nhà dân tốc mái tôn (huyện Ba Vì); 20m tường bao nhà dân bị đổ (huyện Chương Mỹ); khoảng 240 m tường bao bị đổ, 03 nhà tôn sập (huyện Phúc Thọ, Ba Vì, Hoài Đức).

Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TP Hà Nội (thuộc Sở Xây dựng Hà Nội) cho biết, tính đến 23 giờ ngày 7/9, trên địa bàn Hà Nội có 2.215 cây đổ và gãy cành, trong đó, có 1.617 cây đổ, 598 cây gãy cành. Cụ thể, địa bàn Thành phố quản lý theo phân cấp có 1.603 cây đổ, 583 cây gãy cành; địa bàn quận quản lý (theo thống kê của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Công viên Cây xanh Hà Nội có 14 cây đổ, 15 cây gãy cành.

Số cây đổ tập trung chủ yếu ở các quận, huyện: Hoàng Mai (327 cây), Hà Đông (128 cây), Hai Bà Trưng (58 cây), Hoàn Kiếm (70 cây), Ba Đình (38 cây), Đống Đa (45 cây), Cầu Giấy (57 cây), Thanh Xuân (38 cây), Long Biên (75 cây), Đại Lộ Thăng Long (220 cây), Thanh Trì (84 cây), đường Võ Chí Công - Võ Nguyên Giáp (41 cây), Đan Phượng (64 cây), Phúc Thọ (43 cây)...

Hiện, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Công viên Cây xanh Hà Nội đã và đang tập trung xử lý, giải tỏa những cây xanh đổ, gãy cành đã phát hiện; đồng thời tiếp tục kiểm tra, xử lý các trường hợp cây đổ, cành gãy phát sinh khác.

Báo cáo nhanh của Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội sáng nay, cho biết từ 15 giờ 30 chiều qua đến 5 giờ sáng nay, tổng lượng mưa đo được tại các quận nội thành, cũng như các huyện đều từ khoảng 150 – 240 mm.

Hiện vẫn còn một số điểm úng ngập kéo dài từ tối qua. Tại lưu vực sông Cầu Bây, các điểm Hoa Lâm, Vũ Xuân Thiều có hiện tượng dềnh nước nhẹ. Ở lưu vực sông Nhuệ, các điểm chân cầu HH2 (đường Nguyễn Công Trác), Triều Khúc, các hầm chui đại lộ Thăng Long số 3, số 5, số 9+656 nước ngập 15-20cm.

Trước khuyến cáo của chính quyền và diễn biến bão số 3, người dân Hà Nội sáng nay tiếp tục hạn chế ra đường.

Một số hình ảnh đường phố Hà Nội sau cơn bão:

Cây đổ la liệt trên đường Trần Phú, Ba Đình (Hà Nội). (Ảnh: Ngọc Nga)

Cây đổ la liệt trên đường Trần Phú, Ba Đình (Hà Nội). (Ảnh: Ngọc Nga)

Cơn bão số 3 khiến một ngôi nhà trên phố Khâm Thiên bị sập đổ. (Ảnh: MXH)

Cơn bão số 3 khiến một ngôi nhà trên phố Khâm Thiên bị sập đổ. (Ảnh: MXH)

Đoạn Tổ 8 đê Ngọc Thuỵ, mái tôn nhà bị hất văng. (Ảnh: MXH)

Đoạn Tổ 8 đê Ngọc Thuỵ, mái tôn nhà bị hất văng. (Ảnh: MXH)

Cây xanh bật gốc, gãy đổ lê các phương tiện ô tô tại đường Hoàng Như Tiếp (Long Biên, Hà Nội). (Ảnh: MXH)

Cây xanh bật gốc, gãy đổ lê các phương tiện ô tô tại đường Hoàng Như Tiếp (Long Biên, Hà Nội). (Ảnh: MXH)

Việc đi lại của người dân hiện còn khá khó khăn. (Ảnh: Ngọc Nga)

Việc đi lại của người dân hiện còn khá khó khăn. (Ảnh: Ngọc Nga)

Một làn đường trên tuyến phố Nguyễn Văn Cừ khiến giao thông tê liệt. (Ảnh: MXH)

Một làn đường trên tuyến phố Nguyễn Văn Cừ khiến giao thông tê liệt. (Ảnh: MXH)

Các lực lượng chức năng đang khẩn trương khắc phục hậu quả mưa bão. (Ảnh: Hồng Thuý)

Các lực lượng chức năng đang khẩn trương khắc phục hậu quả mưa bão. (Ảnh: Hồng Thuý)

Các công nhân môi trường phải làm việc từ sáng sớm để khắc phục hậu quả của cơn bão số 3. (Ảnh: Đ. Trường)

Các công nhân môi trường phải làm việc từ sáng sớm để khắc phục hậu quả của cơn bão số 3. (Ảnh: Đ. Trường)

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Sức mạnh của sự đoàn kết

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Chỉ trong vòng hơn 1 tuần, tính đến 17h ngày 16/9/2024, Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền 1.236 tỷ đồng, do người dân và các tổ chức gửi đến ủng hộ đồng bào 26 tỉnh, thành chịu thiệt hại do bão Yagi.

Đừng để giá trị đa dạng sinh học bị bỏ ngỏ

Đừng để giá trị đa dạng sinh học bị bỏ ngỏ
(PLVN) - Việt Nam được xếp hạng thứ 14 trên thế giới về đa dạng sinh học và là nơi sinh sống của nhiều loài động vật quý hiếm. Điều đáng tiếc là nhiều loài trong số đó đang bên bờ vực tuyệt chủng.

Không chủ quan trước diễn biến của áp thấp nhiệt đới

Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Mai Văn Khiêm báo cáo tại cuộc họp. (Ảnh: BTN&MT).
(PLVN) - Chiều 18/9, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Hoàng Hiệp chủ trì cuộc họp với các Bộ, ban, ngành và trực tuyến với 11 tỉnh, TP ven biển từ Ninh Bình - Bình Định để triển khai ứng phó với áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) có thể mạnh lên thành bão.

Quảng Bình tập trung lực lượng, phương tiện hỗ trợ nhân dân ứng phó với bão số 4

Chằng chống nhà cửa tại TP Đồng Hới (Quảng Bình) để đảm bảo an toàn.
(PLVN) - Chiều 18/9, ngay sau cuộc họp trực tuyến với Bộ NN-PTNT để ứng phó với áp thấp nhiệt đới được dự báo mạnh lên thành bão số 4, đoàn công tác của UBND tỉnh Quảng Bình cùng Ban chỉ huy PCTT&TKCN kiêm Phòng thủ dân sự tỉnh và đại diện các sở, ban ngành liên quan đã đi kiểm tra công tác phòng, chống bão số 4 tại các địa bàn.

An Giang đã đặt ưu tiên hàng đầu vào nhiệm vụ xây dựng con người toàn diện

An Giang đã đặt ưu tiên hàng đầu vào nhiệm vụ xây dựng con người toàn diện
(PLVN) - Ngày 18/9, Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang tổ chức Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến nhằm tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW (ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI) và Chương trình hành động 33-CTr/TU (ngày 21/5/2015 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.