Du lịch - nền kinh tế xanh của tỉnh

Ông Tống Quang Thìn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Ninh Bình.
Ông Tống Quang Thìn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Ninh Bình.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Thương hiệu du lịch Ninh Bình đã được xác định đặc trưng là gắn với hình ảnh, giá trị Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, Quần thể danh thắng Tràng An, Di tích quốc gia đặc biệt lịch sử - văn hóa cố đô Hoa Lư. Phóng viên Báo PLVN đã có cuộc phỏng vấn với Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Ninh Bình Tống Quang Thìn về vị trí quan trọng của du lịch trong sự phát triển kinh tế - xã hội và về kế hoạch cho mục tiêu phát triển xanh, bền vững.

Thưa ông, trong thời gian qua xin ông cho biết đôi nét về những dấu ấn nổi bật đã khẳng định cho một thương hiệu du lịch tỉnh nhà?

- Ninh Bình là vùng đất địa linh, nhân kiệt có truyền thống, lịch sử văn hóa lâu đời; không chỉ được tạo hóa ưu ái, ban tặng nhiều cảnh quan thiên nhiên phong phú, độc đáo và hấp dẫn, nhiều di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc với các lễ hội dân gian, nghề thủ công và nghệ thuật truyền thống độc đáo, ẩm thực phong phú, Ninh Bình còn sở hữu nhiều di sản văn hóa vật thể, với 1.821 di tích, trong đó có 314 di tích cấp tỉnh, 81 di tích cấp quốc gia (trong đó có 3 di tích cấp quốc gia đặc biệt) và 01 di sản hỗn hợp văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An. Bên cạnh đó là hơn 400 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có các di sản đã được ghi danh cấp quốc gia, quốc tế. Đây chính là nguồn lực, lợi thế to lớn để tỉnh Ninh Bình phát triển du lịch và xác định du lịch một trong những trụ cột chính, mang tính hạt nhân để dẫn dắt thu hút đầu tư cũng như thúc đẩy các ngành, các lĩnh vực cùng phát triển.

Trong những năm qua, được sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, du lịch tỉnh Ninh Bình có những bước phát triển mạnh mẽ: Quần thể danh thắng Tràng An được tổ chức UNESCO ghi danh là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, đã tạo động lực quan trọng và điều kiện thuận lợi cho du lịch Ninh Bình phát triển và hội nhập quốc tế; công tác quản lý nhà nước về du lịch từng bước được kiện toàn và hoạt động hiệu quả; công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An có nhiều tiến bộ; hạ tầng du lịch được đầu tư, nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho khách đến tham quan du lịch; cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch phát triển cả về số lượng và chất lượng; một số khu, điểm du lịch, khách sạn cao cấp được đầu tư hoàn thiện đưa vào phục vụ khách du lịch có hiệu quả; các chỉ tiêu về lượt khách, doanh thu du lịch, số lao động trong ngành du lịch... ngày càng tăng; các doanh nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương luôn tích cực, chủ động đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, xây dựng môi trường du lịch văn minh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch trong nước và quốc tế.

Thưa ông, xin ông cho biết những kết quả về du lịch hiện nay đã đóng góp như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình?

- Du lịch phát triển có những đóng góp không nhỏ trong cơ cấu GRDP toàn tỉnh, bước đầu tạo được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng tăng tỷ trọng khối dịch vụ; đồng thời thúc đẩy nhiều ngành, nhiều lĩnh vực phát triển. Đặc biệt, khi Quần thể danh thắng Tràng An được công nhận là di sản hỗn hợp văn hóa và thiên nhiên thế giới năm 2014 đã tạo điểm nhấn quan trọng đưa Ninh Bình trở thành “điểm sáng” trên bản đồ du lịch Việt Nam (nằm trong nhóm 15 điểm đến hàng đầu, 10 tỉnh có lượng khách đến cao nhất cả nước), được nhiều chuyên trang du lịch có uy tín trong nước và quốc tế (tripadvisor, telegraph, business insider...) đánh giá và bình chọn là điểm đến du lịch hấp dẫn nhất, được yêu thích nhất, hiếu khách nhất, tuyệt vời nhất thế giới.

