Được ưu ái, dự án thép tỷ đô ở Dung Quất vẫn "dậm chân tại chỗ"?

Dự án Nhà máy thép Guang Lian - Dung Quất (gọi tắt là Cty Quảng Liên) nằm trong Khu kinh tế Dung Quất, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi có số vốn đầu tư lên đến 4,5 tỷ USD, thu hồi đến 700 ha đất của người dân song chậm triển khai đến 6 năm nay vẫn được tỉnh Quảng Ngãi “ưu ái” tạo mọi điều kiện để “giữ đất” khiến dư luận đặt những dấu hỏi lớn. Nhất là mới đây tỉnh Quảng Ngãi tỏ ra rất mạnh tay với các dự án chậm triển khai, bằng chứng là có tới 12 dự án đã bị thu hồi giấy chứng nhận đầu tư.

Dự án Nhà máy thép Guang Lian - Dung Quất (gọi tắt là Cty Quảng Liên) nằm trong Khu kinh tế Dung Quất, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi có số vốn đầu tư lên đến 4,5 tỷ USD, thu hồi đến 700 ha đất của người dân song chậm triển khai đến 6 năm nay vẫn được tỉnh Quảng Ngãi “ưu ái” tạo mọi điều kiện để “giữ đất” khiến dư luận đặt những dấu hỏi lớn. Nhất là mới đây tỉnh Quảng Ngãi tỏ ra rất mạnh tay với các dự án chậm triển khai, bằng chứng là có tới 14 dự án đã bị thu hồi giấy chứng nhận đầu tư.

6 năm "đắp chiếu", 5 lần điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư

Năm 2007, Nhà máy luyện cán thép Dung Quất do Tập đoàn Tycoons và E-United ( Đài Loan) xây dựng được động thổ tại Khu kinh tế Dung Quất. Sau đó từ số vốn đăng ký 1,05 tỷ USD (công suất 5 triệu tấn thép/năm),  dự án được điều chỉnh tăng lên 3,3 tỷ USD (đổi tên thành dự án Nhà máy thép  Guang Lian – Dung Quất) và rồi lại điều chỉnh tăng lên 4,5 tỷ USD (nâng công suất lên 7 triệu tấn thép/năm). Qua nhiều lần điều chỉnh thiết kế, công suất, diện tích của “siêu” dự án thép này đã lên tới 700ha.

Những hạng mục đầu tiên được thi công là tường bao quanh dự án được dựng lên “chặn” các ngả đường dân sinh của người dân. Thậm chí, tỉnh Quảng Ngãi còn “ưu ái” cho phép doanh nghiệp này toàn quyền sử dụng con đường Dốc Sỏi – Dung Quất (con đường chính dẫn ra cảng) còn tỉnh thì phải “nhanh chóng” làm một con đường mới bằng nguồn vốn ngân sách, người dân phải đi vòng gần 4km.

Vì chính sách thu hút đầu tư, người dân trong vùng kề nhà máy đã chịu khổ đi vòng với kỳ vọng nhà máy sẽ nhanh chóng mọc lên, người dân có công ăn việc làm, kinh tế của tỉnh phát triển. Ai ngờ, 6 năm sau lễ động thổ hoành tráng và 5 lần điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư, dự án tỷ đô này vẫn chỉ là bãi đất trống, nhấp nhô cọc bê-tông, xa xa hàng trăm con bò nhởn nhơ gặm cỏ.

Dự án tỷ đô sau 6 năm vẫn là cánh đồng hoang đầy cỏ
Dự án tỷ đô sau 6 năm vẫn là nơi cỏ mọc

“Thu hồi hàng trăm ha đất nông nghiệp của dân, giờ bỏ hoang, nhà máy chưa triển khai nhưng xây tường bê-tông bít cả lối đi của dân. Không những thế, nhà đầu tư còn đào mương nước cạnh đó, mùa mưa làm ngập cả ruộng của dân, các cháu đi học khổ lắm ”, bà Trần Thị Thủy, thôn Tân Hy, xã Bình Đông (Bình Sơn, Quảng Ngãi) cho biết.

Cùng tâm tư như người dân, ông Phạm Đình Chí - Chánh Văn phòng UBND huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) lo lắng : “Từ khi dự án nhà máy thép Quảng Liên đầu tư đến nay người dân chưa được lợi cái gì. Cử tri phản ánh rằng, thu hồi đất của dân từ 2007 đến nay tại sao dự án không làm, dân mất đất sản xuất, chúng tôi rất khó nói với bà con”

Có một thực tế rất đáng lo ngại là ở  Bình Sơn, sau khi bàn giao đất sản xuất cho doanh nghiệp, người dân nhận hàng trăm triệu tiền đền bù nhưng sau đó lại không có việc làm, thiếu đất sản xuất.

