Đừng để phim Việt “lạ lẫm” với người Việt

Đừng để phim Việt “lạ lẫm” với người Việt
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong khi một bộ phận nhà làm phim đang nỗ lực “Việt hóa” sản phẩm điện ảnh thì có nhiều bộ phim Việt khiến người xem liên tục “nhặt sạn” vì những lệch pha về văn hóa.

Những “hạt sạn” văn hóa

Một “hạt sạn” rất hay gặp trong nhiều phim điện ảnh lẫn truyền hình Việt Nam, đó là phương ngữ. Không hiểu lý do vì sao, có những bộ phim làm rất chỉn chu, đầu tư tốt, nhưng vẫn để cho sự vô lý diễn ra: Cùng trong một gia đình, người nói tiếng miền Nam, người nói tiếng miền Bắc, người lại tiếng miền Trung. 

Như bộ phim “Gái già lắm chiêu phần V” mới công chiếu. Bộ phim quả thật đã có thành công đáng kể khi được khán giả đón nhận khá nhiệt tình. Bối cảnh đẹp, phục trang, âm nhạc, dàn diễn viên… đều được đầu tư công phu. Nhưng ngoài những “hạt sạn” đến từ logic phim, khán giả cũng băn khoăn với câu hỏi: Vì sao một gia đình có ba chị em gái sống với nhau từ nhỏ, nhưng ba người nói ba ngôn ngữ địa phương khác nhau: Người nói giọng đậm chất Huế, người nói giọng thị thành Sài Gòn, người còn lại thì “đích thị” chất giọng Hà Nội? 

Có thể bắt gặp tình huống này trong không ít phim điện ảnh và truyền hình Việt Nam. Có bộ phim, cũng cùng là người nhà, nhưng anh chị nói giọng miền Nam, em gái lại giọng miền Trung. Hay phim bối cảnh Việt Nam xưa nhưng lại giọng nói các vùng, miền lẫn lộn.

Ở những phim điện ảnh trong những năm gần đây, có thể thấy sức ảnh hưởng của văn hóa phương Tây khá lớn. Nhiều bộ phim khi xem, khán giả có cảm giác… đang xem diễn viên Việt Nam đóng phim nước ngoài.

Cách đây vài năm, phim “Em chưa 18” công chiếu, dù đem lại doanh thu “khủng”, được khen ngợi vì kịch bản hay, nhưng vấn đề về văn hóa học đường được đặt ra: Liệu “học đường” trong bộ phim có thực là “học đường” của Việt Nam, khi học sinh “quậy” kiểu “rất Mỹ”, và các màn tiệc tùng, ăn chơi cũng lạ lẫm với đa số người Việt?

Hay phim “Hồn papa da con gái” có tình tiết một nữ sinh hút thuốc lá điện tử, uống rượu tại trường rồi nôn lên người thầy giáo, một mô típ dễ bắt gặp trong các phim học đường Hollywood.

Trong phim “Thiên thần hộ mệnh” mới công chiếu gần đây, khán giả cũng bày tỏ sự “hoang mang” khi màu sắc của phim là một Việt Nam cực kì lạ lẫm với những pha ứng xử của nhân vật đậm chất “ngoại quốc”. 

Những năm gần đây, nhiều phim Việt cũng thịnh hành kiểu “đám cưới Tây”, hễ đám cưới sẽ làm lễ tại nhà thờ với những câu hỏi đáp mang màu sắc vừa tôn giáo vừa lãng mạn như thường thấy trong phim Hàn Quốc... Cạnh đó, nhiều nghề nghiệp thực chất chỉ có ở các quốc gia khác cũng được nhiều đạo diễn “bê” về phim Việt.

Tìm về văn hóa Việt

Còn nhớ câu chuyện “dùng chó Shiba đóng vai cậu Vàng” trong bộ phim “Cậu Vàng”. Đáng ra, nếu đạo diễn có sự thay đổi phù hợp từ khi nhân vật “cậu Vàng” được hé lộ, bộ phim có lẽ đã tránh được cái mác “lai căng”, không bị tẩy chay và có lẽ sẽ không phải thất bại về mặt doanh thu lẫn truyền thông như thế. 

