Đừng tùy tiện với tài sản công

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Lời biện hộ của một bị cáo từng là Chủ tịch UBND 1 tỉnh phía Nam Trung Bộ, trong vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” theo Điều 219 Bộ luật Hình sự, mà TAND tỉnh này đang xử, khiến dư luận bất ngờ.

Nhiều năm trước, khu đất 22.340m2 (trước đây thuộc Nhà nghỉ Tỉnh ủy) được bị cáo trên giao cho 1 Cty theo hình thức chỉ định nhà đầu tư, không qua đấu thầu đấu giá. Cty này sau đó không thực hiện dự án, không đóng tiền thuê đất, đến 2014 xin chuyển dự án cho một Cty khác (có 95% vốn cổ đông sáng lập của Cty cũ) và được tỉnh chấp thuận cho “kế thừa”.

Dù theo quy hoạch chung của địa phương này đã được Thủ tướng phê duyệt, công trình xây dựng không được vượt quá 40 tầng, nhưng lãnh đạo tỉnh này vẫn cho dự án trên được xây tới… 47 tầng.

Có thể nói, trong vụ án này, sai phạm chồng chất sai phạm. Đầu tiên, UBND tỉnh đã giao đất cho DN thực hiện dự án mà không thông qua đấu giá là vi phạm Điều 58 Luật Đất đai, Điều 61 Nghị định 181/2004/NĐ-CP. Sau đó, UBND tỉnh lại tiếp tục thu hồi đất của Cty trước để giao Cty sau thực hiện dự án khách sạn và căn hộ mà không thông qua đấu giá là tiếp tục vi phạm Luật Đất đai và không đúng đối tượng.

Cáo trạng xác định sai phạm của các bị cáo đã gây thiệt hại ngân sách nhà nước năm 2015 là hơn 5,6 tỷ đồng; còn tại thời điểm ngày 6/1/2022 (phát hiện sai phạm) là 357 tỷ đồng.

Vậy một số bị cáo trong vụ án giải thích như thế nào về những sai phạm của mình?

Bị cáo từng là cựu Chủ tịch UBND tỉnh, giải thích hành vi giao đất sai quy định là “thời điểm đó chưa có chính sách kích cầu như hiện nay, tỉnh chỉ biết dùng nguồn vốn của dân để đầu tư phát triển, chống suy thoái kinh tế”. Giải thích chuyện tùy tiện cho DN “kế thừa” dự án, bị cáo nói “lúc đó chỉ nhận thức chủ quan là pháp nhân cũ nên ký cho phép”. Giải thích việc cho dự án xây vượt 7 tầng so với quy hoạch chung TP, bị cáo nói thời điểm đó có nhiều dự án “được cho phép xây cao hơn 40 tầng” nên “cứ cho xây rồi xin phép sau, nếu không được sẽ yêu cầu điều chỉnh”.

Điều đáng nói khác, đây là vụ án thứ 4 mà bị cáo trên bị tòa xét xử liên quan sai phạm trong chỉ đạo, cho thực hiện một số dự án lớn tại địa phương. Hiện nay, bị cáo trên đang thi hành án tù của 3 vụ án trước. Sai phạm của bị cáo trong các vụ án đều “na ná” nhau. Giải thích của các bị cáo trong các vụ án cũng đều gần giống nhau, thường là “không biết”, “không nắm rõ”, “vì làm lợi cho tỉnh”, “vì sự phát triển địa phương”. “Làm lợi” đâu chưa rõ, chỉ thấy rõ tài sản nhà nước đã bị thất thoát, “đất vàng” tài sản công đã bị một số DN thâu tóm.

Những lời biện hộ như trên là rất khó có thể chấp nhận. Để ký một văn bản quyết định số phận một tài sản công, có rất nhiều cơ quan, bộ phận tham mưu, rà soát trước đó, có muốn sai cũng khó. Vậy mà vẫn quyết định sai, thậm chí sai nhiều lần. Vì kiến thức pháp lý hổng nhiều, vì hoang tưởng cho rằng mình là “vua một cõi”, hay vì động cơ mục đích nào khác?

Mới đây, trong một phiên thảo luận tại Quốc hội, bàn về vấn đề liên quan ngân sách, tài sản nhà nước, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã chỉ rõ: “Cho dù 1 đồng cũng phải cực kỳ chặt chẽ. Rất nhiều người “đi về nơi xa lắm” vì coi thường việc này”. Tất cả các cán bộ nhà nước cần “khắc cốt ghi tâm” cảnh báo rõ ràng trên, để tránh xảy ra những vụ án đáng tiếc.

Tin cùng chuyên mục

Phí sử dụng đường bộ cao tốc từ 900 đồng/xe.km đến 5.200 đồng/xe.km. (Ảnh: Hồng Thương)

Phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư cao nhất là 5.200 đồng/xe.km

(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.Theo đó, có 5 nhóm đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, với mức thu thấp nhất 900 đồng/xe.km và cao nhất là 5.200 đồng/xe.km.

Đọc thêm

Độc quyền cung cấp pháo hoa có trái chỉ thị của Thủ tướng?