Ước tính 6 tháng năm 2023, toàn tỉnh ước đón 4,5 triệu lượt khách, gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó khách nội địa đón 4,3 triệu lượt khách, khách quốc tế đón 220 nghìn lượt khách. Doanh thu ước đạt 3.750 tỷ đồng. Kế hoạch năm 2023, toàn tỉnh ước đón được 5,35 triệu lượt khách. Trong đó khách nội địa đón 5 triệu lượt khách, khách quốc tế đón 350 nghìn lượt. Doanh thu ước đạt 5.150 tỷ đồng

Năm 2022, Ninh Bình đã triển khai tổ chức và phối hợp tổ chức nhiều chương trình, sự kiện văn hóa, du lịch lớn quy mô cấp tỉnh, cấp quốc gia và quốc tế, tiêu biểu như: Lễ kỷ niệm 200 năm danh xưng Ninh Bình, 30 năm tái lập tỉnh, Lễ hội Hoa Lư, Tuần Du lịch Ninh Bình “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”, Lễ kỷ niệm 50 năm Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, Festival Ninh Bình 2022 - Tràng An kết nối di sản - tạo hiệu ứng lan tỏa lớn, góp phần quảng bá hình ảnh đất và người Cố đô Hoa Lư tới bạn bè trong nước và quốc tế.

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tiếp tục xác định phát triển Ninh Bình trở thành trung tâm du lịch của vùng và cả nước, hướng tới đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Đến năm 2030, Ninh Bình sẽ thu hút 12 triệu lượt khách, trong đó có 2 triệu khách quốc tế, tổng thu du lịch đạt 18.660 tỷ đồng, đóng góp khoảng 8% GRDP, tạo việc làm cho 43.700 lao động.

Quần thể Tràng An. (Nguồn ảnh: Sở Du lịch Ninh Bình)

Quần thể Tràng An. (Nguồn ảnh: Sở Du lịch Ninh Bình)

Trong giai đoạn 2023 - 2030, UBND tỉnh đã, đang và sẽ thực hiện những chiến lược gì để thúc đẩy du lịch phát triển theo hướng xanh và bền vững thưa ông?

- Ngày 29/10/2021, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU về phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến năm 2045. Đặc biệt, Nghị quyết đã chuyển hướng chiến lược phát triển, từ “chiều rộng” sang “chiều sâu”. Theo đó, Ninh Bình tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch có “hàm lượng văn hóa cao”, nâng cao chất lượng dịch vụ, coi chất lượng các sản phẩm du lịch, dịch vụ là lợi thế cạnh tranh, chú trọng xây dựng, phát triển thương hiệu điểm đến du lịch bằng sản phẩm độc đáo, môi trường du lịch an toàn, thân thiện và hấp dẫn.

Năm 2021, ngành Du lịch đã phối hợp với các đơn vị trong và ngoài nước thực hiện đề tài nghiên cứu xây dựng và phát triển thương hiệu điểm đến du lịch Ninh Bình; tham mưu xây dựng kế hoạch tuyên truyền, xúc tiến quảng bá du lịch giai đoạn 2021 - 2025.

Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập, toàn cầu hoá và thách thức của biến đổi khí hậu cùng các vấn đề xã hội khác, tỉnh Ninh Bình luôn xác định quan điểm phát triển du lịch theo hướng xanh, bền vững dựa trên nền tảng các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, nhất là về hệ thống di sản văn hóa và thiên nhiên, tập trung vào các định hướng:

Xác định con người là trung tâm, là mục tiêu của phát triển bền vững, tăng cường sinh kế bền vững cho người dân tham gia các hoạt động dịch vụ du lịch, nhất là người dân trong vùng di sản, cộng đồng.

Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện mô hình hợp tác công - tư trong quản lý, phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch, tạo động lực cho phát triển bền vững.

Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên không thể tái tạo, hạn chế tác hại của thiên tai, chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học được coi là các nhiệm vụ cấp thiết trong phát triển du lịch theo hướng xanh và bền vững.

Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; trình độ ngoại ngữ, đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ quản lý nhà nước về du lịch.

Giải quyết hài hòa mâu thuẫn giữa bảo tồn di sản văn hóa và thiên nhiên với phát huy giá trị phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.

