Dư luận quốc tế đánh giá tích cực về chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Việt Nam

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến thăm và nói chuyện với cán bộ, nhân viên Phái đoàn Đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến thăm và nói chuyện với cán bộ, nhân viên Phái đoàn Đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Việc Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đang có chuyến thăm chính thức Hợp chúng quốc Hoa Kỳ đã đánh dấu bước tiến mới trong mối quan hệ giữa hai quốc gia. 

Nhiều trang mạng và tổ chức uy tín đã đăng tải những bài viết nhận định và phân tích về tầm quan trọng của chuyến đi lần này của Thủ tướng Việt Nam. 

Trong bài viết đăng tải ngày 29/5, trang mạng Bloomberg.com cho rằng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới thăm Nhà Trắng thể hiện mong muốn cùng xây dựng và thúc đẩy các mối quan hệ vốn “đơm hoa kết trái” dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama. 

Tác giả cho rằng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự kiến sẽ nhấn mạnh việc Việt Nam là quốc gia nhập khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ, như máy bay và động cơ tuabin, góp phần đảm bảo ổn định việc làm tại thị trường Hoa Kỳ. Do đó, Việt Nam là đối tác phù hợp để Hoa Kỳ thiết lập các mối quan hệ an ninh và thương mại gần gũi hơn.

Những năm gần đây, Hoa Kỳ và Việt Nam đã tìm được lập trường chung trong nhiều vấn đề liên quan tới an ninh khu vực. Chính phủ Việt Nam cũng mong muốn tăng cường hội nhập với thị trường thế giới, trong đó có việc thúc đẩy quan hệ đối tác thương mại với Hoa Kỳ. 

Việc Tổng thống Donald Trump quyết định tới Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ngay trong năm đầu tiên lên cầm quyền cho thấy chính quyền Hoa Kỳ nhận thấy vai trò chiến lược của Việt Nam ở châu Á và rất quan tâm tới việc thúc đẩy quan hệ với Việt Nam. 

Trong khi đó, trang mạng Asia Sentinel cùng ngày cũng đăng bài bình luận về chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc do tác giả David Brow, cựu quan chức Ngoại giao Hoa Kỳ thực hiện. Tác giả bài viết nhận định Washington và Hà Nội đã thi hành và ngày càng hiện thực hóa chính sách thân thiện chiến lược từ thời cựu Tổng thống Obama. Chuyến thăm Việt Nam của ông Obama hồi tháng 5/2016 là một minh chứng cụ thể cho chính sách này. 

Đến thời Tổng thống Donald Trump, dù tuyên bố rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) song Hoa Kỳ vẫn sẽ cùng Việt Nam cân nhắc tìm kiếm một hiệp định thương mại song phương mang tính kế thừa nhiều cải cách thương mại mang dáng dấp TPP. Việc khởi động đàm phán thương mại song phương sẽ là ưu tiên hàng đầu trong chương trình làm việc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi ông thăm Washington trong tuần này. 

Cũng đưa ra những phân tích sát sao về chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam tới Hoa Kỳ, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington D.C đã giới thiệu bài viết của tiến sỹ Jonathan D. London, một nhà nghiên cứu hàng đầu về Việt Nam và kinh tế-chính trị toàn cầu tại Đại học Leiden (Hà Lan). Tác giả đánh giá chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ. 

Chuyến thăm kéo dài hai ngày (30/5-31/5) diễn ra sau hai thập kỷ kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ và chứng kiến những thay đổi lớn trong quan hệ song phương. Điều này được thể hiện đặc biệt rõ ràng trong những năm gần đây khi Việt Nam và Hoa Kỳ đã coi nhau là những đối tác chiến lược không thể thiếu, nhất là trong các lĩnh vực thương mại và an ninh.

Do đó, chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có tầm quan trọng đặc biệt, không chỉ báo hiệu xu thế phát triển của quan hệ song phương Việt Nam-Hoa Kỳ và các triển vọng phát triển của Việt Nam trong tương lai, mà chuyến đi còn có thể cho thấy chiến lược của Nhà Trắng đối với khu vực Đông Á. 

Kết thúc bài viết, tác giả nhận định Việt Nam và Hoa Kỳ có thể sẽ đạt được một thỏa thuận hợp tác lớn trên cơ sở một mối quan hệ vững mạnh bởi cả hai đều có mối quan tâm chung trong các lĩnh vực thương mại và quốc phòng đồng thời hy vọng hai bên sẽ có được một mối quan hệ vững mạnh mang lại lợi ích cho người dân cả hai nước.

Đọc thêm

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp
(PLVN) - Người dân Tây Ban Nha đã phản ứng giận dữ với sự xuất hiện của Vua Felipe và Hoàng hậu Letizia tại vùng Valencia, nơi lũ lụt khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng hơn 200 người. Tuy nhiên, vua Felipe bình tĩnh, hạ ô để nghe một người dân trao đổi và ôm chặt hai phụ nữ đang khóc nức nở....

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.