Đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống: Cuộc chuyển mình ở bản làng Sơn La - Đổi thay trên vùng đất một thời nghèo khó

Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp của Đảng viên trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế tại Sơn La.
Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp của Đảng viên trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế tại Sơn La.
(PLVN) - Từ khi những bản vùng cao có Đảng viên, có chi bộ thì các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân dễ dàng hơn, cũng từ đó cuộc sống dần đổi thay. Đó là chia sẻ của Đại úy Nguyễn Văn Dược, cán bộ Đồn Biên phòng Phiêng Pằn được tăng cường về làm Phó Bí thư Đảng ủy xã Phiêng Pằn, huyện Mai Sơn (Sơn La).

Từ bỏ hủ tục, giảm bớt đói nghèo

Đại úy Dược khẳng định, ở những xã bản vùng cao, Đảng viên giữ vai trò quan trọng, là người tiên phong trong cộng đồng, hạt nhân gương mẫu, đi trước, làm trước để bà con dân bản học theo và làm theo: “Với đồng bào dân tộc thiểu số, muốn vận động họ học và làm theo cái mới, cái hay, cái tốt thì phải cho họ nhìn thấy kết quả trước đã. Khi Đảng viên đứng ra tuyên truyền, vận động, bao giờ công việc cũng suôn sẻ, thành công, tạo sức lan tỏa, làm thay đổi nhận thức của mọi người”.

Những già làng kể, trước kia các bản ở xã biên giới Phiêng Pằn là vùng đất hoang sơ, ít người qua lại, bốn bề là núi rừng. Cuộc sống bị cái đói, cái nghèo, lạc hậu đeo bám không buông; một phần do trình độ dân trí chưa cao, hủ tục; cơ sở hạ tầng thiếu thốn, giao thông đi lại khó khăn; phần nữa do sản xuất thiếu kỹ thuật, vốn, giống, đất dốc bạc màu…

Hay như tại xã Tân Xuân, huyện Vân Hồ, trước đây trong xã hầu như bản nào cũng có người nghiện thuốc phiện, gây ra nhiều hệ lụy. Người nghiện không làm được gì, suốt ngày chỉ quanh quẩn sinh ra nạn trộm cắp, gây mất an ninh trật tự, mâu thuẫn, mất tình làng, nghĩa xóm...

Để làm thay đổi tình hình, đầu tiên phải vận động người dân xóa những hủ tục lạc hậu ăn sâu trong tư tưởng, nếp sinh hoạt. Đó không phải là chuyện một sớm một chiều. Không ai khác, Đảng viên chính là người gương mẫu đi đầu, kêu gọi mọi người từ bỏ thói quen tập tục không còn phù hợp, thay đổi cách nghĩ, cách làm trong sản xuất; phát huy vai trò tiên phong gương mẫu kết hợp tuyên truyền, vận động, thuyết phục. Đến nay các hủ tục như: Để người chết trong nhà nhiều ngày của dân tộc Mông; thách cưới của dân tộc Sinh Mun; nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; sinh con thứ 3… đã dần được gỡ bỏ.

Bí thư Huyện ủy Mai Sơn Nguyễn Việt Cường cho biết: Thời gian qua, Huyện ủy luôn quan tâm phát huy vai trò “dân vận” của các Đảng viên trong tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, xây dựng đời sống văn hóa, xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu… nhất là Đảng viên người dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, biên giới.

Huyện đã lựa chọn, cử cán bộ cấp ủy, chính quyền cơ sở là người dân tộc thiểu số có trình độ, năng lực, uy tín tham gia đội ngũ báo cáo viên để tiếp thu và thực hiện tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến cơ sở; thường xuyên tiếp xúc, đối thoại, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, chăm lo sâu sát đến đời sống, lợi ích nhân dân.

Đảng viên gương mẫu làm kinh tế

Ai đã từng đến những bản làng vùng sâu, vùng xa Sơn La khoảng 10 năm về trước, nay trở lại sẽ thấy những nơi này hôm nay đã khoác lên mình một diện mạo mới. Cuộc sống vật chất, tinh thần của người dân đã đổi thay theo hướng tích cực. Kết quả đó có sự đóng góp quan trọng của đội ngũ Đảng viên cơ sở trong việc nêu cao tinh thần tiên phong, gương mẫu. Nhiều Đảng viên đã không ngại khó, ngại khổ, đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế gia đình, xóa đói giảm nghèo.