Nhiều ý kiến cho rằng, nếu cắt bỏ những tình tiết “lai căng”, những “hạt sạn” về văn hóa thì những bộ phim ấy vẫn giữ nguyên được mạch phim, thậm chí có thể làm tăng giá trị của bộ phim lên nhiều lần. Những chi tiết lạc lõng đôi lúc có thể khiến bộ phim hay mất đi sự trọn vẹn, mà đáng ra, nếu chỉn chu, người làm phim hoàn toàn có thể tránh được.

Những năm gần đây, có thể nhận thấy tinh thần dân tộc trong điện ảnh Việt khá cao. Điều này đến từ ý thức của người làm phim và cũng đến từ xu thế của khán giả. Từ những bộ phim như “Cô ba Sài Gòn”, “Mẹ chồng”, cho đến phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, “Tấm Cám”, “Song Lang”, “Mắt biếc”, “Trạng Tí”… đều có thể thấy được sự gửi gắm mong muốn đưa văn hóa Việt vào điện ảnh của các nhà làm phim. 

Trong những bộ phim ấy là cảnh sắc làng quê Việt tươi đẹp, là những câu chuyện cổ gắn bó với người Việt từ bao đời, là nghệ thuật cải lương, di sản văn hóa Việt, là một giai đoạn lịch sử đã qua nhưng vẫn còn dấu ấn đến hôm nay.

Người làm phim có ý thức hướng về văn hóa Việt và khán giả cũng đón nhận với sự trân trọng, nhiệt tình. Như hai bộ phim doanh thu “trăm tỉ” mới đây của điện ảnh Việt là “Bố già” và “Lật mặt - 48h”, có thể thấy rõ điều này.

Phim “Bố già” ngoài cốt truyện hấp dẫn, điểm nhấn chính là vẻ đẹp tình người trong các con hẻm, khu lao động nghèo - một “đặc sản” văn hóa của Sài Gòn. Còn trong serie phim “Lật mặt”, đạo diễn Lý Hải khá thông minh khi mỗi phần phim lại mang đến nét đẹp của một vùng quê Việt Nam, khi thì Tây Nguyên bát ngát, mới nhất là khung cảnh miền Tây sông nước thơ mộng với nét đẹp văn hóa, lối sống người Nam Bộ làm mãn nhãn người xem. 

Một cuộc so sánh nhỏ qua hành trình điện ảnh Việt để thấy rằng, giữa hai cách làm, đâu là lựa chọn tối ưu. Người làm phim không chỉ nhằm mục đích đem lại danh vọng và tiền bạc cho chính mình, mà còn có sứ mệnh đem những giá trị văn hóa, đời sống tốt đẹp lan tỏa trong tác phẩm điện ảnh. 

Tin cùng chuyên mục

Những bản nhạc sầu thương đã vận vào đời nhạc sĩ Trúc Phương. (Nguồn: Amnhac.net)

Cuộc đời buồn của 'ông hoàng bolero' Trúc Phương

(PLVN) - Nhạc sĩ Trúc Phương nổi tiếng khoảng những năm 60 của thế kỷ trước với dòng nhạc bolero uyển chuyển, hấp dẫn. Mỗi câu hát, lời ca của ông đều gắn liền với thân phận con người trôi nổi, đau thương, buồn khổ. Có lẽ, âm nhạc đã vận vào cuộc đời của nhạc sĩ Trúc Phương “chữ tài đi với chữ tai một vần”.

Đọc thêm

Nhạc Trịnh qua phong cách jazz

Nhạc Trịnh qua phong cách jazz do ca sĩ Quỳnh Phạm thể hiện vừa phóng khoáng vừa có chút tự sự. (Ảnh: Hanoi Blues Note)
(PLVN) - Trong Album “Rồi như đá ngây ngô”, 5 ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được ca sĩ Quỳnh Phạm thể hiện theo phong cách jazz của riêng cô, vừa có chút phóng khoáng vừa có chút tự sự, trong không khí lắng đọng đến từ những trải nghiệm cuộc đời.