 “Diện tích đất mà xã Bình Sơn phải giao cho Quảng Liên năm 2007 là 220 ha, chiếm 70% diện tích đất nông nghiệp toàn xã. Không có đất sản xuất, nguy cơ tái nghèo đến năm 2015 của người dân là rất cao. Trong quá trình thi công, Cty Quảng Liên không tạo dòng chảy làm ngập cục bộ vào mùa mưa ở thôn Tân Hy, con em trong thôn đi học phải lội qua ngập tới rốn”, ông Nguyễn Văn Thanh - Phó chủ tịch UBND xã Bình Đông bức xúc nói với phóng viên.

Những dấu hỏi lớn cần được giải đáp?

Dự án Nhà máy thép Guang Lian - Dung Quất  là dự án hạng A, vì thế tỉnh Quảng Ngãi phải bỏ tiền ngân sách ra để giải phóng mặt bằng, giao đất sạch cho nhà đầu tư.

Mương nước hình thành
Mương nước hình thành trong quá trình thi công tường bao, gây nguy hiểm cho người dân, nhất là trẻ em khi qua lại

Sau nhiều năm không triển khai, đến tháng 10/2012 Cty Quảng Liên hợp tác với Tập đoàn thép JFE (Nhật Bản). Theo kế hoạc hợp tác này, dự kiến tháng 7/2013 hai bên sẽ khởi động lại dự án, nhưng sau đó thời hạn này lại được lùi đến tháng 7/2014.

Việc Tập đoàn thép JFE chịu bỏ vốn đầu tư vào dự án có thể xem như "cứu cánh" cho dự án này thế nhưng theo nguồn tin của PLVN , hiện nay một trong những điều kiện để JFE hợp tác đầu tư, triển khai dự án với cty Quảng Liên là phải có được 23 ha đất của Cty TNHH MTV Hào Hưng Quảng Ngãi, nếu không có 23 ha đất này thì dự án thép mở rộng không thể hình thành được?

Thật lạ lùng trước điều kiện mang tính áp đặt của một dự án gần như đang "đắp chiếu"?  Hàng loạt câu hỏi được đặt ra: thứ nhất, nếu cty Quảng Liên có được 23ha đất của Cty Hào Hưng liệu dự án có khả thi?Thu hồi đất của doanh nghiệp khác để giao cho một dự án treo gần 6 năm có phải là một việc làm đúng đắn? Nếu đến tháng 7/2014 JFE và công ty Quảng Liên không tiếp tục đầu tư nữa thì sao?

Trả lời những câu hỏi này, ngay chính đơn vị quản lý khu công nghiệp cũng phải trăn trở. “Không ai dám chắc 100% là khả thi và phải có độ rủi ro. Đến nay, chúng tôi không tin tưởng vào Quảng Liên. Dự án này giờ  muốn dừng cũng không được, triển khai tiếp thì khó khăn. Tính pháp lý mới nhất của dự án là điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư lên 4,5 tỷ USD vẫn chưa hoàn thành”, ông Lê Xuân Dũng – Phó Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất cho biết.

 Theo hồ sơ mà PLVN có được thì trước đây, Hiệp hội Thép Việt Nam và Bộ GTVT đã từng rất nhiều lần phản đối Dự án Nhà máy thép Quảng Liên bởi sự yếu kém về năng lực của nhà đầu tư cũng như tính không khả thi của dự án. Theo phân tích của các chuyên gia về thép thì tại khu vực Đông Nam Á đã có tới 3 nhà máy thép lớn đang cùng  sản xuất ra sản phẩm thép như của  công ty Quảng Liên và nếu dự án của công ty Quảng Liên  nên đầu ra của dự án thấy rõ sẽ bị dư thừa.

Ông Nguyễn Xuân Huế - Nguyên chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng cho biết: "Ngày còn đương chức tôi đã có ý kiến rất rõ ràng về cái dự án này (dự án nhà máy thép Guang Lian) và báo cáo Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải bằng văn bản. Đề nghị Chính phủ thu hồi giấy phép, vì cam kết của dự án này về tài chính, thiết kế kỹ thuật không đầy đủ, mù mờ".

Có vẻ như "ai cũng hiểu mà một người không hiểu" và UBND tỉnh Quảng Ngãi vẫn ưu ái cho dự án này trong khi cùng chậm trễ như dự án của cty Quảng Liên, 12 dự án khác đã bị thu hồi giấy chứng nhận đầu tư?