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Bộ Quốc phòng cho biết, việc người dân được phép mua và sử dụng pháo hoa trong các dịp lễ, tết là hoàn toàn phù hợp với quy định hiện hành, không trái với chỉ thị của Thủ tướng. Bên cạnh đó, quy định độc quyền cung cấp sản phẩm pháo hoa là nhằm đảm bảo an ninh, trật tự, và đã có các biện pháp quản lý chặt chẽ để ngăn ngừa tiêu cực.

Công trình vi phạm hành lang thủy lợi kênh Đĩnh Đào (Hải Dương): UBND huyện Tứ Kỳ chỉ đạo lên kế hoạch giải tỏa

Công trình có quy mô lớn nằm trong phạm vi bảo vệ CTTL kênh Đĩnh Đào. (Ảnh trong bài: Hoàng Giang)
(PLVN) - Liên quan đến việc xử lý công trình quy mô lớn nằm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi (CTTL) kênh Đĩnh Đào (thuộc địa bàn xã Minh Đức, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương), đại diện Trạm quản lý công trình Cầu Xe - An Thổ thuộc Cty TNHH MTV Khai thác CTTL Bắc Hưng Hải đề nghị UBND huyện Tứ Kỳ xử lý nghiêm, dứt điểm.

Vi phạm quy định về an toàn cung cấp thực phẩm bị xử lý thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Vũ Khiêm (Nam Định) hỏi: Vừa qua tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội xảy ra sự việc sinh viên phải ăn cơm canh thừa, thức ăn xuất hiện dị vật gây mất an toàn vệ sinh gây bức xúc dư luận. Vậy, hành vi vi phạm quy định về an toàn trong cung cấp thực phẩm sẽ bị xử lý như thế nào?

Hàng xóm lắp camera sang nhà mình, phải xử lý ra sao?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Một bạn đọc trong quá trình sinh sống đã bị một người sống cùng xóm trọ cố tình quay lại các video về đời sống riêng tư từ camera an ninh cá nhân (hành vi diễn ra nhiều lần), sau đó chia sẻ qua mạng xã hội cho các cá nhân khác nhằm bôi nhọ nhân phẩm, danh dự. Bạn đọc đặt câu hỏi: "Hành vi của cá nhân trên có vi phạm pháp luật không và nếu vi phạm sẽ bị xử lý như thế nào?"

Hà Nội: Một bạn đọc cho rằng bị cơ quan đăng ký đất đai “làm khó”

Hà Nội: Một bạn đọc cho rằng bị cơ quan đăng ký đất đai “làm khó”
(PLVN) - Mới đây, Báo PLVN nhận được đơn của bà Nguyễn Thị Vân Khánh (ngụ phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) cho rằng Văn phòng đăng ký đất đai TP Hà Nội - Chi nhánh quận Hai Bà Trưng (VPĐKĐĐ Hai Bà Trưng) ban hành quyết định ngăn chặn (hủy Giấy chứng nhận (GCN)) với căn nhà là tài sản hợp pháp của gia đình bà Khánh sau khi nhận chuyển nhượng.

Thanh tra Chính phủ chỉ ra vi phạm tại một số dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Toàn cảnh buổi công bố KLTT. (Ảnh: thanhtra.com.vn)
(PLVN) - Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố công khai kết luận thanh tra (KLTT) việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất (SDĐ) từ sản xuất, kinh doanh sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011 - 2019 của DN nhà nước, DN cổ phần hoá; theo Quyết định 588/QĐ-TTCP ngày 27/10/2021 của Tổng Thanh tra Chính phủ.

Công dân phản ánh sự việc cấp sổ đỏ có dấu hiệu vi phạm: UBND tỉnh Thanh Hóa giao huyện Đông Sơn xử lý

Công dân phản ánh sự việc cấp sổ đỏ có dấu hiệu vi phạm: UBND tỉnh Thanh Hóa giao huyện Đông Sơn xử lý
(PLVN) - UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Văn bản 14704/UBND-TD ngày 07/10/2024 giao Chủ tịch UBND huyện Đông Sơn giải quyết phản ánh của Báo PLVN về đơn thư của bạn đọc Nguyễn Bá Khương (ngụ thôn Kim Sơn, xã Đông Tiến); có văn bản trả lời Báo PLVN và báo cáo Chủ tịch tỉnh trước 10/11/2024.

Bình Dương: Vụ kiện đòi tăng tiền bồi thường khi bị địa phương thu hồi đất

Sau khi bị cưỡng chế thu hồi đất, ông Dũng đã khởi kiện sự việc đến TAND tỉnh Bình Dương. (Ảnh trong bài: Mạnh Hùng)
(PLVN) - Ông Dũng nêu ý kiến “khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì khu đất được quy hoạch là đất ở đô thị. Bồi thường giá đất lúa là chưa thỏa đáng, đề nghị xem xét tăng giá bồi thường”. Trong khi đó, lãnh đạo UBND Tân Uyên cho biết “việc ông Dũng đề nghị tăng giá bồi thường là không có cơ sở xem xét”.