Mô hình kinh tế của ông Lò Văn Xe (người dân tộc Sinh Mun), Bí thư Chi bộ bản Ta Vắt, xã Phiêng Pằn là một ví dụ.

Đảng viên Lò Văn Xe kể: “Muốn thay đổi cách nghĩ, cách làm của bà con; không cách nào khác là tự mình tiên phong làm trước, khi thấy hiệu quả bà con tự khắc làm theo”. Năm 2017, ông Xe chuyển một phần đất trồng ngô, sắn, lúa nương kém hiệu quả sang trồng xoài, bưởi, cam, ổi, mận… và trồng cỏ nuôi bò. Sau 3 năm, vườn cây ăn quả đã ra quả cho thu hoạch, diện tích gần 5ha, vụ vừa rồi thu được gần 10 tấn, trừ chi phí lãi gần 100 triệu đồng. Trồng cây ăn quả không chỉ tăng thêm thu nhập mà còn hạn chế tình trạng xói mòn đất. Thấy vậy dân bản học làm theo, giờ diện tích cây ăn quả trong bản lên hơn 100ha, một số hộ đã được thu hoạch, có thu nhập.

Vừa chỉ tay về phía vườn cây ăn quả trước nhà, ông Xe nói: “Tôi cũng học theo các Đảng viên trong Đảng bộ xã, thấy nhiều đồng chí làm kinh tế giỏi, mình học tập làm theo, đem về áp dụng vào phát triển kinh tế gia đình và vận động dân bản làm theo, chứ không thể trông chờ vào cây ngô, sắn, lúa nương mãi như trước. Giờ cuộc sống người dân ngày một đổi thay, mình cũng vui hơn”.

Đảng viên Vì Văn Ốt (trái), Bí thư Chi bộ bản Ngà, xã Tân Xuân đang thành công với mô hình trồng cây ăn quả.

Đảng viên Vì Văn Ốt (trái), Bí thư Chi bộ bản Ngà, xã Tân Xuân đang

thành công với mô hình trồng cây ăn quả.

Tại mô hình trồng xoài và nuôi cá của Đảng viên Vì Văn Ốt (dân tộc Thái, ngụ bản Ngà, xã Tân Xuân, huyện Vân Hồ), xung quanh ngôi nhà rợp bóng vườn cây trái, ao cá rộng rãi. Ông Ốt chia sẻ: “Năm 2014, khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự về nhà, thấy hoàn cảnh gia đình lúc đó khó khăn quá, đất rộng mênh mông mà cuộc sống mãi không khá lên. Sau nhiều đêm trăn trở, tìm tòi, tôi quyết định chuyển một phần đất sang trồng cây ăn trái”. Hơn 1.500 cây ăn quả trồng cách đây 4 năm đã cho thu hoạch. Vụ năm nay ông ước tính thu hơn chục tấn quả. Còn ao nuôi cá, ngoài phục vụ nhu cầu sinh hoạt gia đình, cũng thu hàng chục triệu đồng mỗi năm.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Ốt còn được bà con dân bản tín nhiệm bầu làm Bí thư Chi bộ bản Ngà. Ông luôn cùng cấp ủy, chi bộ và các tổ chức, đoàn thể tuyên truyền, vận động bà con tích cực phát triển sản xuất, thâm canh tăng vụ, chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Nhiều người dân nghe theo mạnh dạn đầu tư chăn nuôi trâu, bò, dê… tăng thu nhập. Cuộc sống dần thay đổi, các tập tục lạc hậu dần được xóa bỏ; nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống hay nghiện hút không còn nhức nhối ở nhiều địa phương Sơn La.

Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Vân Hồ Mùi Anh Tiến khẳng định: “Để có được những thay đổi từ nhận thức đến cách làm của quần chúng nhân dân như ngày hôm nay thì ngoài sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng bộ các cấp còn có vai trò không nhỏ của đội ngũ Đảng viên cơ sở trong công tác dân vận khéo. Họ là cầu nối giữa nhân dân với Đảng, với hệ thống chính trị, góp phần làm đổi thay diện mạo mới trên những bản làng miền núi xa xôi”.