Liệu có gì uẩn khúc hay không ở dự án này, PLVN sẽ tiếp tục cập nhật thông tin.

Hòa Khánh

Tin cùng chuyên mục

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam

(PLVN) -  Không chỉ nổi danh trong lĩnh vực đào tạo doanh nghiệp (DN) ở trong nước, Nancy Ngô Thị Bích Quyên còn là nhà huấn luyện doanh nghiệp được vinh danh xuất sắc trên thế giới và khu vực châu Á Thái Bình Dương nhiều năm liên tục. Và “Bà đầm thép” chính là biệt danh mọi người dành cho chị. Cụm từ đó cũng thể hiện bản lĩnh, tri thức, tiếng tăm và chất “thép” trong con người nữ doanh nhân tài giỏi này!

Đọc thêm

Tôn vinh Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Top 50 DN tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2024
(PLVN) - Ngày 24/4, Công ty cổ phần (CTCP) Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet chính thức tổ chức Lễ công bố Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500), Top 10 & Top 5 Công ty Bất động sản - Xây dựng - Vật liệu xây dựng năm 2024.

Vinachem nỗ lực đưa hàng tới ‘xứ Samba’

Phương thức vận chuyển là một trong những nội dung mà Vinachem và các đối tác phía Brazil đã bàn bạc.
(PLVN) - Trong vòng 6 tháng, lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã 3 lần gặp các đối tác phía Brazil tại Santos, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… để xúc tiến thương mại cho hàng Việt Nam cập bến thị trường châu Mỹ ngày một nhiều thêm.

Anh hùng Lao động, doanh nhân Hoàng Đức Thảo nhận Giải thưởng 'Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu'

Anh hùng Lao động, Doanh nhân - Nhà khoa học Hoàng Đức Thảo (bìa trái) nhận Giải thưởng cao quý.
(PLVN) - Ngày 23/04/2024, tại Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai (UEA), Ban tổ chức đã trao Giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và Sắc phong học hàm Viện sĩ danh dự cho Anh hùng Lao động, Giáo sư- Tiến sĩ Hoàng Đức Thảo – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc BUSADCO.

TS.LS Châu Huy Quang - Giám đốc điều hành công ty Luật Rajah & Tann LCT Việt Nam: Vì một cộng đồng doanh nhân lấy pháp quyền làm trọng

TS.LS Châu Huy Quang - Giám đốc điều hành công ty Luật Rajah & Tann LCT Việt Nam: Vì một cộng đồng doanh nhân lấy pháp quyền làm trọng
Hơn 25 năm hành nghề luật sư (LS) và trọng tài thương mại (TTTM) trong lĩnh vực thương mại quốc tế, TS.LS Châu Huy Quang cũng như Rajah & Tann LCT Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng nể, góp phần xây dựng một cộng đồng doanh nhân lấy pháp quyền làm trọng.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

PJICO tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông năm 2024, thông qua kế hoạch phát triển mới

PJICO tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông năm 2024, thông qua kế hoạch phát triển mới
(PLVN) - Ngày 10/4, Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO, mã PGI) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024. Đại hội đã thông qua phương án nhân sự, kế hoạch kinh doanh năm 2024 và định hướng phát triển kinh doanh giai đoạn 5 năm tới. Ông Phạm Thanh Hải tiếp tục được bầu giữ vị trí Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Máy chạy xuyên đêm trên công trường đường dây 500kV mạch 3

Thi công "3 ca, 4 kíp", cả ngày lẫn đêm là khẩu hiệu trên đại công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.
(PLVN) - Giữa màn đêm, đèn phá của máy công trình đủ sáng để những người thợ đủ nhìn mà điều chỉnh các đầu đục phá đá, mở đường tới nơi dựng cột. Ở một số vị trí khác, xe máy vẫn liên tục bơm bê tông vào hố móng dù đêm đã về khuya…

Tự động hóa quy trình kinh doanh: Không còn thời gian để đắn đo!

Theo đại diện FaceNet, tự động hóa không chỉ giúp các DN hoạt động hiệu quả hơn mà còn cải thiện đáng kể trải nghiệm của người dùng cuối. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Theo GlobeNewsWire, thị trường tự động hóa quy trình kinh doanh (BPA) toàn cầu được dự báo sẽ mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép là 11,4%. Năm 2023, thị trường BPA được ước tính trị giá khoảng 14,2 tỷ USD, dự kiến tăng 30,2 tỷ USD vào cuối năm 2030. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam vẫn đang loay hoay với câu hỏi nên hay không nên…