Tại Lễ kỷ niệm 50 năm Công ước về Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới tại Việt Nam được tổ chức tại Ninh Bình vào ngày 06/9/2022, Tổng Giám đốc UNESCO, bà Audrey Azoulay đã khẳng định Khu Di sản văn hóa thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An đã kết hợp thành công giữa phát triển kinh tế và du lịch bền vững mà vẫn có thể tôn trọng thiên nhiên. Nơi đây đã trở thành hình mẫu, câu chuyện thành công trong việc duy trì mối quan hệ cân bằng giữa phát triển và bảo tồn di sản. Trong thời gian tới, tỉnh Ninh Bình quyết tâm thực hiện các giải pháp đồng bộ, khoa học và có hiệu quả nhằm tiếp tục duy trì những kết quả đã đạt được, hoàn thiện các mô hình, cơ chế, chính sách nhằm thực hiện công tác phát triển du lịch Ninh Bình theo hướng xanh và bền vững, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững theo định hướng xuyên suốt của tỉnh.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Để định vị và phát triển thương hiệu điểm đến, Ninh Bình đã xác định đặc trưng của du lịch tỉnh nhà là gắn với hình ảnh, giá trị “di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An, di tích quốc gia đặc biệt lịch sử - văn hóa Cố đô Hoa Lư hướng tới chất lượng, chuyên nghiệp, hiệu quả và bền vững”. Đây là trụ cột, là động lực để phát huy các giá trị, tài nguyên khác của tỉnh.

Đọc thêm

Đà Lạt phát triển du lịch xanh và công nghiệp văn hóa

Các đại biểu tham gia thảo luận: Chung tay phát triển du lịch xanh Đà Lạt từ tài nguyên thiên nhiên và văn hóa địa phương.
(PLVN) - Ngày 18/12, UBND TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) phối hợp với báo Tuổi trẻ tổ chức hội thảo “Đà Lạt phát triển du lịch xanh và công nghiệp văn hóa từ tài nguyên thiên nhiên đa dạng sinh học và văn hóa địa phương”.

Tàu siêu tốc xuyên Đại Tây Dương từ New York đến London chỉ trong gần 1 giờ

Tàu siêu tốc xuyên Đại Tây Dương từ New York đến London chỉ trong 1 giờ (Ảnh: NDTV)
(PLVN) - Ý tưởng táo bạo về một đường hầm xuyên Đại Tây Dương kết nối New York và London đang trở lại, hứa hẹn rút ngắn thời gian di chuyển giữa hai thành phố xuống còn chưa đầy một giờ. Dự án không chỉ mở ra kỷ nguyên mới cho giao thông liên lục địa mà còn mang đến giải pháp thân thiện với môi trường so với hàng không truyền thống.

Hấp dẫn Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt

Hấp dẫn Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt
(PLVN) - Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt năm 2024 diễn ra ngày 13/12 tại Quảng trường Lâm Viên (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) với nhiều chương trình hấp dẫn như trải nghiệm làm kim chi, mặc hanbok, làm diều thủ công Hàn Quốc, đêm ca nhạc do nhóm B-boy Hàn Quốc SDG Crew, nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Queen biểu diễn…

Sôi động mùa du lịch cuối năm

Tuần lễ Du lịch TP HCM lần thứ 4 năm 2024 diễn ra sôi nổi với đa dạng hoạt động vui chơi, giải trí, ẩm thực, tạo sức hút người dân và du khách. (Ảnh: DNTT)
(PLVN) - Chỉ còn vài tuần nữa sẽ kết thúc năm 2024, đây là thời điểm mùa du lịch, lễ hội chuẩn bị bắt đầu. Ngành du lịch các tỉnh, địa phương đang chuẩn bị hàng loạt các sự kiện, hoạt động hấp dẫn thu hút du khách trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán sắp tới.

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hồ An Phong cho rằng, du lịch nông thôn không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn mà còn bảo tồn các giá trị cảnh quan, sinh thái, môi trường, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp góp phần thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng giữa người dân nông thôn và đô thị.

Cần có tour du lịch thân thiện dành cho người khuyết tật

 Những người khuyết tật mong có nhiều điểm du lịch tiếp cận thân thiện để họ dễ dàng đi du lịch, trải nghiệm. (Ảnh: Hải Vân)
(PLVN) - Việt Nam đang tích cực phấn đấu trở thành một trong những điểm đến du lịch thân thiện hàng đầu thế giới. Để thực hiện được mục tiêu này, ngành du lịch Việt khó thể bỏ sót một số lượng lớn du khách tiềm năng là người khuyết tật (NKT) và cả người cao tuổi cần hỗ trợ.