Phần thi mới lạ xuất hiện ở Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024

Phần thi mới lạ xuất hiện ở Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024
(PLVN) - Cuối tuần qua, tại TP HCM, các thí sinh Hoa hậu Quốc gia Việt Nam tham gia 2 phần thi: Người đẹp tài năng và Người đẹp nữ công gia chánh. Phần thi Người đẹp nữ công gia chánh là phần thi mới lạ, mang tinh thần tôn vinh văn hóa và truyền thống của người phụ nữ Việt.

Dương Trà Giang đăng quang Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2024

Dương Trà Giang đăng quang Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2024
(PLVN) - Tối 15/12, tại Quảng trường Biển Marina Bay, TP Hạ Long, Quảng Ninh, vượt qua 26 thí sinh nổi bật, Dương Trà Giang, người đẹp đến từ Trường Quản trị và Kinh doanh - Đại học Quốc Gia Hà Nội xuất sắc đăng quang, trở thành tân Hoa hậu cuộc thi Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2024.

Sẽ diễn ra Concert 3 Anh trai vượt ngàn chông gai tại TP. HCM vào tháng 3/2025

Concert 2 của chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai diễn ra vào tối qua (14/12) tại Vinhomes Ocean Park 3 (Ảnh: Page Anh trai vượt ngàn chông gai).
(PLVN) - Tối qua (14/12), Concert 2 của chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai đã diễn ra thành công tại Vinhomes Ocean Park 3 (tỉnh Hưng Yên). Đêm diễn kéo dài khoảng 5 giờ đồng hồ, 31 anh tài cùng dàn khách mời mang đến nhiều tiết mục âm nhạc được đầu tư công phu, chỉn chu thu hút hàng ngàn khán giả tham gia. Các "anh trai" đã làm nên hiện tượng chưa từng có ở thị trường nhạc Việt.

Chuyện tình đẹp như mơ của “Đôi song ca miền thùy dương”

Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết được biết đến với mối tình thủy chung. (Nguồn: Thegioigiaitri)
(PLVN) - Vào thập niên 50, 60, cặp đôi danh ca Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết là một trong những “ngôi sao” của làng tân nhạc Việt Nam. Gần 60 năm bên nhau, cặp đôi Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết không chỉ ghi dấu trong lòng người hâm mộ bằng những câu hát rung động lòng người, mà còn bằng mối tình sắt son, thủy chung của cả hai.

Xiếc 'Đám cưới chuột' sắp 'trình làng'

“Đám cưới chuột” đậm chất lễ hội dân gian qua ngôn ngữ xiếc (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Chương trình xiếc tạp kỹ “Đám cưới chuột” được dàn dựng thông qua ngôn ngữ hành động của xiếc với các thể loại: nhào lộn, tung hứng, thăng bằng, ảo thuật… để kể lại một câu chuyện vừa hài hước, hóm hỉnh, vừa mang ý nghĩa giáo dục một cách hấp dẫn, đậm chất lễ hội dân gian.

'Gương mặt vặn vẹo' - đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa

Phim khai thác đề tài tâm lý tội phạm. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Bộ phim xoay quanh hành trình điều tra và truy bắt tội phạm gian nan của “Đội 7”, đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa. Hình ảnh nhân vật phản diện được xây dựng từ những ám ảnh thời thơ ấu, tổn thương tâm lý cho đến những biến cố không thể lường trước trong cuộc sống. Chính những điều này đã biến họ từ con người bình thường thành những kẻ tội phạm đáng sợ, nhưng cũng khiến người xem ít nhiều hiểu và đồng cảm.

“Vằng vặc trăng quê” - đong đầy hồn quê

"Vằng vặc trăng quê" lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ (ảnh P.V).
(PLVN) -  Tản văn “Vằng vặc trăng quê” của nhà báo Ngô Bá Lục không chỉ kể chuyện đời thường, đong đầy tình yêu thương mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ.

“Xây Tết” cho gần 2 vạn công nhân

Chương trình "Xây Tết" dành cho gần 2 vạn công nhân (Thùy Dương)
(PLVN) -  Lễ ra mắt chương trình “Xây Tết 2025” với những hỗ trợ thiết thực về vật chất, tinh thần đến hơn 18.500 công nhân trên cả nước diễn ra vào ngày 12/12/2024 tại Báo Nhân Dân.