Dự án Viện đào tạo Hàng không Bamboo Airways được phê duyệt chủ trương đầu tư

Dự án Viện đào tạo Hàng không Bamboo Airways được phê duyệt chủ trương đầu tư
(PLVN) - Dự kiến sau khi đi vào hoạt động từ Quý I/2022, Viện sẽ đào tạo gần 3.500 sinh viên/năm, tập trung đào tạo chuyên môn nghiệp vụ ngành như: Phi công, Tiếp viên hàng không, Kỹ thuật, Khai thác Mặt đất và các chức năng đào tạo cơ bản…

UBND Tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 2072/QĐ-UBND ngày 19/6/2019, chính thức phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Viện đào tạo Hàng không Bamboo Airways của hãng hàng không Bamboo Airways, đặt tại khu quy hoạch Trung tâm nghiên cứu đào tạo nguồn nhân lực thuộc Khu lõi Khu đô thị Du lịch sinh thái Nhơn Hội.

Viện đào tạo Hàng không Bamboo Airways có quy mô 10 hecta, tổng mức đầu tư gần 700 tỷ đồng cho giai đoạn thành lập và phát triển trường. Dự kiến sau khi đi vào hoạt động từ Quý I/2022, Viện sẽ đào tạo gần 3.500 sinh viên/năm, tập trung đào tạo chuyên môn nghiệp vụ ngành như: Phi công, Tiếp viên hàng không, Kỹ thuật, Khai thác Mặt đất và các chức năng đào tạo cơ bản…

Bên cạnh đó, Viện đào tạo Hàng không Bamboo Airways sẽ liên kết với Trường Đại học Quốc tế Du lịch – Công nghệ - Hàng không Hạ Long – là mô hình Trường Đại học quốc tế do Tập đoàn FLC đang nghiên cứu và trình Thủ tướng phê duyệt để thực hiện đào tạo các chuyên ngành như Quản trị vận tải, Vận hành hàng không quốc tế, Quản trị cảng hàng không và hoạt động bay, Quản trị marketing và quảng cáo hàng không…

Phó Chủ tịch UBND Tỉnh Bình Định Nguyễn Phi Long kêu gọi Hãng hàng không Bamboo Airways triển khai thực hiện dự án theo đúng tiến độ và mục tiêu, đồng thời bổ sung Dự án vào Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bình Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Chiến lược quan trọng

Như vậy, nửa đầu năm 2019 đánh dấu bước tiến mới của Tập đoàn FLC vào địa hạt Giáo dục – đào tạo. Đầu tháng 6/2019, Đề án thành lập Đại học FLC cũng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Phát triển theo mô hình Đại học tư thục không lợi nhuận, trường Đại học FLC được xây dựng với quy mô dự kiến khoảng 50 ha tại phường Hà Lầm và phường Hà Trung, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, tổng vốn đầu tư ước tính gần 4.000 tỷ đồng.

Với ba chuyên ngành mũi nhọn là công nghệ cao, du lịch và hàng không, Trường dự kiến tuyển sinh mùa đầu tiên vào cuối năm 2020 với quy mô tuyển sinh ban đầu là 600 sinh viên, tăng lên 6.100 sinh viên vào năm 2024 và 10.000 sinh viên vào năm 2035.

Đây được xem là những thông tin đáng mừng trong bối cảnh bài toán về thiếu hụt nhân sự trong lĩnh vực hàng không đang là chủ đề nóng tại nhiều hội nghị, diễn đàn chuyên ngành.

Theo tính toán của Cục Hàng không Việt Nam, dự kiến giai đoạn 2020-2030, Việt Nam sẽ có 250 máy bay và cần khoảng 200 phi công/năm để đáp ứng nhu cầu phát triển. Trong khi trên thực tế, các trung tâm đào tạo huấn luyện phi công tại Việt Nam hiện mới đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu, hầu hết nhân lực phải đào tạo tại nước ngoài, chi phí đào tạo cao, thâm hụt nguồn lực xã hội và đặc biệt không chủ động được nguồn nhân lực.

“Vì vậy việc thành lập trung tâm huấn luyện phi công cơ bản tại Việt Nam là rất cần thiết và là chiến lược quan trọng của ngành hàng không dân dụng trong giai đoạn hiện nay”, lãnh đạo Cục Hàng không cho biết.

Chủ động nguồn nhân lực

Theo các khảo sát, thu nhập của nghề phi công vẫn nằm trong nhóm thu nhập “đáng mơ ước nhất” trên thị trường lao động, trong đó các hãng hàng không tư nhân mới như Bamboo Airways hay Vietjet Air sẵn sàng đãi ngộ phi công với mức lương bình quân lên tới 200 triệu/tháng.

Tuy nhiên, để trở thành một phi công trình độ cơ bản, các học viên phải vượt qua nhiều vòng tuyển chọn khắt khe về thể hình, thể lực, bản lĩnh và trình độ văn hóa, sau đó hoàn thành các khóa đạo tạo có chi phí ước tính nhiều tỷ đồng. Tiếp tới các học viên sẽ phải tham dự các khóa học tại các trường huấn luyện uy tín trên thế giới để có được bằng lái quốc tế.

“Nếu được đào tạo hoàn toàn tại Việt Nam, học viên sẽ tiết kiệm được khoảng 10-15% chi phí”, bà Hồ Thị Thu Trang – Giám đốc Nhân sự Bamboo Airways kiêm Phó Giám đốc Trung tâm đào tạo Bamboo Airways nói.

Theo bà, Viện đào tạo Hàng không Bamboo Airways sẽ hợp tác và liên kết với Học viện Hàng không New Zealand (New Zealand Aviation Academy) – một trong những học viện uy tín của quốc gia có nền giáo dục hàng đầu châu Úc với ngành vận tải du lịch hàng không cực kỳ phát triển - để đào tạo phi công theo tiêu chuẩn quốc tế.

Bà Hồ Thị Thu Trang cho biết hiện nguồn phi công chính của Bamboo Airways đến từ nước ngoài, được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, cộng với kinh nghiệm bay thực tế dày dặn. Tuy nhiên, kinh phí để tuyển dụng những nhân sự này tốn kém hơn so với phi công trong nước. Do đó, đầu tư chiến lược này của Bamboo Airways sẽ giúp cân đối chi phí hoạt động cho hãng hàng không đang trong giai đoạn đầu phát triển.  

Quan trọng hơn, bà Trang khẳng định việc đào tạo tại chỗ lao động chuyên ngành là phương án tổng thể mà Bamboo Airways xác định để đảm bảo chủ động nguồn nhân lực.

“Sau khi đưa vào hoạt động, Viện đào tạo sẽ góp phần tăng tỷ lệ nội địa hóa nhân sự ngành, giảm lệ thuộc vào đối tác nước ngoài, nâng cao năng lực cạnh tranh ngành cũng như đảm bảo cho sự tăng trưởng bền vững của ngành hàng không Việt Nam”, bà nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Côn Minh, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Côn Minh, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Theo đặc phái viên TTXVN, đúng 9h05 phút ngày 5/11 (giờ địa phương), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Sân bay quốc tế Trường Thủy, thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường và tham dự Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya – Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5-8/11.

Đọc thêm

Sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam: Tạo điều kiện để sĩ quan phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày tờ trình dự án Luật. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Việc sửa đổi Luật Sĩ quan (LSQ) Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, đặc biệt là tăng tuổi công tác, góp phần hoàn thiện chế độ chính sách với SQ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện để SQ phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống.

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.