Đọc thêm

Chi hội Báo Pháp luật Việt Nam nhận 2 bằng khen của Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam

Chi hội Báo Pháp luật Việt Nam nhận 2 bằng khen của Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam
(PLVN) - Chiều 18/3, tại TP HCM, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 558 của Thủ tướng và hội nghị thi đua khen thưởng năm 2024. Chi hội nhà báo Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự được tặng 1 bằng khen tập thể và 1 bằng khen cho cá nhân nhà báo Trần Ngọc Hà - Phó Tổng biên tập, Thư ký Chi Hội nhà báo Báo Pháp luật Việt Nam.

'Mỗi bài báo phải đúng đường lối, pháp luật, đúng nguyện vọng người dân'

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu chỉ đạo hội nghị
(PLVN) - Phát biểu tại Hội nghị Toàn quốc năm 2024 của Hội Nhà báo Việt Nam diễn ra sáng 18/3, ở TP HCM, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cho rằng, làm báo có thể nghèo nhưng không được tiêu cực. Mỗi bài báo viết ra phải đúng đường lối, pháp luật, đúng nguyện vọng người dân, được người đọc tâm phục, khẩu phục...

UBKT Trung ương đề nghị xem xét, kỷ luật bà Hoàng Thị Thúy Lan, ông Lê Duy Thành, ông Đặng Văn Minh

UBKT Trung ương đề nghị xem xét, kỷ luật bà Hoàng Thị Thúy Lan, ông Lê Duy Thành, ông Đặng Văn Minh
(PLVN) - Tại Kỳ họp thứ 38, sau khi xem xét báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật một số đảng viên vi phạm tại các Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc và Quảng Ngãi, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương nhận thấy, bà Hoàng Thị Thúy Lan và các ông Lê Duy Thành, Đặng Văn Minh, Cao Khoa, Hà Hoàng Việt Phương đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương...

Bộ trưởng Tài chính nêu giải pháp hạ giá vàng, giá vé máy bay

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
(PLVN) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính sáng nay, 18/3, một số đại biểu Quốc hội bày tỏ băn khoăn về tình trạng giá vàng, giá vé máy bay tăng cao trong thời gian qua và đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nêu giải pháp để khắc phục.

Chuyển cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm trong kinh doanh bảo hiểm

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn tại phiên họp.
(PLVN) - Pháp luật nghiêm cấm việc các cán bộ bảo hiểm tư vấn sai, tranh giành, lôi kéo, dùng các thủ đoạn để bán bảo hiểm đối với những người chưa có nhận thức cao. Bộ Tài chính đã thực hiện kiểm tra, thanh tra khi có khiếu nại những hành vi như vậy và xử phạt nghiêm minh, chuyển cho cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm để xử lý.

Phát triển du lịch Điện Biên trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn văn hoá, tự nhiên

Phát triển du lịch Điện Biên trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn văn hoá, tự nhiên
Dự Hội thảo khoa học quốc gia "Điện Biên phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch bền vững", sáng 17/3, tại TP Điện Biên Phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng với nguồn lực đầu tư còn hạn chế, du lịch Điện Biên cần tập trung đầu tư những công trình, dự án "ra tấm, ra món", phát triển trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn giá trị văn hoá, tự nhiên.

Quy hoạch tỉnh sẽ tạo nền tảng vững chắc cho Điện Biên phát triển

Quy hoạch tỉnh sẽ tạo nền tảng vững chắc cho Điện Biên phát triển
Sáng 17/3, tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị, trao Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho lãnh đạo tỉnh Điện Biên.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các chủ thể đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các chủ thể đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động
(PLVN) - Nhấn mạnh nhà ở xã hội là nhà ở bình thường như các loại nhà ở khác, phải bảo đảm chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường, Thủ tướng yêu cầu tất cả các chủ thể có liên quan, mỗi người, mỗi tổ chức chung tay, góp sức tạo phong trào, xu thế phát triển nhà ở xã hội, đặt mình vào địa vị của người khác và đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động, trong đó có việc nghiên cứu, triển khai gói tín dụng cho người mua với thời gian 10-15 năm và lãi suất thấp hơn từ 3-5%.