Dự thảo hướng dẫn phòng, chống COVID-19 với người nhập cảnh: Nhiều quy định “dễ thở” hơn

Đoàn 600 du khách tham quan Đại nội Huế chiều qua (15/3).
Đoàn 600 du khách tham quan Đại nội Huế chiều qua (15/3).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Dự thảo hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 với người nhập cảnh mà Bộ Y tế vừa có công văn xin ý kiến khẩn gửi các thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 hôm qua (15/3), đã không còn quy định cách ly với khách nhập cảnh.

Bộ Y tế gửi văn bản khẩn sáng 15/3 và đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 gửi ý kiến đóng góp bằng văn bản qua thư điện tử trước 17h cùng ngày để tổng hợp ban hành sớm theo chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ.

Văn bản cho biết, dự thảo hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 với người nhập cảnh (trong đó bao gồm cả khách du lịch) được Bộ Y tế xây dựng theo tinh thần "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19".

Với người nhập cảnh theo đường hàng không: phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (trừ trẻ em dưới 2 tuổi) trước khi xuất cảnh (chứ không phải trước khi nhập cảnh vào Việt Nam như trước) trong vòng 72 giờ nếu sử dụng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP; hoặc trong vòng 24 giờ nếu sử dụng phương pháp xét nghiệm nhanh kháng nguyên với virus SARS-CoV-2.

Trong dự thảo không còn thấy quy định về việc khách phải cách ly sau khi nhập cảnh.

Đối với người nhập cảnh theo các đường khác (đường bộ, đường thủy, đường sắt), cũng phải đáp ứng yêu cầu như với khách đi đường hàng không như trên.

Nếu chưa có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 như quy định nêu trên, cần thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 trong vòng 24 giờ đầu (bằng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên với virus SARS-CoV-2) kể từ khi nhập cảnh.

Nếu kết quả xét nghiệm âm tính, khách được rời khỏi nơi lưu trú và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính thì phải báo cáo ngay cho cơ quan y tế địa phương để được hướng dẫn xử lý kịp thời.

Như vậy, khách nhập cảnh vào Việt Nam nếu có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 là có thể rời nơi cư trú tham gia các hoạt động du lịch và hoạt động khác mà không phải cách ly ở nơi cư trú nữa.

Cũng theo dự thảo này, trẻ dưới 2 tuổi không bắt buộc phải xét nghiệm SARS-CoV-2, chưa được tiêm vaccine phòng COVID-19 hoặc chưa từng nhiễm SARS-CoV-2 đều được nhập cảnh, tham gia các hoạt động ở ngoài nơi lưu trú cùng bố, mẹ, người thân.

Tại cửa khẩu, khách khai báo y tế, nếu có triệu chứng nhiễm SARS-CoV-2 thì báo ngay cho cơ quan y tế tại cửa khẩu để thực hiện các biện pháp y tế theo quy định.

Sau khi nhập cảnh khách cần tiếp tục theo dõi sức khỏe trong thời gian 10 ngày.

Với người chưa có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trước khi xuất cảnh: Trong suốt quá trình di chuyển từ cửa khẩu nhập cảnh về nơi lưu trú, hạn chế dừng, đỗ dọc đường; tránh tiếp xúc gần với người xung quanh, đặc biệt là người già (trên 65 tuổi), phụ nữ có thai, người có bệnh nền.

Hiện Bộ VH,TT&DL đang chờ đợi hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 với người nhập cảnh được Bộ Y tế ban hành chính thức; để có thể ban hành chính thức phương án mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện “bình thường mới”.

Trước đó, góp ý cho phương án mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới của Bộ VH,TT&DL, của Bộ Y tế khiến cộng đồng DN du lịch và những người làm du lịch phản ứng, vì cho rằng có những yêu cầu khắt khe với khách du lịch quốc tế nhập cảnh vào Việt Nam: Yêu cầu cách ly 3 ngày với người đã tiêm đủ liều vaccine, 7 ngày với người chưa tiêm đủ liều, khuyến cáo người thuộc nhóm nguy cơ cao không nhập cảnh vào Việt Nam…

Ngày 14/3, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu Bộ Y tế phải sửa đổi các yêu cầu đối với khách du lịch nhập cảnh cho phù hợp với tình hình mới, gửi Bộ VH,TT&DL.

Đọc thêm

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) - Bộ Quốc phòng đang dự thảo Luật Tình trạng khẩn cấp nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về tình trạng khẩn cấp; tạo lập cơ sở pháp lý, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật nhằm tăng cường tính chủ động trong việc ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp, góp phần bảo vệ Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ TNGT đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. (Ảnh: bocongan.gov.vn)
(PLVN) - Bộ Công an đã ban hành Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ của Cảnh sát giao thông (CSGT); trong đó, một trong những nội dung đáng chú ý là quy định dựng lại hiện trường vụ TNGT đường bộ và giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính.

Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Theo quy định mới tại Thông tư số 73/2024/TT-BCA của Bộ Công an về quy định công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông, kể từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát.

Nhiều chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 12/2024

Quy định mới về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) -  Quy định mới về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai; tài khoản mạng xã hội phải xác thực mới được đăng thông tin; áp dụng nhiều quy định về khuyến mại; hướng dẫn định giá dịch vụ giáo dục, đào tạo... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2024.

Miễn thu phí đi phà loạt đối tượng từ 1/1/2025

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Theo thông tư số 33/2024/TT-BGTVT do Bộ Giao thông vận tải mới ban hành, kể từ 1/1/2025, có 12 đối tượng sẽ được miễn phí tiền sử dụng phà được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, do trung ương quản lý.

Quy định mới về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng: Một số doanh nghiệp cho rằng cần thêm khoảng thời gian phù hợp để chuẩn bị

DN ủng hộ việc tăng cường quản lý để phát triển bền vững thị trường VLXD, nhưng đề xuất có lộ trình phù hợp. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Ủng hộ việc tăng cường quản lý nhà nước để phát triển bền vững, ổn định thị trường vật liệu xây dựng (VLXD), song một số doanh nghiệp (DN) cho rằng quy định của Bộ Xây dựng về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa VLXD vừa ban hành sẽ có hiệu lực từ 16/12/2024 là hơi gấp gáp, DN nêu ý kiến cần thêm thời gian để chuẩn bị; do thực hiện chứng nhận hợp quy đối với hàng nhập khẩu phải qua nhiều bước, mất nhiều thời gian.

Tiêu chuẩn khám sức khoẻ lái xe từ năm 2025

Ảnh minh hoạ
(PLVN) - Bộ Y tế mới ban hành Thông tư số 36 ngày 16/11/2024 quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe ô tô; cơ sở dữ liệu của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng.